1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.6. Nghiên cứu bài học
Thuật ngữ "nghiên cứu bài học" (tiếng Anh là Lesson Study hoặc Lesson Research) dùng để chỉ một quá trình nghiên cứu, học hỏi từ thực tế của một nhóm
hay nhiều GV của một nhà trường nhằm đáp ứng tốt nhất việc học tập có chất lượng của HS. Nghiên cứu bài học có trọng tâm là nghiên cứu việc học của HS thông qua
từng chủ đề, bài học, môn học, lớp học cụ thể. Thuật ngữ "nghiên cứu việc học" (tiếng Anh là Learning Study) để chỉ những hoạt động trọng tâm, cụ thể của của GV trong quá trình nghiên cứu bài học gồm: thiết kế và tiến hành bài học - quan sát - suy ngẫm và chia sẻ về thực tế việc học của HS trong bài học đó để tìm hiểu HS học như thế nào? GV cần phải làm gì để HS học tập thực sự và có hiệu quả?
Theo Fernandez and Yoshida (2004), nghiên cứu bài học được mô tả là một quá trình bao gồm các bước sau: (1) cùng nhau lập kế hoạch, (2) quan sát việc tiến hành bài học, (3) thảo luận về bài học, (4) sửa lại kế hoạch bài học (không bắt buộc), (5) tiến hành bài dạy sau khi đã sửa (không bắt buộc), và (6) chia sẻ ý kiến và quan điểm về bài dạy sau khi đã sửa [30].
Theo Vũ Thị Sơn & Nguyễn Duân (2009), nghiên cứu bài học là một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của GV thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụ thể [30].
Hiện nay, nghiên cứu bài học “cộng đồng học tập” đang được coi là có ưu thế, phù hợp và hiệu quả hơn ở các nhà trường phổ thơng. Bởi vì, việc phát triển chun mơn của GV có hiệu quả bền vững và lý tưởng nhất là được đặt trong một cộng đồng ủng hộ việc học tập (Webster-Wright, 2009). Darling-Hammond (1998) cũng chỉ ra rằng cần phải làm cho việc phát triển chuyên môn của GV gắn với việc học tập của
HS và đổi mới chương trình, nó phải được gắn chặt vào cuộc sống hàng ngày của trường học [27]. Nghiên cứu bài học "cộng đồng học tập" hướng đến cả việc học của
GV và HS, thông qua nghiên cứu việc học của HS, GV cùng học hỏi và phát triển chun mơn của mình.
Như vậy, nghiên cứu bài học là quá trình GV cùng nhau nghiên cứu, học hỏi từ thực tế. Hoạt động này có kế hoạch, thực hiện thường xun, thơng qua những bài học, mơn học tại trường, lớp mình nhằm nâng cao năng lực chuyên môn-nghiệp vụ gắn với đảm bảo cơ hội học tập và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học của từng HS.