1.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài họ cở trƣờng THPT
1.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPT
Điều 19, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THPT và phổ thơng có nhiều cấp học cụ thể như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường.
- Thực hiện các quyết định của Hội đồng trường được quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này.
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên. Thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên, ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức, xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh.
- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trường.
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, thực hiện công khai đối với nhà trường.
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [4].
1.3.5. Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học ở trường THPT
1.3.5.1. Kế hoạch hóa hoạt động nghiên cứu bài học ở trường THPT
Xây dựng kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu bài học. Hoạt động này nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt được trạng thái mong muốn của hoạt động nghiên cứu bài học khi kết thúc một giai đoạn phát triển. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn lộ trình của hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường và các tổ chuyên môn, từng GV phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của hoạt động nghiên cứu bài học.
Quy trình xây dựng kế hoạch gồm:
(1) Phân tích thực trạng hoạt động nghiên cứu bài học và quản lý hoạt động nghiên cứu bài học.
(2) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động nghiên cứu bài học và đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó.
(3) Xác định các hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường tương ứng với các mục tiêu.
(5) Xác định các biện pháp chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường.
(6) Trình bày kế hoạch nghiên cứu bài học của nhà trường.
1.3.5.2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu bài học ở trường THPT
Đẩy mạnh hoạt động tổ/nhóm chun mơn theo nghiên cứu bài học sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra đánh giá (KTĐG). Khi tham gia nghiên cứu bài học, mỗi giáo viên được sống và làm việc trong môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bản thân, của tổ, nhóm chun mơn. Qua hoạt động nghiên cứu bài học, GV chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH, KTĐG của mình với đồng nghiệp, trao đổi ý kiến, hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học.
Tổ chun mơn phải được duy trì họp ít nhất 2 lần/tháng theo quy định của Điều lệ nhà trường phổ thơng. Ngồi việc triển khai các công văn, chỉ thị của cấp trên, phục vụ dạy học, quản lý học sinh, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ nói chung, phần lớn thời gian còn lại là hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học gồm những nội dung sau:
(1) Thay đổi nhận thức của GV về sinh hoạt chuyên môn.
Sinh hoạt chuyên mơn theo nghiên cứu bài học là một q trình các GV tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thử nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của HS. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế. Trong q trình học tập đó, GV sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới.
Để đảm bảo sinh hoạt chuyên môn hiệu quả, trước hết Hiệu trưởng trường THPT cần coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng việc học của HS. Từ đó giúp GV hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn và cùng nhau quyết tâm thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Cần tránh để GV có suy nghĩ coi đó chỉ là việc sinh hoạt chun mơn thơng thường mà họ đã và đang thực hiện từ trước đến nay và không học tập được nhiều. Cần tạo cho họ có động lực tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận mới để học tập lẫn nhau, nâng cao năng lực
chuyên môn. Cần cho GV thấy được sinh hoạt chun mơn theo hướng tiếp cận mới có mục đích chính là nâng cao chất lượng các bài học của học sinh.
(2) Mời chuyên gia bồi dưỡng kiến thức phát triển kỹ năng nghiên cứu bài học cho GV.
(3) Tổ chức làm mẫu (một tổ CM và một GV cốt cán của tổ) của một bài học cụ thể.
Qua dự giờ, mỗi GV có cái nhìn và cách nhìn khác nhau, có suy nghĩ cảm nhận khác nhau về HS và bài học của các em. Khi các ý kiến khác nhau đó được chia sẻ cho mọi người cùng thấy sẽ làm cho việc phân tích bài học trở nên phong phú, sâu sắc, đa chiều, đa dạng. Từ đó, GV có cái nhìn tồn cảnh về tất cả các vấn đề liên quan đến việc dạy và việc học và các cách giải quyết chúng.
Đặc biệt, khi nghiên cứu bài học sẽ từ bỏ thói quen quan sát việc dạy của GV, người dự và người dạy sẽ cùng nhau hướng về một điểm chung là việc học của HS. Họ không cần để ý đến những khoảng cách về năng lực giữa các GV, thoải mái hơn khi trao đổi và chia sẻ ý kiến. Từ đó họ dễ dàng chấp nhận lẫn nhau và họ sẽ chỉ quan tâm đến những khó khăn của người GV trước sự thay đổi phức tạp trong học tập của HS.
Tóm lại, giáo viên dự giờ chỉ quan sát, suy ngẫm về việc học và các vấn đề liên quan đến việc học của HS. Người dự giờ phải quan sát tỉ mỉ, tinh tế, nhạy cảm việc học của từng HS để suy ngẫm và chuẩn bị chia sẻ ý kiến. Những dấu hiệu từ HS thể hiện ra ở khn mặt, lời nói, điệu bộ, sản phẩm học tập… Khơng nên chỉ quan sát việc dạy của GV, cần chú ý quan sát mối quan hệ phản ứng của HS trước nội dung bài học và hành động của GV. Khơng coi trọng việc ghi chép tiến trình bài dạy. GV dự giờ thoải mái ghi chép trong sổ dự giờ. Khi kiểm tra, nhà trường nên đánh giá sổ dự giờ của GV theo hướng này.
1.3.5.3. Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai hoạt động nghiên cứu bài học
Hiệu trưởng nhà trường cần xác định tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu bài học của giáo viên. Vì vậy chỉ đạo hoạt động nghiên cứu bài học của hiệu trưởng cần luôn luôn gắn chặt chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Hiệu trưởng cần quan tâm các vấn đề sau đây khi chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn:
(1) Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài học.
Nghiên cứu bài học trong trường THPT là một quá trình thường xuyên, lâu dài. Vì vậy hiệu trưởng cần hướng dẫn cụ thể cho tổ trưởng chun mơn xây dựng
kế hoạch mang tính ổn định. Kế hoạch nghiên cứu bài học của tổ phải rất cụ thể, chi tiết, có ưu tiên các vấn đề quan trọng trong mỗi năm học; phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng giáo viên, thời gian thực hiện và dự kiến kết quả đạt được trong từng giai đoạn. Hiệu trưởng cần quan tâm kiểm tra các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra đánh giá, để kịp thời chỉ đạo cho tổ điều chỉnh và bổ sung những điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu bài học thực hiện được thuận lợi hơn.
(2) Phát huy vai trò đội ngũ giáo viên đầu đàn trong hoạt động nghiên cứu bài học của nhà trường và tổ chuyên môn.
Đội ngũ giáo viên đầu đàn trong mỗi tổ chun mơn có vai trị đầu tàu, dẫn dắt cả tổ chuyên môn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chun mơn nói chung, hoạt động nghiên cứu bài học nói riêng.
Tổ chun mơn trên cơ sở thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học của từng giáo viên khẳng định năng lực, phẩm chất nghề nghiệp, từ đó phát hiện, xem xét, đề nghị hiệu trưởng bồi dưỡng bố trí nhiệm vụ để những giáo viên nổi trội về phẩm chất, năng lực tiếp cận với cơng tác quản lí; tổ chức cho tập thể giáo viên trong tổ chuyên môn đẩy mạnh các hoạt động chun mơn nói chung và hoạt động nghiên cứu bài học nói riêng.
Cần lưu ý rằng, giáo viên đầu đàn không phải tự nhiên mà có, cũng khơng phải chỉ giỏi chuyên môn là đủ. Đội ngũ giáo viên đầu đàn là sự phát hiện, bồi dưỡng, phải được sự thừa nhận, tôn vinh của cả tập thể giáo viên trong tổ chuyên mơn, đồng thời phải có một số kiến thức kĩ năng quản lý nhất định thì mới thực sự phát huy vai trị đầu tàu của mình. Việc phát hiện giáo viên đầu đàn chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt đông sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
(3) Giám sát việc thực hiện đúng qui trình nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
(4) Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng nâng cao chất lượng các buổi thảo luận cho từng bài học được nghiên cứu.
(5) Phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi”.
Việc xây dựng nhà trường, mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích đổi mới PPDH dựa trên nghiên cứu bài học. Trong việc xây dựng “Tổ chức biết học hỏi”, học hỏi có tinh thần đồng đội, cần giúp cho giáo viên rèn luyện kỹ năng hướng dẫn đồng nghiệp,
mỗi giáo viên phải làm việc một cách tập thể để đạt được tầm nhìn chung, mục tiêu chung chứ khơng chỉ theo đuổi những mục đích cá nhân của mỗi giáo viên. Ở đây rất cần hình thành cho mỗi giáo viên kỹ năng hướng dẫn đồng nghiệp. Hướng dẫn đồng nghiệp là phương pháp phát triển chuyên nghiệp và hiệu quả cải tiến việc dạy học và tăng cường quan hệ cộng tác giữa các đồng nghiệp. Đó là q trình trao đổi thơng tin, qua đó giáo viên chia sẻ kiến thức chun mơn, đổi mới PPDH của mình với đồng nghiệp, trao đổi ý kiến hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thành các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học. “Tổ chức biết học hỏi” là một tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
1.3.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bài học của các tổ chuyên môn
Kiểm tra, đánh giá là chức năng quan trọng trong quá trình quản lý và cũng là thời điểm khởi đầu làm tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch… Đó là cơng việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, là việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của tổ chức nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế đề điều chỉnh kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo.
Khi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu bài học trong trường trung học phổ thông cần chú ý:
(1) Đánh giá việc thực hiện quy trình nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
(2) Đánh giá việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH của giáo viên trong tổ chuyên môn.
(3) Đánh giá việc hỗ trợ và trợ giúp nhau đề hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học của giáo viên trong tổ chuyên môn.
(4) Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện nghiên cứu bài học của nhà trường đề ra.
1.3.5.5. Tạo động lực cho đội ngũ và học sinh
Động lực là nhân tố thúc đẩy, phát triển hoạt động của con người. Để tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu bài học, Hiệu trưởng cần kích thích động cơ dạy học của người thầy, động cơ học tập của học sinh.
cần tác động đến nhu cầu được tôn trọng, được tự khẳng định, đồng thời có sự động viên về mặt tinh thần và bồi dưỡng vật chất thích đáng, tương xứng với khả năng và sự cống hiến của mỗi cá nhân trong nhà trường.
Với học sinh, để xây dựng động cơ học tập đúng đắn, trước hết cần xây dựng nhu cầu, hứng thú học tập và xa hơn là ước mơ, hồi bão… hứng thú học tập có thể được hình thành từ nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, từ truyền thống hiếu học của gia đình dịng họ, từ phong trào học tập của địa phương…
(1) Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng và phê bình kịp thời, cơng bằng và khách quan.
(2) Tạo môi trường làm việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, tơn trọng cá nhân. (3) Thơng qua các hình thức tổ chức dạy học, hoạt động ngoại khoá để giáo dục học sinh có động cơ học tập đúng đắn, ước mơ, hồi bão cho tương lai.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học ở trƣờng THPT cứu bài học ở trƣờng THPT
1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể quản lý
Đó là nhận thức, tri thức, năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT. Sự đổi mới có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới PPDH nói chung và kiến thức nghiên cứu bài học nói riêng để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện. Ngồi ra, uy tín của người hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng quản lý
1.4.2.1. Phẩm chất và năng lực của tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp triển khai nghiên cứu bài học trong sinh hoạt chuyên mơn, đóng vai trị là đầu đàn, vì vậy tổ trưởng chuyên môn phải là người đạt chuẩn về trình độ đào tạo, vững vàng về chuyên môn