Chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 30 - 31)

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.4. Chất lượng giáo dục

Bản thân chất lượng đã khó định nghĩa thì việc nói rõ chất lượng giáo dục lại càng khó hơn. “Chất lượng giáo dục” bản thân nó đã chứa đựng nhiều yếu tố vơ hình và khơng phải lúc nào cũng nhìn thấy, đo đếm được. Chất lượng giáo dục nằm ngay trong các thành tố của giáo dục và còn lưu lại trong mỗi con người đã được học tập, giáo dục trong môi trường ấy.

Ở cấp độ hệ thống (hệ thống giáo dục quốc dân), chất lượng giáo dục được hiểu là chất lượng của cả hệ thống giáo dục ấy. Một hệ thống giáo dục thường phức tạp và bao gồm nhiều thành tố cấu tạo nên hệ thống. Do vậy, khi nói đến chất lượng giáo dục của hệ thống chúng ta ngầm hiểu rằng đó là tổng hợp chất lượng của tất cả những gì tạo nên hệ thống. Điều này nhắc nhở chúng ta phải phân biệt được giữa chất lượng giáo dục và quản lí chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục là một phạm trù triết học xác định sự vật là nó chứ khơng phải cái khác, cịn quản lí chất lượng giáo dục là hành động chủ quan, có mục đích rõ ràng.

Ở cấp độ cơ sở giáo dục, xét về chức năng và tổ chức thì cũng được coi là một hệ thống giáo dục thu nhỏ. Trong cơ sở giáo dục có đầy đủ những thành phần của hệ thống giáo dục, nhưng chúng có tính cụ thể và năng động hơn. Do vậy, chất lượng giáo dục ở đây chính là chất lượng của tồn bộ cơ sở giáo dục.

Trong chương trình hành động Dakar (Senegal – 2000) [22], UNESCO đã đề nghị cách hiểu chất lượng giáo dục ở trường học hay chất lượng trường học như là đơn vị tổ chức giáo dục thông qua 10 tham số sau:

(1) Người học khoẻ mạnh, được giáo dục tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ học tập chủ động.

(2) Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức. (3) Phương pháp và kỹ thuật dạy - học tích cực.

(4) Chương trình giáo dục thích hợp với người học.

cơng nghệ giáo dục thích hợp để tiếp cận và thân thiện với người sử dụng. (6) Mơi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an tồn, lành mạnh.

(7) Hệ thống đánh giá thích hợp với mơi trường, quá trình giáo dục và kết quả giáo dục.

(8) Quản lí có tính tham gia và dân chủ.

(9) Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hoá địa phương trong hoạt động giáo dục.

(10) Các tiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thoả đáng và bình đẳng (chính sách và đầu tư).

Theo đề nghị này thì chất lượng giáo dục không chỉ quan tâm đến quá trình giáo dục trong nhà trường mà chất lượng giáo dục phải có ở tất cả những gì tạo nên nhà trường thậm chí cả những yếu tố ngoài nhà trường. Do đó chất lượng giáo dục không chỉ giới hạn trong nhà trường mà bao gồm cả những bộ phận trong hệ thống giáo dục có mối quan hệ với cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng sư phạm nam định (Trang 30 - 31)