Thực trạng quản lý công tác chuẩn bị bài lên lớp của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường THPT dương quảng hàm, huyện văn giang, tỉnh hưng yên luận văn ths giáo dục học 60 34 05 (Trang 68 - 132)

T T Nội dung Mức độ thực hiện(%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt CB QL G V CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Đề ra những quy định cụ thể, thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

25 42 50 28.5 25 28.5 0 0

2 Kiểm tra định kỳ, đột xuất

việc soạn giáo án của GV 50 58 50 42 0 0 0 0

3

Bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp

0 14 25 28.5 25 28.5 50 28.5

4

Sử dụng kết quả kiểm tra giáo án trong đánh giá, xếp loại GV 50 71. 5 50 28.5 0 0 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV Rất tốt Tốt TB Chưa tốt Đề ra những quy định cụ thể, thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc soạn giáo án của GV

Bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp

Sử dụng kết quả kiểm tra giáo án trong đánh giá, xếp loại GV

Biểu đồ 2.8. Thực trạng quản lý công tác chuẩn bị bài lên lớp của GV

Kết quả khảo sát trên cho thấy đa số CBQL và GV đã rất coi trọng những quy định cụ thể về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp. Có những ý kiến được CBQLvà GV đánh giá tương đồng nhau về mức độ (ý kiến đánh giá 2,4), như vậy CBQL và GV đã cùng phối hợp thực hiện tốt các yêu cầu trên. Những tiết dạy GV chuẩn bị giáo án tốt chắc chắn sẽ góp phần rất lớn làm cho bài giảng sinh động, học sinh hứng thú học tập. Tuy nhiên vẫn cịn có một số

GV chưa coi trọng việc soạn giáo án, thực hiện một cách thụ động thậm chí tham khảo gần như sao chép hồn tồn các giáo án trên mạng internet thiếu sự đầu tư chất xám để soạn bài.

Về nội dung kiểm tra định kỳ, đột xuất giáo án của GV thì CBQL đã làm tốt và rất tốt đến 90%. Hầu hết GV đã được quán triệt vai trò của hoạt động kiểm tra là thúc đẩy công tác chuyên môn thường xuyên; kịp thời uốn nắn những sai lệch trong giảng dạy chứ không chỉ đơn thuần là đánh giá thi đua của GV.

Có thể nói hạn chế lớn nhất là nội dung bồi dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị lên lớp. Có đến gần 50% CBQL và GV đều cho rằng việc này làm chưa tốt. Điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng bài soạn vì hầu hết GV Tiếng Anh trường THPT Dương Quảng hàm còn trẻ về cả tuổi đời lẫn tuổi nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng cách soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp cho GV.

Việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy được nhận thức là nhiệm vụ quan trọng nhất của người GV nên việc sử dụng kết quả kiểm tra giáo án trong đánh giá, xếp loại GV được thực hiện hầu hết ở mức tốt và rất tốt.

2.4.1.4. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là một trong những yếu tố cấu thành q trình dạy học, đó là q trình thu nhận và xử lý thơng tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp HS học tập tiến bộ.

Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, người quản lý sẽ nắm được chất lượng dạy học của từng GV. Đây là cơ sở để đánh giá GV cũng như việc giúp các nhà QLGD tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác q trình kiểm tra – đánh giá, thúc đẩy quá trình dạy học theo mục tiêu.

Bảng 2.14: Thực trạng quản lý công tác KT-ĐG kết quả học tập của HS T T Nội dung Mức độ thực hiện(%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra, thi

50 57 50 43 0 0 0 0

2 Quản lý việc ra đề kiểm

tra, đề thi 25 14 25 14 25 42 25 28.5

3 Quản lý việc chấm, trả

bài đúng tiến độ 25 28.5 50 57 25 14 0 0

4 Kiểm tra định kỳ sổ điểm

của GV 50 71.5 50 28.5 0 0 0 0 5 Phân tích kết quả học tập của HS 0 0 25 14.5 50 57 25 28.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV Rất tốt Tốt TB Chưa tốt

Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra, thi

Quản lý việc ra đề kiểm tra, đề thi

Quản lý việc chấm, trả bài đúng tiến độ

Kiểm tra định kỳ sổ điểm của GV Phân tích kết quả học tập của HS

Biều đồ 2.9. Thực trạng quản lý công tác KT-ĐG kết quả học tập của HS

Kết quả khảo sát (bảng 2.14) cho thấy các biện pháp 1,3,4 được đánh giá là công tác quản lý chỉ đạo thực hiện khá tốt từ 75%-100%. CBQL và GV (100%) cho rằng công tác tổ chức coi thi, chấm thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế. Điều này góp phần khơng nhỏ vào việc đánh giá đúng chất lượng học tập của HS. Việc kiểm tra chấm trả bài cũng như vào điểm của GV cũng đã được nhà trường thực hiện tốt. Hàng tháng phó hiệu trưởng chun mơn lên kế hoạch cụ thể về thời gian GV phải trực tiếp vào điểm các lượt điểm ở

sổ điểm điện tử và sổ gọi tên ghi điểm nên BGH nhà trường dễ dàng kiểm tra tiến độ vào điểm cũng như tính chính xác của kết quả các bài kiểm tra.

Tuy nhiên, thực tế trong những năm vừa qua việc kiểm tra đánh giá mơn Tiếng Anh vẫn cịn bất cập. BGH nhà trường còn chưa chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng và duy trì ngân hàng đề. Việc ra đề do các GV đứng lớp đảm nhiệm dẫn đến khơng thống nhất về nội dung, mức độ khó, độ dài của đề. Do vậy chất lượng học môn Tiếng Anh của HS được phản ánh qua kết quả thi chưa thực sự chính xác. Kết quả khảo sát cho thấy nội dung quản lý ra đề kiểm tra, đề thi thực hiện còn dàn trải chưa tập trung vào vào mức độ phù hợp. Đây là một thách thức đối với các CBQL vì thực tế nếu nhà quản lý khơng có chun mơn sâu về mơn học sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra và giám sát đề thi. Do vậy cần xem xét lại khâu quản lí ra đề kiểm tra, đề thi để việc đánh giá kết quả học môn Tiếng Anh của HS được công bằng và khách quan hơn.

Kết quả khảo sát nội dung “phân tích kết quả học tập của HS” cho thấy hầu hết CBQL và GV từ 75%-83% đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt. Các bài kiểm tra của HS mới chỉ dừng lại ở mục tiêu dùng để đánh giá chất lượng chứ chưa được so sánh trong suốt q trình học hoặc giữa các nhóm, các lớp để thấy được sự tiến bộ hay sa sút của HS. BGH nhà trường cũng có trao đổi với GV vể kết quả các bài kiểm tra nhưng rất hạn chế. Trên thực tế chỉ là những bài kiểm tra có kết quả quá bất thường và việc cùng trao đổi với GV để tìm ra nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục cũng chưa thường xuyên.

2.4.1.5. Quản lý nề nếp lên lớp của GV và vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học

Quản lý nề nếp dạy học tốt là xây dựng nhà trường có độ ổn định cao về tổ chức hoạt động sư phạm, tinh thần cộng đồng trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học. Ngoài việc chuẩn bị bài dạy chu đáo thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng góp phần khơng nhỏ cho sự thành cơng của

giờ lên lớp. Các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học môn Tiếng Anh bao gồm chủ yếu là: Đầu video, các băng đĩa, các thiết bị trình chiếu, tranh ảnh trực quan. Khai thác triệt để thiết bị dạy học nhà trường hiện có kết hợp với phương pháp dạy học hợp lý sẽ nâng cao tính tích cực hóa q trình nhận thức và phát triển năng lực sáng tạo của HS.

Bảng 2.15: Thực trạng quản lý nề nếp lên lớp của GV và vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học

T T Nội dung Mức độ thực hiện(%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của GV

75 86 25 14 0 0 0 0

2 Có kế hoạch quản lý việc

thực hiện quy định nêu trên 50 71 50 14.

5 13 14.

5 0 0

3

Thường xuyên kiểm tra đối chiếu sổ báo giảng với sổ đầu bài, kế hoạch giảng dạy

0 0 25 14. 5 25

14.

5 50 71

4 Tổ chức dạy thay, dạy bù

kịp thời 75 86 25 14 0 0 0 0

5

Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại

0 0 25 14. 5 50

14.

5 25 71

6

Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại 0 0 25 14. 5 50 57 25 42.5 7 Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp lên lớp và vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học để đánh giá GV

25 28.

5 25 28.

5 50 43 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy nhà trường đã xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp của GV và có kế hoạch quản lý việc thực hiện quy định này cũng như tổ chức dạy thay, dạy bù ở mức tốt và rất tốt. Với nội dung thứ 5 “Bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại” có đến 25% CBQL và 71% GV đánh giá ở mức chưa tốt. GV Tiếng Anh trên

khoảng 02 ngày) qua các lớp của Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức. Các lớp học này được phản ánh là chỉ dạy lý thuyết, rất ít áp dụng vào bài giảng cụ thể, không giải đáp thỏa đáng hết thắc mắc của GV. Tại trường thì nội dung này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi trong quy mô nhỏ; hầu hết là nhà trường vẫn còn để mặc cho GV tự mày mò, tự học. Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng phương tiện dạy học cũng chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức. Khơng có CBQL hay GV nào được hỏi đánh giá nội dung này “rất tốt”. Có đến khoảng 80% CBQL và GV đánh giá việc kiểm tra thường xuyên ở mức trung bình hoặc chưa tốt. Trên thực tế thì BGH, tổ trưởng chun mơn chỉ kiểm tra việc sử dụng phương tiện dạy học trên sổ đăng ký mượn vào cuối kỳ hoặc cuối năm. Điều này dẫn đến việc BGH còn rất hạn chế trong việc động viên kịp thời GV sử dụng phương tiện dạy học tốt cũng như nhắc nhở đơn đốc những GV ít sử dụng.

Theo kết quả khảo sát việc sử dụng kết quả thực hiện nề nếp lên lớp, sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học để đánh giá xếp loại GV đạt mức trung bình trở lên.

2.4.1.6. Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của GV

Tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi GV để theo kịp và bắt nhịp cuộc sống luôn biến động hiện nay. Đặc biệt đối với bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông GV phải luôn cập nhật thông tin, nội dung mới liên quan đến các chủ đề bài học có tính xã hội cao; đi kèm với những nội dung ấy là cách thức tiếp cận, phương pháp dạy học phải thay đổi. Chỉ khi thường xuyên tự bồi dưỡng một cách nghiêm túc thì GV mới tự tin về kiến thức khi đứng lớp. BGH cần tổ chức cho GV đăng ký nội dung tự bồi dưỡng, theo dõi giám sát thực hiện tránh hình thức, chiếu lệ.

Bảng 2.16: Thực trạng quản lý hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của GV

T T Nội dung Mức độ thực hiện(%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Hướng dẫn GV định hướng nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu cá nhân

0 0 0 14.5 50 57 50 28.5

2 Chỉ đạo GV lập kế hoach

tự bồi dưỡng 0 0 50 42 50 58 0 0

3 Kiểm tra giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng 25

14.

5 25 14.5 25 57 25 14

4 Tổ chức cho GV báo cáo

kết quả tự bồi dưỡng 0 0 0 0 50 42 50 58

0 10 20 30 40 50 60 70 CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV Rất tốt Tốt TB Chưa tốt

Hướng dẫn GV định hướng nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu cá nhân

Chỉ đạo GV lập kế hoach tự bồi dưỡng

Kiểm tra giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng

Tổ chức cho GV báo cáo kết quả tự bồi dưỡng

Biểu đồ 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của GV

Theo kết quả khảo sát trên đây, nhìn tổng thể cơng tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của GV của nhà trường chưa tốt. Trong 4 nội dung thì chỉ có việc chỉ đạo GV lập kế hoach tự bồi dưỡng là được CBQL và GV đánh giá phần nhiều ở mức tốt từ 42%-50%. Nhưng hầu hết những kế hoạch này do giáo viên xây dựng một cách tự phát mà chưa có định hướng từ phía nhà QLGD. Điều này dẫn đến nội dung kế hoạch nhiều khi thiếu tính thực tiễn, không phù hợp với đặc trưng bộ mơn. Thậm chí là sao chép của nhau để nộp

cho ban chuyên môn nhà trường chỉ để đảm bảo có đủ kế hoạch. Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện tự bồi dưỡng và đặc biệt là việc tổ chức cho GV báo cáo các chuyên đề tự bồi dưỡng còn rất hạn chế. Sổ tự bồi dưỡng của GV được kiểm tra 01 lần/ kỳ và chưa được chú trọng góp ý rút kinh nghiệm như các hồ sơ chuyên môn khác. Những nội dung này được đánh giá đa số ở mức trung bình và chưa tốt vì vậy kết quả quản lý khơng cao. Đây là hạn chế cần khắc phục ngay vì cơng tác tự học, tự bồi dưỡng không được quan tâm đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giảng dạy của mỗi GV kết quả đào tạo bộ môn.

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Anh của học sinh

QL hoạt động học tập của học sinh THPT bao gồm quản lý các quá trình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp, các hoạt động NGLL và hoạt động tự học của HS.

Đối với bộ môn tiếng Anh, mục tiêu dạy học phải đạt đến là phải phát huy được tính tích cực, năng động và sáng tạo của HS, biến việc học tập từ sự thụ động tiếp thu kiến thức ngôn ngữ sang trở thành những người chủ động trong việc khám phá kiến thức, chủ động rèn luyện các kỹ năng ngơn ngữ, từ đó phát triển được phong cách tự học với hiệu quả cao nhất.

2.4.2.1. Quản lý hoạt động học Tiếng Anh trên lớp

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của HS trên lớp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu kết hợp với phỏng vấn 11 CBQL và GV môn Tiếng Anh, 80 HS nhằm thu thập thơng tin và phân tích thực trạng. Kết quả thể hiện trong bảng 2.16 sau đây.

Bảng 2.17: Thực trạng QL hoạt động học Tiếng Anh trên lớp của HS Mẫu HS=80, CBQL+GV = 11 T T Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt CB QL & GV HS CB QL & GV HS CB QL & GV HS CB QL & GV HS 1 Giáo dục động cơ và thái độ học tập của HS 18 20 45 46.25 27 23.75 10 10 2 Bồi dưỡng các PP học tập tích cực cho HS 27 17.5 36 41.25 27 26.25 10 12.5 3 XD những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp HS 27 16.25 45 43.75 10 26.25 18 13.75 4 QL nề nếp trên lớp chặt chẽ nhưng đúng với tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường THPT dương quảng hàm, huyện văn giang, tỉnh hưng yên luận văn ths giáo dục học 60 34 05 (Trang 68 - 132)