Về ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2005 (Trang 98 - 104)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét

3.1.1. Về ưu điểm

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, ảng bộ tỉnh Quảng Ninh có những ưu điểm sau:

Một là, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng và đề ra các chủ trương phù hợp với tình hình của địa phương

Có một thời gian dài trong lịch sử, ảng đã coi kinh tế tư nhân là đối tượng cần phải cải tạo, xóa bỏ ngay. Nền kinh tế chỉ tồn tại 2 thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Nhận thức này dần được thay đổi, đặc biệt Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ảng khóa VI thơng qua ngày 15/7/1988 về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh là một sự kiện quan trọng đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam. ến ại hội VI (1986), với chủ trương đổi mới đất nước trên mọi lĩnh vực, kinh tế tư nhân đóng vai trị hết sức quan trọng và được coi là một trong những động lực chủ yếu để phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Nghị quyết 14-NQ-TW (2002) khẳng định “kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân và “phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược lâu dài”. Việc đưa ra các chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, đánh dấu sự thay đổi trong tư duy và chính sách của ảng đối với thành phần kinh tế này. Trên thực tiễn đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ cũng như những đóng góp quan trọng của thành phần kinh tế này với đất nước. Những chủ trương của ảng là kim chỉ nam cho mọi hành động, vì vậy ảng bộ đã nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối của ảng trong phát triển thành phần kinh tế tư nhân tại địa phương.

Qua các kỳ ại hội ảng bộ IX, X, XI đã ngày càng hoàn thiện chủ trương của ảng bộ về kinh tế tư nhân. Thực tế đã chứng minh, những chủ trương mà ảng bộ đề ra là hồn tồn đúng đắn, phù hợp với tình hình của địa phương. ó là, từ q trình coi kinh tế tư nhân là đối tượng cần xóa bỏ đến thừa nhận sự tồn tại, coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển thành phần này. ảng bộ đưa ra các quy định chi tiết việc thực hiện, triển khai các bộ luật liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân, tạo động lực và môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy hoạt động SXKD. Khuyến khích phát triển thành phần kinh tế TX, tư nhân, cá thể, kinh tế gia đình và các hình thức tổ hợp, tập đồn sản xuất, xí nghiệp hoặc cơng ty cổ phần. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân được ảng bộ coi là động lực vừa là khả năng to lớn để phát triển nền kinh tế. Kinh tế tư nhân đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế địa phương cùng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Sự thay đổi trong nhận thức của ảng bộ, kinh tế tư nhân dần khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của mình trong nền kinh tế, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trường trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Hai là, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo thực tiễn ở địa phương

Nắm vững những quan điểm, chủ trương của ảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, trong quá trình chỉ đạo thực hiện, ảng bộ tỉnh đã vận dụng sáng tạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của ảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã cải thiện và thúc đẩy môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho sự phát triển bình đẳng kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, ảng bộ đề ra chủ trương khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển như phát huy triệt để vai trị DNVVN, đẩy mạnh chủ trương cổ phần hóa DN nhà nước, ưu đãi TX,

tăng cường vai trò quản lý Nhà nước với các hộ kinh doanh, giải quyết vấn đề thất thu thuế, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơng tác ảng, ồn trong DN, tuyên dương DN có thành tích... ác DN ở Quảng Ninh có quyền lựa chọn mơ hình kinh doanh phù hợp. ó có thể là hộ cá thể với quy mô vốn và số lượng nhỏ hay là những DN với mức vốn lớn, sử dụng nhiều lao động để phát huy tiềm năng cũng như sức sáng tạo của DN. Do số lượng doanh nghiệp tăng nhanh và nhiều loại hình kinh doanh nên sản phẩm, dịch vụ hàng hóa đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, khơng cịn tình trạng khan hiếm hàng hóa như các thời kỳ trước.

Chủ trương đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, tiến hành mở cửa, thu hút đầu tư trong và ngoài nước đã tạo nên cạnh tranh trong kinh doanh. Sự tự do trong kinh doanh đã tạo ra cạnh tranh trong nền kinh tế, đây là động lực thúc đẩy kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn và chỉ có kinh doanh hiệu quả thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Từ đó, thị trường dần được mở rộng nhanh chóng để các thành phần kinh tế cùng nhau tiến hành kinh doanh, vừa hỗ trợ, bổ sung nhau, vừa cạnh tranh lành mạnh nhằm tạo chỗ đứng cho DN của mình trong xã hội.

Kinh tế tư nhân hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, điều này đã tác động mạnh mẽ đến các DN nhà nước, buộc kinh tế nhà nước phải cải tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh nhằm tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế tư nhân đã thúc đẩy cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế làm cho nền kinh tế trở nên năng động, đồng thời cũng tạo sức ép lớn buộc Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của các DN nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Chính kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng hình thành và xác lập vị trí, vai trị trong nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách DN nhà nước theo hướng mở cửa, hợp tác với bên ngồi.

Có thể nói loại hình DN với quy mô vừa và nhỏ là phù hợp với Quảng Ninh nhằm thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân khai thác tận dụng tiềm năng về tài nguyên, lao động sẵn có. Phát huy những DN này thực sự hiệu quả, một mặt ảng bộ đã ưu tiên tạo điều kiện hỗ trợ DN, mặt khác cũng xử lý nghiêm túc với những DN làm sai quy định, trái pháp luật. Các hoạt động khảo sát được tiến hành một cách toàn diện nên đã phân loại và đánh giá thực trạnh hoạt động và tình hình chấp hành pháp luật trong đó có luật lao động ở từng DN. Trên cơ sở này, ảng bộ xem xét những điểm chưa phù hợp trong chủ trương, chính sách đối với các DN cũng như trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành điều chỉnh kịp thời. ồng thời tăng cường tuyên truyền để năng cao hiểu biết pháp luật về lao động cho người lao động, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, củng cố và nâng cao vai trị của tổ chức cơng đồn ở các DN. Từ đó đã tạo nên sự phát triển lành mạnh cho kinh tế tư nhân theo đúng định hướng phát triển hiện nay.

Ba là, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế tư nhân đã đạt nhiều kết quả trên thực tiễn

- Kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng, đa dạng về

ngành nghề: Năm 1991 chỉ có 30 DN tư nhân, đến năm 2005 số lượng DN

tư nhân là 1800 DN (tăng gấp 60 lần). Kinh tế tư nhân phát triển, các ngành nghề sản xuất cũng được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. DN không chỉ tham gia trong ngành thương mại, dịch vụ mà vào nhiều lĩnh vực khác đa dạng hơn như công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Giá trị sản xuất của các ngành nghề công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dịch vụ mà các DN, doanh nhân tham

gia đều gia tăng nhanh chóng. Từ đó, thúc đẩy kinh tế tư nhân của tỉnh Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ, có nhiều bước đột phá lớn.

Từ năm 1991-2005 đã có sự phát triển về số lượng vốn của kinh tế tư

nhân, Từ 1991-1994, chỉ có 68 cơng ty TNHH, 18 cơng ty có doanh số trên

23 tỷ đồng, nộp thuế 390 triệu/1 năm. 7/17 DN tư nhân, doanh thu 1,5 tỷ đồng, nộp thuế 62 triệu đồng. 3/17 chi nhánh ngồi quốc doanh có doanh thu trên 800 triệu đồng, nộp thuế 91 triệu đồng. Năm 1993, các DN ngoài quốc doanh thuộc ngành CN quản lý đã nộp ngân sách 3,4 tỷ đồng. ến năm 2005 đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn trên 13.000 tỷ đồng.

- Kinh tế tư nhân tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết tốt vấn đề lao động ở địa phương: Với việc kinh tế tư nhân phát triển mạnh ngày càng

đáp ứng như cầu và nâng cao chất lượng sống của người lao động trong tỉnh Quảng Ninh. Trong khi lực lượng lao động ở các cơ sở nhà nước có xu hướng giảm dần ở các ngành nghề do chủ trương cổ phần hóa DN nhà nước, tinh giảm đội ngũ cán bộ. Kinh tế tư nhân đã thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn lao động dơi dư này và giải quyết tình trạng thiếu việc làm của một bộ phận lớn lao động tại địa phương.

ến tháng 3/2003, kinh tế tư nhân thu hút 130.000 lao động trong tỉnh Quảng Ninh. Trong cơ cấu kinh tế, mặc dù kinh tế tư nhân chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn nhưng năm 2005 đã tạo việc làm cho hơn 150.000 lao động, chiếm 50-65% tổng số lao động được bố trí việc làm ở địa phương. Các DN tư nhân đã thu hút bình quân từ 16-17 lao động trên một DN, công ty TNHH thu hút 22-25 lao động trên một công ty [103, tr. 2].

Kinh tế hộ gia đình và cá thể gắn với những ngành nghề truyền thống của địa phương, dòng họ ngày càng phát triển mạnh. Việc quy hoạch lại và phát triển các làng nghề truyền thống này tại nơng thơn đã góp phần đáng kể trong việc giảm lao động nhàn rỗi, gia tăng số lượng chủ thể tham gia thị trường và giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. Với lợi thế về

mặt thời gian, những làng nghề truyền thống đã trao truyền lại cho các thế hệ con cháu kiến thức, kinh nghiệm, tài sản trong kinh doanh để tạo ra những động lực phát triển không giới hạn. Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng như ốm sứ ông Triều đã chủ động mở rộng sản xuất, cải tiến cơng nghệ, nâng cao tay nghề, tìm kiếm nguồn thị trường mới nên đã nhanh chóng thích ứng với mơi trường, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Kinh tế tư nhân ngày càng khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của xã hội trong tất cả các ngành nghề, lấy việc dựa vào tiềm năng dồi dào của địa phương là cơ sở quan trọng để lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thích hợp. Với sự xuất hiện của hàng loạt DN, người lao động có việc làm mới, điều kiện sống được bảo đảm và chất lượng sống nâng cao. ơng tác xóa đói giảm nghèo thu được kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo từ 10,22% (năm 2000) xuống còn 4% (năm 2005).

Kinh tế tư nhân là lực lượng tham gia có hiệu quả và tích cực đối với vấn đề giải quyết việc làm tại Quảng Ninh, nâng cao chất lượng sống của người lao động. ời sống người dân nâng cao lại là động lực thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP của địa phương. Môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện và

phát triển, các DN được phát triển bình đẳng cùng các thành phần kinh tế khác nên đã tạo dựng niềm tin yên tâm SXKD, đẩy mạnh kinh doanh hơn nữa. Trong quá trình hoạt động của mình, đại đa số DN đều nộp thuế đúng hạn, giá trị nộp thuế đã tạo nguồn thu cho ngân sách, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2001, đã có 204 đơn vị vốn kinh doanh là 601,34 tỷ đồng, giá trị sản xuất là 577,9 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần năm 1999) nộp ngân sách Nhà nước 12,8 tỷ đồng (tăng 70% so với năm 1999), nhiều DN có số vốn lớn từ 40 đến 50 tỷ đồng. Năm 2004, nộp ngân

sách đã tăng lên 167 tỷ đồng [103, tr. 2]. óng góp kinh tế tư nhân ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Từ năm 1991 đến năm 2005, bằng những chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện đúng đắn của ảng bộ tỉnh, kinh tế tư nhân đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như quy mô, ngành nghề phong phú đa dạng nhằm huy động được ngày càng nhiều nguồn lực cho hoạt động SXKD; tạo thêm việc làm cho người lao động; thúc đẩy tăng trường kinh tế và đóng góp vào cơ cấu GDP; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với sự đóng góp to lớn này, kinh tế tư nhân đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu nền kinh tế ở địa phương.

Nguyên nhân của những thành công trên là do ảng bộ tỉnh Quảng

Ninh đã nắm vững những chủ trương, đường lối của ảng và vận dụng sáng tạo, mạnh dạn đổi mới trong suốt quá trình chỉ đạo thực hiện vào điều của địa phương nên đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng, đặc biệt từ ại hội XI của ảng bộ. Không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của ảng và pháp luật của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân ngày càng giữ vai trò to lớn và đã quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần tạo dựng một nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn, giải quyết tốt vấn đề việc làm, khơi dậy và khai thác những tiềm năng, đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2005 (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)