CHƯƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH
3.1. Ý nghĩa địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn
3.1.4. Địa danh mô tả
Địa danh mô tả là địa danh dựa trên dấu hiệu điển hình của đối tượng (về tự nhiên, con người...) để định danh. Có thể nói, đây là nhóm địa danh có tính đặc biệt của hệ thống địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn. Địa danh mô tả chiếm tỷ lệ cao (đứng thứ 2, sau địa danh thể hiện ước vọng) trong các loại ý nghĩa địa danh. Cũng giống như địa danh thể hiện ước vọng, địa danh mơ tả có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn của triều Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1831: 29,90%; giai đoạn 1832 – 1887: 29,46%; giai đoạn 1888 – 1893: 32,67%; giai đoạn 1894 – 1901: 35,18%; giai đoạn 1902 – 1932: 36,93%).
Qua khảo sát, chúng tôi thấy địa danh mô tả của địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn được thể hiện qua các phương thức sau:
- Thứ nhất là sử dụng các yếu tố chỉ phương hướng hoặc vị trí làm yếu tố mơ tả, khu biệt với các địa danh khác. Ở phương thức này, chúng
tôi thấy xuất hiện các yếu tố chỉ phương hướng (Đơng, Đồi, Nam...), vị trí (thượng, hạ, trung, nội, ngoại...).
Ví dụ: Đơng Phù Liệt - Nam Phù Liệt (tổng Nam Phù Liệt, huyện
Thanh Trì); Đường Hồng Trung – Đường Hồng Hạ - Đường Hồng Đơng (tổng Đường Hồng Trung, huyện Phú Xun); thơn Thượng – thôn Hạ - thôn Trung (tổng Thịnh Đức, huyện Phú Xuyên); thôn Kiều Đông – thơn Kiều Đồi (tổng Đường Xuyên, huyện Phú Xuyên)...
Với phương thức định danh này, các khu vực được hình dung nằm trong một mặt phẳng (dưới dạng bản đồ) với các hướng Đông – Tây – Nam Bắc. Các khu vực khu biệt nhau qua các trục khơng gian ước lệ, mang tính tương đối. Do vậy sự tồn tại của hai địa danh xã Đông Phù Liệt và Nam Phù Liệt dựa trên cơ sở vị trí của các xã này so với vị trí của xã Phù Liệt, một khu vực nằm phía đơng, khu vực nằm phía Nam. Trường hợp hai thơn Kiều Đông – thơn Kiều Đồi vốn được tách ra từ xã Đường Xuyên xưa (vào giai đoạn này khơng cịn đơn vị xã Đường Xuyên nữa) cũng như vậy, một phần nằm phía đơng, một phần nằm phía Tây (Hầu như ở đồng bằng Bắc bộ xưa không sử dụng chữ Tây để chỉ phương hướng mà đều dùng chữ Đồi)... Có thể nói việc sử dụng yếu tố biểu thị phương hướng là một phương thức rất phổ biến trong cấu tạo địa danh của các đơn vị hành chính cơ sở (trong từng tổng) giai đoạn này, tạo thành yếu tố khu biệt cơ bản của những khu vực vốn được tách ra từ một vùng.
Cùng với các yếu tố có giá trị biểu thị phương hướng, việc sử dụng các yếu tố chỉ vị trí (thượng, trung, hạ, nội ngoại) - một phương thức định danh khá phổ biến của khu vực đồng bằng Bắc bộ, cũng thấy xuất hiện nhiều trong hệ thống địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn.
Trước đây, ba thơn này là xã Chuyên Mỹ nhưng về sau, xã Chuyên Mỹ bị tách ra thành ba thôn Thượng, Hạ, Trung trực thuộc tổng Thịnh Đức chứ không thuộc xã và địa danh xã Chuyên Mỹ khơng cịn tồn tại nữa.
Có lẽ khi đặt các địa danh trên, nhà cầm quyền đương thời cũng phải dựa trên tư duy khơng gian mang tính ước lệ nhất định, lựa chọn một yếu tố hoặc một địa điểm nào đó làm gốc, từ đó mới xác định đâu là trên, là dưới, là ngoài, là trong trên một tọa độ phẳng được. Các yếu tố chỉ vị trí thường xuyên xuất hiện tại các địa danh cấp thôn tạo thành các yếu tố có giá trị khu biệt. Tuy vậy, mặc dù đây đều là các yếu tố gốc Hán, song khi kết hợp trong các tổ hợp địa danh đa phần các trường hợp sử dụng trật tự tiếng Việt (xã Định Công Hạ - xã Định Công Thượng, xã Khương Hạ - xã Khương Trung...).
Số lượng các địa danh sử dụng các yếu tố chỉ phương hướng hoặc vị trí làm yếu tố mô tả, khu biệt với các địa danh khác chiếm số lượng không lớn trong tổng số địa danh được định danh theo phương thức mơ tả và có xu hướng tăng lên theo từng giai đoạn trị vì của triều Nguyễn: giai đoạn đầu triều Nguyễn là 10%, và đạt 24,54% vào giai đoạn cuối triều Nguyễn.
- Thứ hai là nhóm các địa danh gắn liền với những đặc điểm có tính tiêu biểu của khu vực để nhận diện. Đó có thể là đặc điểm tự nhiên hoặc gắn với những sự vật, hiện tượng, sự kiện mang tính tiêu biểu.
Ví dụ:
+ Xã Hà Hồi: là một vùng đất có một khúc sơng cong vịng lại. Đây là dịng chảy của sơng Kim Ngưu, một trong những đường giao thông đường thủy khá sầm uất thời xa xưa phía nam Thăng Long;
+ Xã Xâm Dương: đây là một vùng đất gần với sông Cái, nhiều người dân sống bằng nghề lên rừng khai thác lâm sản chở bè về xi, đến q hương thì đem đi các nơi tiêu thụ. Khi phiên âm ra chữ Hán thì phiên thành “Xâm” (rậm rạp, thịnh vượng) nên có tên là Xâm Dương;
+ Xã Nhuệ Giang: là một vùng đất có sơng Nhuệ chảy qua nên lấy tên Nhuệ Giang đặt cho vùng đất đó;
+ Xã Quất Động: xưa là một vùng đất trồng nhiều cây quất (quýt); + Xã Phù Bật: xưa là một gị đất nổi, bốn bề sơng nước bao bọc. Vì thế nhân dân có câu:
“Tân Độ là bến chở đị
Phù Bật là gò kiếm cá”.
+ Xã Tự Nhiên Châu: là một vùng cù lao, nổi tự nhiên ở giữa sơng... Bên cạnh đó, có nhiều địa danh được lấy tên trùng với tên của các cơng trình tâm linh tọa lạc ở vùng đất đó như: xã Thọ Am, xã Phúc Am...
Số lượng địa danh mô tả dựa vào tính tiêu biểu của khu vực rất lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ của những địa danh này có chiều hướng giảm dần (giai đoạn 1802 – 1831 là 90%, đến giai đoạn 1902 – 1932 chỉ cịn 75,46%). Điều này có thể là do xu hướng tách ra của địa giới hành chính (một số địa giới bị chuyển sang khu vực tỉnh khác vào giai đoạn cuối triều Nguyễn).
Ý nghĩa định danh 1802- 1831 1832- 1887 1888- 1893 1893- 1901 1902-1932 Mô tả Chỉ phương hướng hoặc vị trí 9 (10%) 10 (11,23%) 15 (15%) 22 (21,78%) 27 (24,54%) Tính tiêu biểu của khu vực 81 (90%) 79 (88,77%) 85 (85%) 79 (78,22%) 83 (75,46%) Tổng số 90 (100%) 89 (100%) 100 (100%) 101 (100%) 110 (100%)