9. Cấu trúc luận văn
2.3. Các yếu tố tác động tới các biện pháp quản lý
2.3.1. Nhận thức của Cán bộ quản lý:
Hiện nay không phải nhà quản lý giáo dục nào cũng ý thức được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên cốt cán. Chưa nhìn thấy được vấn đề: Phải có nhiều giáo viên cốt cán mới có nhiều giáo viên dạy giỏi và học sinh học giỏi. Trong một nhà trường yếu tố chất lượng đội ngũ đặc biệt là đội ngũ giáo viên cốt cán quyết định rất nhiều đến chất lượng giáo dục của nhà trường đó.
2.3.2. Năng lực quản lý của Cán bộ quản lý:
Nhiều cán bộ quản lý trường học năng lực quản lý còn hạn chế: Xây dựng kế hoạch sơ sài, hàng tháng hàng kỳ khơng có rà sốt rút kinh nghiệm, có nhiều cán bộ quản lý chưa quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán.
2.3.3. Phương pháp làm việc của Cán bộ quản lý:
Thực tế cho thấy nhiều cán bộ quản lý bố trí sắp xếp cơng việc chưa khoa học, khơng chủ đông trong công việc.
Là một nhà quản lý phải xác định được trường mình đang thiếu gì, yếu về phần nào, cần gì, vấn đề nào thực hiện trước, vấn đề nào thực hiện sau, thời điểm thực hiện như thế nào, vấn đề nào là quan trọng, vấn đề nào quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch và điều hành cơng việc một cách hợp lý. Bố trí đúng người đúng việc, sắp xếp công việc khoa học để phát huy được tối đa khả năng, năng lực của từng cá nhân giáo viên, đặc biệt phát huy được tiềm năng của đội ngũ giáo viên cốt cán.
2.3.4. Kinh phí, cơ sở vật chất
Để tổ chức được các lớp bồi dưỡng thì điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất giữ một vai trò quan trọng. Từ phòng học, điện nước sinh hoạt, tài liệu tập huấn, kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên, học viên. Các chế độ khen thưởng cho giáo viên đạt các danh hiệu thi đua hàng năm như: giáo viên dạy
giỏi các cấp, lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua... để động viên khích lệ giáo viên cốt cán vươn lên và đạt kết quả cao trong rèn luyện, phấn đấu.
2.3.5. Thời gian để tổ chức bồi dưỡng
Thời gian để tổ chức các lớp bồi dưỡng đa số là vào trong các dịp hè, các ngày thứ bảy, chủ nhật vì vậy khó khăn cho việc tổ chức các lớp bồi dưỡng.
2.3.6. Trình độ của giáo viên
Giáo viên ở nhiều trình độ khác nhau: Trung cấp sư phạm, cao đẳng tiểu học, đại học. Tuy nhiên, trình độ đại học chính quy cịn ít do vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Đồng thời số lượng giáo viên của huyện luôn thừa so với quy định vì thế lâu nay huyện Ba Vì khơng được tuyển giáo viên được đào tạo chính quy có trình độ cao từ các trường đại học. Số giáo viên nhiều tuổi cao chiếm đa số, phần nào hạn chế trong việc tiếp cận những kiến thức mới, phương pháp dạy học mới và công nghệ thông tin.
2.3.7. Công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng
Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bồi dưỡng, trong q trình tổ chức nếu khơng kiểm tra, đánh giá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng bồi dưỡng theo kiểu hình thức khơng có hiệu quả, chỉ tổ chức cho có chứ khơng quan tâm đến chất lượng của bồi dưỡng. Vì vậy sau mỗi lớp bồi dưỡng các nhà quản lý phải tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả lớp bồi dưỡng, xem giáo viên được bồi dưỡng thu được kết quả sao cho để có phương hướng bồi dưỡng cho các lớp lần sau.
Tóm lại: Qua nghiên cứu, điều tra thực trạng bồi dưỡng giáo viên cốt
cán và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán của các trường trung học huyện Ba Vì cho thấy:
Việc bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán chưa được các nhà trường quan tâm, chú trọng đúng mức. Cán bộ quản lý các
lý chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên cốt cán.
Nội dung và hình thức, phương pháp tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán còn chưa phù hợp, chưa đủ để cung cấp những vấn đề rất cần thiết đang thiếu và con yếu của giáo viên trung học của huyện Ba Vì hiện nay.
Có nhiều yếu tố khách quan cũng tác động không nhỏ đến công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên cốt cán như: thời gian để tổ chức bồi dưỡng, kinh phí, cơ sở vật chất, giảng viên, trình độ của giáo viên...
Từ những kết quả trên tơi nhận thấy việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán cho các trường trung học của huyện Ba Vì là rất cần thiết và có ý nghĩa để ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học của huyện Ba Vì trong những thời gian tới, giúp các nhà trường phát triển đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về phẩm chất, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ sự nghiệp giáo dục của địa phương cũng như của thủ đô trong giai đoạn hội nhập với thế giới
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở phân tích các phiếu trả lời của các đối tượng là Hiệu trưởng trường THPT, giáo viên THPT và cán bộ quản lý, chuyên viên Sở giáo dục và đào tạo đã thu được một bức tranh tổng thể về đội ngũ giáo viên và GVCC các trường Trung học phổ thông của huyện Ba Vì với những ưu điểm và hạn chế đó là: Mục tiêu bồi dưỡng GVCC chưa rõ ràng, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chưa hợp lý, chưa sát với tình hình thực tế, chưa tạo điều kiện cho GVCC tham gia bồi dưỡng. Việc đánh giá xếp loại, biểu dương khen thưởng chưa kịp thời, cũng như chưa xây dựng được quy định đối với GVCC về cơ cấu, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT trong thời gian tới đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng đủ sức gánh vác nhiệm vụ phát triển giáo dục THPT trong tình hình mới. Những biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT và việc khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp này sẽ được đề cập ở Chương 3./.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỐT CÁN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI