Địa danh đăng ký

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh các đơn vị hành chính phủ thường tín (hà nội) thời nguyễn (Trang 79 - 80)

CHƯƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH

3.1. Ý nghĩa địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn

3.1.2. Địa danh đăng ký

Địa danh đăng ký là địa danh bị chi phối bởi ngun tắc võ đốn của ngơn ngữ. Nó là những địa danh được đặt tên “không lý do”, tức là khơng thể tìm thấy cách giải thích tại sao địa danh này mang tên đó.

Ví dụ: Phượng Dực, Bất Nạo, La Phù, Thúy Ái Châu...

Số lượng địa danh này trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn cũng xuất hiện khơng ít và có chiều hướng giảm dần (giai đoạn 1802 – 1831 có 3,65%, đến giai đoạn 1902 – 1932 cịn 2,68%).

Tuy vậy, từ góc độ trong thời điểm khảo sát, các địa danh trên chỉ có giá trị tên gọi cho một khu vực, nhưng không loại trừ khả năng vào thời điểm xuất hiện, người đặt tên phải dựa trên những cơ sở hoặc tiêu chí nhất định để đảm bảo có một tên gọi có ý nghĩa nào đó mà người đời sau chưa hiểu được.

Cũng thuộc phương thức đăng ký là hiện tượng sử dụng tên người (nhân vật lịch sử, văn hóa, khoa học... nổi tiếng) hay còn gọi là nhân danh làm tên gọi cho một địa điểm hoặc khu vực nào đó. Đây là phương thức định danh khá phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là trong thời hiện tại. Tuy vậy, hiện tượng này không thấy xuất hiện trong các địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn. Điều này là do sự ảnh hưởng của quan niệm về húy và “lệ kiêng húy” của văn hóa Trung Hoa đến Việt Nam ở triều Trần, Lê đến triều Nguyễn khiến cho khơng có tên của một vị vua, chúa nào được sử dụng để đặt tên cho địa danh. Mỗi triều vua ban bố một danh sách các từ phải kiêng kỵ, vốn là tên của vua, hoàng hậu, cha mẹ vua... buộc mọi người phải tránh, đặc biệt trong văn bản, thi cử. Trong lớp địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn, có khơng ít những địa danh phải đổi tên gọi vốn tồn tại từ trước khi trùng với húy.

Ví dụ: Tổng Thượng Hồng phải đổi thành tổng Thượng Cung vào năm

1847 do kiêng húy tên tiểu tự của vua Tự Đức;

Xã Bạch Hoa đổi thành xã Bạch Liên vào năm 1841 do kiêng húy tên mẹ vua là bà Hồ Thị Hoa;

Xã Hương Giai đổi thành xã Phương Giai do kiêng húy tên mẹ nuôi vua Phúc Kiến là bà Nguyễn Thị Hương;

Khảo sát quá trình biến đổi địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn, chúng tôi thấy xuất hiện 27 trường hợp phải đổi tên do “kỵ húy”. Những trường hợp này chúng tơi sẽ trình bày cụ thể ở mục 3.2 (“Húy”

trong địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh các đơn vị hành chính phủ thường tín (hà nội) thời nguyễn (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)