1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.4. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo
dục kĩ năng sống
1.2.4.1 Kĩ năng sống
Cho đến nay đã có khá nhiều quan niệm về KNS
Quan niệm của Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO):
Có quan niệm coi kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, đó là: kĩ năng đọc, viết, làm tính, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng nói trước đám đơng, kĩ năng làm việc nhóm…
Quan niệm khác coi kĩ năng sống gắn với với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết (Learning to know); Học để tự khẳng định (Learning to be); Học để chung sống với người khác (learning to live together); Học để làm (learning to do)
Quan niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Từ góc độ sức khỏe, WHO xem kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an tồn và khỏe mạnh. Rộng hơn, kĩ năng sống là những năng lực mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp để tương tác hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Quan niệm của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
Theo Nguyễn Quang Uẩn “Kĩ năng sống là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kĩ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống” [3].
Theo thuyết hành vi: “Kĩ năng sống là kĩ năng tâm lí xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và những thái độ là những hành vi làm cho
các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các u cầu và thách thức của cuộc sống [16].
Như vậy chúng ta có thể hiểu kĩ năng sống là năng lực tâm lí - xã hội của mỗi cá nhân, giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Cụ thể như kĩ năng nhận biết; kĩ năng học tập; kĩ năng kiểm sốt cảm xúc; kĩ năng ứng phó với căng thẳng; kĩ năng thể hiện sự tự tin; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn; kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin…
Để sống (tồn tại và phát triển) con người cần có những kĩ năng sống cơ bản trong các mối quan hệ đó là con người với mối quan hệ với bản thân mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội. Do đó các KNS sẽ giúp con người (người học) biến những kiến thức học được, những thái độ, tư tưởng, tình cảm thành những hành động thực tế giúp mỗi người phát triển một cách toàn diện hơn. Những KNS của mỗi cá nhân không thể tồn tại bất biến mà nó biến đổi theo thời gian, theo từng thời điểm và trong từng thời đại mà cá nhân đó sống.
1.2.4.2. Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp.
Giáo dục kĩ năng sống trong trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; đồng thời khắc phục, thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày thành những hành vi mang tính tích cực và xây dựng. Từ đó tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn
phận của mình, phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. GD KNS cho học sinh có nhiệm vụ hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng dựa trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp. Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an tồn.
GD KNS cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện. Tiếp cận KNS trong các nội dung giáo dục là cần thiết để góp phần hình thành những hành vi tích cực mang tính xây dựng và thay đổi những hành vi tiêu cực. Từ đó học sinh có thể tự cảm nhận, tự sáng tạo, tự tư duy để phát triển năng lực cá nhân và tự kiểm sốt được cuộc sống của mình.
1.2.4.3. Quản lí giáo dục kĩ năng sống
QL giáo dục KNS là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí là tập thể cán bộ giáo viên và học sinh được thực hiện theo kế hoạch cụ thể trong quá trình giáo dục nhằm làm cho tổ chức nhà trường vận hành và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường là những hoạt động của đội ngũ quản lý nhằm huy động tối đa các nguồn lực từ các tổ chức, lực lượng giáo dục để giáo dục KNS cho học sinh.
Quản lý hoạt động giáo dục KNS khơng gì khác đó chính là những công việc mà người quản lý nhà trường thực hiện các chức năng quản lý để tổ chức công tác giáo dục KNS cho học sinh. Đó là những hoạt động có kế hoạch, có mục tiêu hướng đến của chủ thể quản lý nhằm trang bị cho học sinh những KNS phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, trình độ và mơi trường sống của các em.