Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh các đơn vị hành chính phủ thường tín (hà nội) thời nguyễn (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Phủ Thường Tín (Hà Nội), vào đầu thời Nguyễn (Gia Long), là một vùng đất thuộc trấn Sơn Nam Thượng, lệ thuộc Bắc Thành (Bắc Thành giai đoạn này gồm thành Thăng Long và 11 trấn thuộc). Đến năm Minh Mệnh 12 (1931), khi chia đặt tỉnh thì phủ Thường Tín thuộc tỉnh Hà Nội với 3 huyện là: Thanh Trì, Thượng Phúc và Phú Xuyên.

Về mặt diên cách, theo Đại Nam nhất thống chí (tập 3) của Quốc sử

quán triều Nguyễn [37; tr.190 - tr.191] thì:

Huyện Thượng Phúc: đơng tây cách nhau 20 dặm, nam bắc cách nhau 23 dặm. Phía đơng đến sơng Nhị đối ngạn với địa giới huyện Đơng n tỉnh Hưng n 10 dặm, phía tây đến địa giới hai huyện Sơn Minh và Thanh Oai phủ Ứng Hịa 10 dặm, phía nam đến địa giới huyện Phú Xuyên 19 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Thanh Trì 4 dặm.

Huyện Thanh Trì: ở cách phủ 12 dặm về phía bắc, đơng tây cách nhau 12 dặm, nam bắc cách nhau 21 dặm. Phía đông đến sông Nhị đối ngạn với địa giới 2 huyện Gia Lâm và Văn Giang tỉnh Bắc Ninh và địa giới huyện Đông Yên tỉnh Hưng Yên 6 dặm, phía tây đến địa giới huyện Thanh Oai phủ Ứng Hịa 6 dặm, phía nam đến địa giới huyện Thượng Phúc 8 dặm, phía bắc đến địa giới 3 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận và Từ Liêm phủ Hoài Đức 13 dặm.

Huyện Phú Xuyên: ở cách phủ 26 dặm về phía nam. Đơng tây cách nhau 15 dặm, nam bắc cách nhau 14 dặm. Phía đơng đến sông Nhị đối ngạn với địa giới huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên 10 dặm, phía tây đến địa giới huyện Sơn Minh phủ Ứng Hịa 5 dặm, phía nam đến địa giới hai huyện Nam Xang và Duy Tiên phủ Lý Nhân 6 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Thượng Phúc 8 dặm.”

Trong đó, lỵ sở huyện là huyện Phú Xuyên. Năm 1888, Đồng Khánh 3, triều đình nhà Nguyễn nhượng đất Hà Nội cho Pháp làm “đất nhượng địa”. Sau đó, chính quyền thực dân thành lập thành phố Hà Nội. Lúc này, phủ Thường Tín thuộc về tỉnh Hà Đông.

Năm 1899, thành lập huyện Hồn Long. Các phần đất cịn lại sau khi chính quyền thực dân xây dựng phố xá của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận và một số xã thôn của hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì lập một huyện mới là huyện Hoàn Long, làm huyện ngoại thành thành phố Hà Nội. Lúc này, địa giới hành chính của phủ Thường Tín bị thu gọn.

Năm 1902, tỉnh lỵ Hà Nội được dời đến xứ Cầu Đơ rồi đổi thành tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ được đổi thành tỉnh Hà Đơng. Lúc này, phủ Thường Tín với 3 huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên vẫn được giữ nguyên và chuyển về tỉnh Hà Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh các đơn vị hành chính phủ thường tín (hà nội) thời nguyễn (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)