1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể quản lý
Đó là nhận thức, tri thức, năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT. Sự đổi mới có thành hiện thực hay khơng, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới PPDH nói chung và kiến thức nghiên cứu bài học nói riêng để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện. Ngồi ra, uy tín của người hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng quản lý
1.4.2.1. Phẩm chất và năng lực của tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp triển khai nghiên cứu bài học trong sinh hoạt chuyên mơn, đóng vai trị là đầu đàn, vì vậy tổ trưởng chuyên môn phải là người đạt chuẩn về trình độ đào tạo, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo về phẩm chất, đạo đức; có năng lực tổ chức, chỉ đạo, quản lý phối hợp triển khai cơng việc; có khả năng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ; có khả năng tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; có tinh thần đồn kết và uy tín trong đội ngũ cán
1.4.2.2. Phẩm chất và năng lực của giáo viên
Giáo viên với đặc trưng lao động sư phạm là dạy chữ, dạy người chủ yếu bằng nhân cách của bản thân mình. Dạy học, nhìn từ góc độ tâm lý học, là sự tác động của nhân cách đến nhân cách. Vai trò của thầy giáo thay đổi khi đổi mới phương pháp dạy học, thầy giáo không chỉ là người giảng dạy mà cò ̣n là người thúc đẩy việc học tập của học sinh. Vì vậy trình độ, năng lực chun mơn, kỹ năng sư phạm, bản lĩnh chính trị và phẩm chất người thầy giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh và chất lượng dạy học, vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng quản lí của hoạt động nghiên cứu bài học.
1.4.2.3. Phẩm chất và năng lực của học sinh
Với học sinh thì phẩm chất trí tuệ, năng lực là nền móng cơ bản để tiếp thu kiến thức. Cho dù thầy giáo có giỏi về chun mơn, vững về nghiệp vụ nhưng học sinh không đủ khả năng để tiếp thu kiến thức căn bản, khơng chịu khó đầu tư thì tình hình đổi mới phương pháp dạy học cũng khó được cải thiện. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi học sinh phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có phương pháp tự học tốt ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách.
1.4.3. Các nhân tố thuộc về môi trường quản lý
1.4.3.1. Chủ trương, chính sách về đổi mới PPGD
Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên; Hướng dẫn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Bộ GD&ĐT V/v Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2013 - 2014; Hướng dẫn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Bộ GD&ĐT V/v Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014 - 2015; Hướng dẫn số 4509/BGD&ĐT-GDTrH ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Bộ GD&ĐT V/v Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 ... Đó là mơi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới PPDH ở các trường phổ thông hiện nay.
1.4.3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường
thiết bị dạy học. Cơ sở vật chất đầy đủ, thiết bị dạy học hiện đại sẽ góp phần vào thành cơng của đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, Hiệu trưởng phải tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới, đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học; chỉ đạo việc quản lý, sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường.
1.4.3.3. Gia đình và cộng đồng xã hội
Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của học sinh và là nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của con em. Truyền thống tốt đẹp và các giá trị văn hóa tích cực của địa phương là những yếu tố tác động đến công tác nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng thì các yếu tố chủ quan - nội lực quyết định sự phát triển; các yếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó.
1.4.3.4. Văn hố tổ chức của nhà trường
Văn hóa nhà trường có một ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của một nhà trường, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức. Văn hóa tổ chức làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.
Văn hóa nhà trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và, khi xung đột là khơng thể tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc khơng để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong nhà trường sinh hoạt chuyên môn là một nhiệm vụ cơ bản nhất để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy. Đây là hoạt động trọng tâm của các tổ chun mơn.
Quản lí hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THPT là quá trình tác động của Hiệu trưởng đến Tổ chuyên môn và GV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học để tạo điều kiện tốt nhất phát triển năng lực học tập của học sinh.
Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THPT gồm:
- Kế hoạch hóa hoạt động nghiên cứu bài học ở trường THPT - Tổ chức hoạt động nghiên cứu bài học ở trường THPT
- Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bài học của các tổ chun mơn
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THPT gồm các yếu tố sau: Chủ thể quản lý (phẩm chất năng lực của người Hiệu trưởng); Đối tượng quản lý (Phẩm chất năng lực của tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh); Môi trường quản lý (Chủ trương chính sách về đổi mới PPGD, điều kiện CSVC của nhà trường, vai trị của gia đình, cộng đồng xã hội, văn hóa nhà trường).
Đây là những vấn đề rất cơ bản, điều kiện cần thiết để các Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong các nhà trường THPT. Từ đó có cơ sở để nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trường THPT. Chất lượng giảng dạy là thương hiệu của các nhà trường, vì vậy phải lấy việc nâng cao chất lượng giảng dạy làm nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá cho sự phát triển bền vững của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo - Bùi Việt Phú (2013), Một số góc nhìn về phát triển và
quản lý giáo dục, NXB giáo dục Việt Nam.
2. Bộ GD&ĐT (2009), Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành
kèm theo Thông tư 29/2009/TT - BGD&ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
3. Bộ GD&ĐT (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học
phổ thông.
4. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư
12/2011/TT - BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
5. Bộ GD&ĐT (2012), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và
quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ
sở giáo dục thường xuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT -
BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
6. Bộ GD&ĐT (2013), Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn cấp Trung học
phổ thông.
7. Bộ GD&ĐT (2013), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm
học 2013-2014 số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013.
8. Bộ GD&ĐT (2014), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm
học 2014-2015 số 4099/BGDĐT- DTrH ngày 05 tháng 8 năm 2014.
9. Bộ GD&ĐT (2015), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm
học 2015-2016 số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 9 năm 2015.
10. Nguyễn Hải Châu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung
học phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà nội.
11. Phạm Khắc Chƣơng (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương (Bài giảng
về quản lý giáo dục đại cương). Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Cơ sở khoa học quản lý.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Chính (2015), Phát triển chương trình giáo dục. Nxb Giáo dục
14. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục.
Nxb giáo dục Hà Nội.
15. Trần Thị Minh Hằng (2011), Giáo trình Tâm lý học quản lý. Nxb giáo dục
Việt Nam.
16. Trần Ngọc Khuê (2004), Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo, quản lý. Nxb Chính
trị quốc gia.
17. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm.
18. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội.
19. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong
quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục.
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Bài giảng Tâm lý học quản lý (Theo cách tiếp
cận hành vi tổ chức)
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực
tiễn. Nxb Đại học Quốc gia.
22. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW)
23. Bùi Việt Phú, Nguyễn Văn Đệ, Đặng Bá Lãm, Giáo trình Chiến lược và
chính sách phát triển giáo dục. Nxb Giáo dục.
24. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục.
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
26. Quốc hội (2009), Luật Giáo dục sửa đổi và bổ sung năm 2009.
27. Sato M & Saito E (2012), “Nghiên cứu bài học như một công cụ đổi mới nhà trường:
Trường hợp của Nhật Bản”, Tạp chí Quốc tế về Quản lý giáo dục (4), tập 26.
28. Saito E (2009), “Các chiến lược thúc đẩy nghiên cứu bài học ở các nước đang
phát triển”, Tạp chí Quốc tế về quản lý giáo dục (6), tập 26.
29. Vũ Thị Sơn (2010), "Nghiên cứu bài học - Một cách tiếp cận năng lực nghề
nghiệp của giáo viên", Tạp chí khoa học giáo dục (52).
30. Vũ Thị Sơn, Nguyễn Dn (2010), "Vận dụng mơ hình Nghiên cứu bài học
vào dạy tiểu học và THCS: Kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm", Tạp chí KHGD (61).
31. Vũ Thị Sơn (2012), "Phát triển giáo viên của nhà trường qua sinh hoạt chuyên