Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử
3.2.1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với kinh tế tư
nhân, không ngừng đổi mới về tư duy trong suốt quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân
ua 15 năm phát triển kinh tế, kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp tích cực với sự phát triển của địa phương nhưng những mặt tiêu cực, hạn chế vẫn còn tồn tại. ể hạn chế tiêu cực một cách tối đa nhất thì cần phải tăng cường hơn nữa những biện pháp, chủ trương, đường lối sao cho phù
hợp với thực tiễn, tránh tình trạng giáo điều, chung chung, phải có tính khả thi thực tế và áp dụng được vào địa phương. Sự lãnh đạo của ảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến phát triển của thành phần kinh tế này.
ể kinh tế tư nhân phát triển đúng quỹ đạo, phát huy vai trị, hiệu quả tốt nhất thì cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của ảng bộ về mọi mặt, mọi ngành nghề, lĩnh vực. ầu tiên và quan trọng nhất là cần thay đổi nhận thức về kinh tế tư nhân, xóa bỏ sự phân biệt, đối xử kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác. Một giai đoạn dài trong lịch sử, chúng ta đã coi kinh tế tư nhân là bóc lột, cần phải tiến hành cải tạo và xóa bỏ. Từ năm 1986, đất nước tiến hành đổi mới, ảng đã có sự thay đổi trong nhận thức cũng như đưa ra những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế tư nhân một cách toàn diện. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa các thành phần vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của một bộ phận lãnh đạo Nhà nước. Minh chứng điều này, chủ trương đưa ra là bình đẳng giữa các thành phần nhưng thực tế kinh tế nhà nước vẫn luôn được ưu tiên về vốn, đất đai, tài nguyên… iều này đã làm cho các doanh nhân, DN dần mất niềm tin về một sân chơi bình đẳng, thơng thống cùng nhau phát triển như trong chủ trương của ảng bộ đưa ra.
Sự thay đổi trong nhận thức của ảng bộ cần được tiến hành mạnh mẽ và triệt để hơn. ảng bộ cần đưa ra nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Không ngừng tạo dựng niềm tin để các thành phần yên tâm cùng nhau phát triển, xây dựng một nền kinh tế năng động, thích ứng nhanh chóng với cơ chế thị trường hiện nay.
ảng bộ cần nhấn mạnh kinh tế tư nhân không chỉ là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế mà là động lực thúc đẩy sự phát triển trong nền kinh tế. ó như vậy, kinh tế tư nhân mới thực sự phát huy được
tính năng động, tiên phong trong việc tạo ra lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao. Tiến hành đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và giảm chi phí sản xuất để nâng cao chất lượng tăng trưởng, chủ động thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. ẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với khai thác tốt thị trường trong nước. Các DN tư nhân tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, mạnh dạn đổi mới trang thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tổ chức cuộc họp tiếp xúc với đại diện DN để đề đạt những khó khăn, vướng mắc trong q trình sản xuất, góp phần xây dựng quê hương. ây là việc làm hết sức cần thiết và thiết thực đối với các DN, đồng thời cũng nói lên mong muốn của ảng bộ tỉnh là xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, đẩy mạnh hoạt động SXKD, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Mặc dù đã có sự giám sát, đánh giá, kiểm định từ ảng bộ xuống cơ sở trong thời gian qua nhưng dường như vẫn còn hạn chế. ể tăng cường sự lãnh đạo thì vai trị của cơng tác giám sát, đánh giá thực tiễn là hết sức cần thiết để nắm được tình hình thực tế, biết được chủ trương nào phù hợp, chủ trương nào chưa và thiếu sót ở đâu để từ đó tìm ra các hướng giải quyết phù hợp. Tuy nhiên, công tác giám sát phải xuất phát từ nhu cầu kiện toàn hệ thống chính sách pháp luật tốt hơn chứ khơng phải nhũng nhiễu, phiền hà, cản trở hoạt động kinh doanh của DN.
Công tác giáo dục nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân cần được đẩy mạnh. Phát triển dạy nghề, đào tạo quản lý DN, giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, tâm huyết đối với sự phát triển của DN. ồng thời có những chính sách ưu đãi về vốn cho DN, chuyển giao cơng nghệ, máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại để mở rộng hoạt động SXKD. Tạo bước chuyển rõ rệt hơn về chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh về các sản phẩm trên thị trường.
ảng bộ tỉnh phải nhận thấy được sự cần thiết của việc phối hợp chặt chẽ, bổ sung lẫn nhau giữa các DN nhà nước và tư nhân trong việc hoạch định, xây dựng các kế hoạch kinh tế, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình DN khác nhau. Nhà nước có nhiệm vụ huy động mọi lực lượng tham gia phát triển kinh tế, chứ không phải ngăn cản khu vực này, đề cao khu vực kia. ối với DN nhà nước, cần sắp xếp lại, giải quyết dứt điểm với những DN làm ăn thua lỗ bằng biện pháp phá sản hay đấu thầu, cho th; đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả cũng như tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho mọi thành phần kinh tế. ua đó, xây dựng một mơi trường kinh doanh vận hành theo đúng quy luật của xã hội, hiệu quả, bình đẳng, các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển.
Như vậy, kinh tế tư nhân không hoạt động độc lập mà kết hợp với các thành phần kinh tế khác để không ngừng phát triển, hỗ trợ, bổ sung nhau, đặc biệt là kinh tế nhà nước. Khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển chính là chìa khóa tạo nên mọi sự thành cơng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. uy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển.