Qui định về Hợp đồng bảo hiểm trùng tại Điều 44 Luật KDBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 100 - 102)

5. Cơ cấu của luận văn

3.2.7.Qui định về Hợp đồng bảo hiểm trùng tại Điều 44 Luật KDBH

3.2. Một số vấn đề cụ thể và kiến nghị hoàn thiện

3.2.7.Qui định về Hợp đồng bảo hiểm trùng tại Điều 44 Luật KDBH

Qui định về bảo hiểm trùng là đặc thù pháp lý cơ bản, áp dụng đối với Hợp đồng bảo hiểm tài sản. Về nguyên lý kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm, qui định

Luận văn Thạc sĩ khoa học Luật

V-ơng Việt Đức - Khoá 1999-2002 97

về bảo hiểm trùng đ-ợc xây dựa trên nguyên tắc chấp nhận bảo hiểm không v-ợt quá giá trị tài sản tham gia bảo hiểm, ngăn chặn sự trục lợi bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm bằng việc giao kết nhiều Hợp đồng bảo hiểm, với số tiền bảo hiểm v-ợt quá giá trị bảo hiểm của tài sản bảo hiểm.

Luật KDBH đã đ-a ra quy định về bảo hiểm trùng tại Điều 44, tuy nhiên qui định này đã không thể hiện đ-ợc các dấu hiệu đặc tr-ng của bảo hiểm trùng, so với tr-ờng hợp "đồng bảo hiểm". Cụ thể:

- Theo qui định của Điều 44 Luật KDBH đ-a ra định nghĩa về Hợp đồng bảo hiểm trùng nh- sau: "1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là tr-ờng hợp Bên mua bảo

hiểm giao kết Hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối t-ợng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm;

Xem xét qui định này cho thấy: Hợp đồng bảo hiểm trùng đ-ợc định nghĩa theo h-ớng chỉ rõ giới hạn phạm vi của khái niệm bao gồm các dấu hiệu: giao kết

Hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên; bảo hiểm cùng một đối t-ợng; với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm bảo hiểm. Nh- vậy, bảo hiểm

trùng theo qui đình này có thể đ-ợc hiểu là chỉ cần tham gia bảo hiểm tại nhiều công ty bảo hiểm, với cùng điều kiện, cùng đối t-ợng bảo hiểm, cùng sự kiện bảo hiểm, và không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trên giá trị, với cùng một quyền lợi bảo hiểm, do đó có thể là bảo hiểm đúng giá trị hoặc bảo hiểm d-ới giá

trị.

Theo quan điểm của Cộng hồ Pháp thì trong tr-ờng hợp nhiều hợp đồng đ-ợc ký kết với các tổ chức khác nhau có thể đảm bảo cho cùng một rủi ro, ng-ời

ta còn gọi là đồng bảo hiểm, nh-ng từ thời điểm mà các Hợp đồng bảo hiểm này

đ-ợc ký kết trên cùng một quyền lợi, các hợp đồng này có thể trở thành bảo hiểm trùng [28; tr 23]. Thực tế, tr-ờng hợp tổng số tiền bảo hiểm từ các hợp đồng

có thể v-ợt quá giá trị bảo hiểm chỉ xảy ra khi các hợp đồng này bảo hiểm cho "cùng một quyền lợi bảo hiểm" hay cùng một phần quyền lợi bảo hiểm mà dẫn đến sự trùng lắp về quyền lợi đ-ợc bảo hiểm, dễ dẫn đến nguy cơ trục lợi bảo hiểm do có thể nhận bồi th-ờng nhiều hơn một lần trên cùng một quyền lợi bảo hiểm. Đây mới chính là đặc tr-ng cơ bản để phân biệt "bảo hiểm trùng" với quan hệ " đồng

bảo hiểm". Trong quan hệ " đồng bảo hiểm", các Hợp đồng bảo hiểm cùng tồn tại

Luận văn Thạc sĩ khoa học Luật

V-ơng Việt Đức - Khoá 1999-2002 98

hiểm từ các hợp đồng không bao giờ v-ợt quá giá trị thực tế cuả tài sản bảo hiểm, do khơng có sự trùng lặp về quyền lợi đuợc bảo hiểm.

Mặc dù, qui định về bảo hiểm trùng ở mỗi n-ớc có thể khác nhau, nh-ng nhìn chung các n-ớc đều thống nhất ở việc chỉ ra dấu hiệu đặc tr-ng của bảo hiểm trùng, đó là nhiều Hợp đồng bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một quyền lợi bảo hiểm. Tham khảo qui định một số n-ớc về bảo hiểm trùng cho phép khẳng định rõ

hơn vấn đề này:

+ Cộng hoà Pháp: Luật bảo hiểm của Pháp tại Điều L 124-4 (trích)" Bảo hiểm

trùng: Ng-ời đ-ợc bảo hiểm bởi nhiều ng-ời bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng cho cùng một lợi ích đối với cùng một rủi ro, cần phải cung cấp ngay lập tức các

thông tin cho những nhà bảo hiểm khác. Khi đó ng-ời bảo hiểm phải thông báo tên của nhà bảo hiểm mà một hợp đồng khác đã đ-ợc ký kết và chỉ rõ số tiền bảo hiểm" [28, trang 19].

+ Philippinne: Luật bảo hiểm Philippine Điều 93 qui định " một bảo hiểm trùng tồn tại khi cùng một ng-ời đ-ợc bảo hiểm bởi nhiều ng-ời bảo hiểm khác nhau cho cùng đối t-ợng và cùng quyền lợi" [23, tr 121].

+ Trung quốc: Luật bảo hiểm Trung quốc, Điều 40 qui định " ...Bảo hiểm trùng

là việc ng-ời yêu cầu bảo hiểm ký kết Hợp đồng bảo hiểm với hai hay nhiều ng-ời bảo hiểm trên cùng một đối t-ợng bảo hiểm, cùng một quyền lợi có thể đ-ợc bảo

hiểm và cùng một sự kiện bảo hiểm "[18].

Nh- vậy, dấu hiệu nhiều Hợp đồng bảo hiểm cho "cùng một quyền lợi" là

dấu hiệu đặc tr-ng của bảo hiểm trùng đã không đ-ợc ghi nhận trong nội dung

Điều 44 Luật KDBH. Vì vậy, đã không phân biệt đ-ợc đặc tr-ng pháp lý cơ bản giữa "bảo hiểm trùng" và " đồng bảo hiểm".

Kiến nghị: nội dung định nghĩa về bảo hiểm trùng theo Điều 44 Luật

KDBH cần đ-ợc nghiên cứu, sửa đổi lại cho phù hợp với nguyên lý kỹ thuật bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng bảo hiểm tài sản (Trang 100 - 102)