1.4.1. Học sinh bán trú
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là học sinh bán trú. Theo tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Thông tư ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú: “Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về trong ngày”
Khác với học sinh nội trú, học sinh bán trú có thể ở lại trường trong tuần trong điều kiện nhà xa trường không thể về nhà trong ngày. Các điều kiện của học sinh bán trú không đầy đủ như học sinh nội trú. Nếu học sinh nội trú được quan tâm đầy đủ toàn diện, phải sống và học tập ngay trong nhà trường thì đối với học sinh ở trường bán trú thì nhà trường chỉ lo chỗ ở cho các em, còn các em học sinh bán trú phải tự mang những đồ dùng cá nhân (chăn màn, chiếu…), cuối tuần về nhà mang lương thực, thực phẩm đến trường tự nấu ăn.
Bên cạnh học sinh bán trú cịn có học sinh ngoại trú. Học sinh ngoại trú cũng là những học sinh xa trường không đi lại và trở về trong ngày được nhưng các em không ở trong trường mà các em trọ ở nhà dân có thể là ở nhờ nhà người quen hoặc thuê nhà trọ ở gần trường. Các điều kiện ăn ở các em cũng phải tự lo như đồ dùng cá nhân, đồ dùng nấu ăn và hàng tuần các em cũng mang gạo, thức ăn từ nhà đến nơi trọ để nấu ăn.
Tại quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 qui định chính sách hỗ trợ học sinh THPT vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì hai đối tượng này là hai đối tượng được hưởng chế độ này của nhà nước với mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi tháng được hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh
hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung và không được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
1.4.2. Đặc điểm tâm lí học sinh dân tộc
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì học sinh dân tộc thiểu số rất thật thà, trung thực bởi các em sống trong môi trường tự nhiên, sống một cách mộc mạc, chân thành, giản dị vô tư, trong sáng ít giao tiếp với bên ngồi. Khơng nói dối là đặc tính chung của đồng bào dân tộc thiểu số nên các em học sinh cũng sống thật thà, trung thực. Cho nên việc nhận xét, đánh giá vấn đề của các em cũng vậy nhìn thấy gì nói cái đó, thấy sao nói vậy, khơng thêm, không bớt.
Học sinh dân tộc rất lễ phép, tôn trọng, thủy chung, gắn bó: Đây là nét tính cách nổi bật của các em nhưng biểu hiện lễ phép của các em là ánh mắt, nụ cười chứ không phải là dạ vâng liên tục gặp ai cũng chào. Đặc biệt khi các em yêu mến một người nào đó thì gắn bó thủy chung lâu dài ít thay đổi.
Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em học sinh dân tộc rất coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, u ghét rạch rịi. Tuy nhiên những tình cảm đó rất thầm kín, ít biểu lộ ra ngồi một cách mạnh mẽ.
Học sinh thích lao động, chịu đựng được khó khăn, vất vả biểu hiện trong trường học đó là các em thích lao động vệ sinh hơn là lao động trí óc nên dẫn đến nhiều em rất ngại học tập.
Học sinh dân tộc còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phong tục, tập quán lạc hậu nên đã tác động đến thói quen, lối sống tạo nên tính cách riêng của các em học sinh. Cho nên việc uống rượu, hút thuốc, yêu đương và lấy chồng, lấy vợ sớm cũng ảnh hưởng nhiều tới việc học tập của các em.
Đặc biệt các em học sinh thích sống tự do, khơng thích bị ràng buộc bởi các qui định của tập thể bởi từ khi sinh ra các em đã có cuộc sống tự do, phóng khống và nó đã ăn sâu trở thành một nét tâm lí trong các em.
Phần lớn các em có tâm lý tự ti, mặc cảm, hay tự ái. Tính cách này thể hiện nhiều trong các sinh hoạt tập thể vui chơi, giải trí.
Do chịu ảnh hưởng từ nhỏ bởi điều kiện kinh tế khó khăn nhưng học sinh dân tộc thiểu số có tính cách riêng, có những thói quen chưa tốt, tác phong lề mề, chậm chạp, thiếu ngăn nắp…ảnh hưởng đến công tác giáo dục, dạy học khi các em học ở trường phổ thông.