Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong dạy học phần dẫn xuất hiđrocacbon ở chương trình 11 nâng cao (Trang 72 - 76)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy kết quả học tập của học

sinh khối TN cao hơn học sinh khối ĐC, thể hiện:

- Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh yếu kém, trung bình của lớp TN thấp hơn của lớp ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột).

- Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh khá, giỏi của lớp TN luôn cao hơn của lớp đối chứng (thể hiện qua biểu đồ hình cột), chứng tỏ HS ở lớp TN sau khi học xong bài thì hiểu bài và vận dụng kiến thức để giải bài tập tốt hơn lớp ĐC.

- Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC chứng tỏ ở các lớp TN, các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn. Điều này cho phép

nhận xét rằng chất lượng bài kiểm tra của lớp TN khơng những cao hơn mà cịn đồng đều hơn và bền vững hơn lớp ĐC.

- Đồ thị đường luỹ tích của khối TN ln nằm ở phía bên phải và phía dưới đường luỹ tích của khối ĐC. Điều này chứng tỏ số HS đạt điểm xi trở xuống của lớp TN ln ít hơn lớp ĐC. Nói cách khác, số HS có điểm cao hơn thường hiện diện trong lớp TN. Đây cũng là bằng chứng khách quan về tác động tích cực của phương pháp được áp dụng.

- Điểm trung bình cộng của học sinh lớp TN cao hơn lớp ĐC chứng tỏ việc áp dụng phương pháp thực nghiệm (phương pháp dạy học mới) mang lại hiệu quả (nâng cao kết quả học tập cho học sinh).

- Đối với lớp thực nghiệm thì STN < SĐC và VTN < VĐC, chứng tỏ chất lượng khối lớp thực nghiệm tốt hơn và đồng đều hơn khối lớp đối chứng.

- Kiểm tra kết quả với phép thử Student: TLT =1,96 với α = 0,05, F= 283

So sánh ta thấy: ttính = 5,45> tLT = 1,96, ttính = 6,93> tLT = 1,96, chứng tỏ sự khác nhau giữa xTN và xĐC là có ý nghĩa. Việc sử dụng phương pháp mới có hiệu quả với mức ý nghĩa 0,05.

 Kết luận: Vậy việc áp dụng phương pháp thực nghiệm (phương pháp dạy

học sử dụng BTHH) là có tính khả thi, có thể áp dụng phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông hiện nay .

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này chúng tơi đã trình bày q trình và kết quả TNSP. Chúng tôi đã tiến hành TN ở 2 trường, 6 lớp, trong học kỳ II của năm học 2010-2011, đã xây dựng giáo án minh họa cho dạng bài nghiên cứu tài liệu mới, bài ôn tập luyện tập, đã xử lí kết quả 2 bài kiểm tra, cho thấy kết quả ở khối lớp TN luôn cao hơn khối lớp ĐC, điều đó cho phép khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng BTHH trong dạy học. Như vậy, các kết quả thu được căn bản đã xác nhận giả thuyết khoa học của đề tài.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội

dung của đề tài:

- Nghiên cứu khái niệm và những tác dụng trí dục, đức dục của BTHH. - Hình thành khái niệm BTNT và những đặc trưng cơ bản của BTNT.

- Nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực cần được quan tâm và phát triển ở trường ở trường phổ thơng, trong đó BTHH vừa là phương tiện vừa là PPDH tích cực.

- Việc sử dụng bài tập hóa học trong q trình dạy học.

1.2. Điều tra, tìm hiểu tình hình dạy học bằng BTNT 20 giáo viên của ba trường

THPT thuộc tỉnh Quảng Trị để làm cơ sở thực tiễn của đề tài.

1.3. Đưa ra qui trình xây dựng BTNT, trên cơ sở đó đã xây dựng 36 BTNT, tuyển

chọn 10 BTNT dùng để giảng dạy phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 11.

1.5. Phương pháp sử dụng BTNT 1.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

- Sử dụng các BTNT đã xây dựng và BTHH đã tuyển chọn để dạy học chương Dẫn xuất halogen – ancol – phenol lớp 11 nâng cao.

- Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn của luận văn và tính khả thi của việc sử dụng BTHH trong dạy học.

2. Kiến nghị .

Luận văn đã xây dựng và tuyển chọn BTHH để thiết kế các hoạt động dạy học trong đó đã đưa ra qui trình xây dựng BTNT, cách sử dụng BTNT, bước đầu đã có kết quả khả quan ở các lớp thực nghiệm, được sự ủng hộ đồng tình của giáo viên thực nghiệm.

Kiến nghị có thể sử dụng BTNT trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng.

Trên đây là nội dung cơ bản chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm. Chúng tôi hy vọng rằng, luận văn đóng góp một phần nhỏ vào cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thơng.

1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (2003), Một số vấn đề chọn lọc của hóa học, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Ngô Ngọc An (2001), Câu hỏi giáo khoa hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục, Hà Nợi.

3. Ban tổ chức kỳ thi Olympic 30 tháng 4 lần XII (2006), Tuyển tập đề thi Olympic

hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nợi.

4. Hồng Chúng (1993), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Lê Văn Dũng, Võ Văn Tân, Ngô Văn Tứ (2005), Giáo trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì 3 mơn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Đỗ Đình Rãng (2009), Hóa học hữu cơ 2, NXB Giáo dục, Hà Nợi.

7. Cao Cự Giác (2004), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hóa học,Tập 2-Hóa học

hữu cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Trần Thành Huế (chủ biên), Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Đức Vận, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Hữu Đính, Phùng Ngọc Trác (1999), Tuyển tập các bài tập

nâng cao, NXB Trẻ, Hà Nội.

10. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xn Trinh (1982), Lí luận dạy học hóa học, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học,Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lí luận dạy học đại cương, Tập 1,2, Trường cán bộ quản lí Giáo dục Trung ương 1, Hà Nội.

13. Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (2006), Tuyển tập 10 năm dề thi Olympic 30 tháng 4 Hóa học 11, NXB Giáo dục, Hà Nợi.

14. Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại (1976), Cơ sở hóa học Hữu cơ,

Tập 1, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

15. Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại (1980), Cơ sở hóa học Hữu cơ,

16. Ngô Thị Thuận (2003), Bài tập hóa học hữu cơ, NXB Khoa hoc và kỹ thuật, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Tịng (1996), Thực hành hóa hữu cơ, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê

Mậu Quyền (2006), Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đồn Việt Nga, Lê Trọng Tín (2006), Sách giáo viên hóa học 11 nâng

cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng (2006), Bài tập hóa học 11 nâng cao, NXB giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Xuân Trường (2009), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ

thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Đào Hữu Vinh (chủ biên), Đỗ Hữu Tài, Nguyễn Thị Minh Tâm (1997), 121 bài

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong dạy học phần dẫn xuất hiđrocacbon ở chương trình 11 nâng cao (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w