Tăng cường nâng cao nhận thức về văn hóa tổchức cho đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa tổ chức tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên (Trang 85)

2.2.1 .Tổ chức nghiên cứu thực trạng

3.3. Các biện pháp phát triển văn hóa tổchức tại Trung tâm Giáo dục thường

3.3.1. Tăng cường nâng cao nhận thức về văn hóa tổchức cho đội ngũ cán bộ,

bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh

3.3.1.1 Mục đích và ý nghĩa

VHTC là một vấn đề rất mới. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn vấn đề này không phải là một điều đơn giản. Hiện nay cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh của TT vẫn chưa hiểu đầy đủ về VHTC, vai trò của VHTC trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các hội thảo,... để giúp cho các thành viên TT nâng cao nhận thức và hiểu được một cách khoa học về thuật ngữ, khái niệm VHTC; đồng thời qua đó sẽ định hình được các vai trị, trách nhiệm cũng như những hoạt động cụ thể của bản thân để phát triển VHTC.

3.3.1.2. Nội dung và quy trình thực hiện

* Nội dung của biện pháp:

Nâng cao khả năng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV TT GDTX tỉnh Điện Biên về các vấn đề liên quan tới VHTC và phát triển VHTC một cách hợp lý để nâng cao chất lượng giáo dục của TT:

+ Sưu tầm và phổ biến lý luận và thực tiễn VHTC tới đội ngũ CBQL, GV, NV

+ Phổ biến những quan điểm về VHTC lành mạnh, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn địa phương để các thành viên trong TT học tập

+ Đưa ra lý thuyết về VHTC và các chỉ số thể hiện VHTC của TT

GDTX.

+ Bồi dưỡng rèn luyện cho các thành viên trong TT GDTX những kỹ

năng cần thiết như: kỹ năng quản lý, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống… trong tổ chức trên nền tảng văn hóa của một tổ chức biết học hỏi, hợp tác và làm việc chuyên nghiệp.

* Quy trình thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động bồi dưỡng rèn luyện để nâng

cao nhận thức về VHTC cho CBQL, GV, NV, HS TT GDTX

+ Xem xét thực trạng về mức độ nhận thức của CBQL, GV, NV, HS của TT GDTX tỉnh Điện Biên về VHTC.

+ Đề ra các mục tiêu để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV, HS của TT GDTX tỉnh Điện Biên.

+ Dự kiến các nguồn lực như: con người, cơ sở vật chất, tài chính, thời gian,... để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

+ Dự kiến các phương pháp tiến hành nâng cao nhận thức về văn hóa quản lý cho CBQL, GV, NV, HS của TT GDTX tỉnh Điện Biên.

- Tổ chức thực hiện

+ Phân bổ nhân lực để thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức về VHTC. + Phân bổ nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian cho từng nội dung hoạt động nâng cao nhận thức về VHTC cho CBQL, GV, NV, HS của TT GDTX tỉnh Điện Biên.

- Kiểm tra đánh giá cá nhân khi họ thực hiện tham gia vào việc nâng

cao nhận thức về VHTC.

+ Thiết lập các chuẩn đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về VHTC.

+ Theo dõi ý thức học tập và đánh giá hiệu quả vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế của CB, GV, NV.

+ Tìm hiểu nguyên nhân những mặt đạt được hoặc chưa đạt được trong việc nâng cao nhận thức về VHTC cho CBQL, GV, NV từ đó có các giải pháp khắc phục.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

- Phải mời được các chuyên gia có sự am hiểu về VHTC để tiến hành các buổi tập huấn, hội thảo.

- Có bộ công cụ để đánh giá thực trạng VHTC để có biện pháp nâng cao phù hợp, hiệu quả.

- TT GDTX tỉnh Điện Biên phải có nguồn kinh phí nhất định và có các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV của TT về VHTC.

3.3.2. Xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của trung tâm tập trung vào chất lượng giáo dục

3.3.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của TT nhằm đưa ra một định hướng thống nhất cho sự phát triển của TT. Sứ mệnh của TT được xây dựng và phổ biến đến toàn thể CB, GV, HS TT cũng như tuyên bố rộng rãi trong cộng đồng là sự thể hiện niềm tin vào lí do tồn tại, ý nghĩa tồn tại của TT. Đồng thời, việc xây dựng tầm nhìn chính là vẽ ra một viễn cảnh cần đạt đến trong tương lai để tạo ra sự nỗ lực, cố gắng trong tập thể CB, GV, HS.

Mục tiêu biện pháp gồm hai nội dung cơ bản:

- Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn của TT phù hợp, tập trung vào chất lượng dạy học và không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.

- Chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn đến tồn thể CB, GV cũng như tuyên bố rộng rãi đến cộng đồng.

Từ thực trạng VHTC và việc thực hiện các biện pháp xây dựng VHTC của TT GDTX tỉnh Điện Biên hiện nay có thể thấy, biện pháp xây dựng, chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của TT là hết sức cần thiết bởi vấn đề này hết sức quan trọng đối với VHTC nhưng lại chưa hề được quan tâm thực hiện trên thực tế. CBQL, GV, NV cần biết rõ tầm nhìn, sứ mệnh của TT để có định hướng cho sự phát triển bản thân, đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Để tiến hành xây dựng và chia sẻ sứ mệnh, tầm nhìn của TT tập trung vào chất lượng giáo dục cần tiến hành các nội dung cụ thể sau đây:

- Đánh giá về nhiệm vụ và mục đích của TT được thể hiện như thế nào trên thực tế và qua tuyên bố sứ mệnh của TT. Đánh giá về nhiệm vụ và mục đích của TT thơng qua nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử của TT. Thu thập các báo cáo về tầm nhìn và sứ mệnh của TT trong vòng 10 đến 15 năm qua (trên bản tin, trang web, kế hoạch hàng năm…). Sắp xếp theo thứ tự thời gian, tìm ra sự thay đổi trong tầm nhìn, sứ mệnh của TT và chiều hướng của sự thay đổi đó. - Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của TT hướng đến chất lượng giáo dục qua việc phát huy trí tuệ của tập thể. GĐ cùng với các thành viên TT cùng tham gia xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của TT.

- Chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của TT đến tồn thể CB, GV, HS. Tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tuyên bố sứ mệnh hiện tại của NT được thể hiện như thế nào ( Được treo trong văn phòng, trong lớp học, in trên giấy viết thư của TT và thẻ cán bộ giáo viên, in trên ly cà phê, cốc uống nước, áo đồng phục)? Lập danh sách tất cả các nơi mà sứ mệnh được hiển thị ở TT. Trả lời câu hỏi làm thế nào để sứ mệnh được truyền đạt rõ ràng, ấn tượng nhất? Trên cơ sở câu trả lời tìm được đưa ra những cách thức để thể hiện sứ mệnh, tầm nhìn của TT một cách hiệu quả nhất.

- Phổ biến đến cộng đồng về sứ mệnh, tầm nhìn của TT: tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thơng tin để tìm câu trả lời cho các câu hỏi: làm thế nào cộng đồng biết về tuyên bố sứ mệnh của TT? Có phải tất cả các thành viên của cộng đồng được cung cấp thông tin về sứ mệnh của NT bằng một hình thức họ có thể nghe thấy, biết, và kết nối được? Sứ mệnh có được trình bày bằng ngơn ngữ của họ, có trực quan hấp dẫn đối với họ hay khơng? Cộng đồng có được kích thích về tuyên bố sứ mệnh của TT? Cảm nhận của cộng đồng đối với sứ mệnh, tầm nhìn của TT như thế nào? Trên cơ sở kết quả thu được để điều chỉnh cách thức phổ biến tầm nhìn, sứ mệnh của TT đến cộng đồng hiệu quả hơn.

- Tạo dựng niềm tin, sự lạc quan, quyết tâm thực hiện cho CB, GV, HS đối với sứ mệnh tầm nhìn của TT. Cụ thể, cần hiện thực hóa sứ mệnh, tầm

nhìn qua các hoạt động cụ thể và qua các kế hoạch của TT; ghi nhận, tuyên dương đối với những cá nhân nỗ lực phấn đấu vì sứ mệnh cũng như có đóng góp cho sự phát triển của TT.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

- Vai trò quyết định của Ban Giám đốc trong việc xây dựng và chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của TT đến CB, GV, HS và cộng đồng.

- GV, HS tham gia cùng xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh của TT và phấn đấu nỗ lực để thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh ấy.

- Sự tham gia của cộng đồng trong việc tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho TT thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh.

3.3.3. Xây dựng Quy chế văn hoá tổ chức theo mơ hình văn hóa tổ chức tích cực làm nền tảng cho sự phát triển bền vững

3.3.3.1 Mục đích và ý nghĩa

Quy chế văn hoá tổ chức là một yếu tố quan trọng để định hướng cho các hoạt động trong TT GDTX. Xây dựng được Quy chế văn hố tổ chức cịn góp phần hình thành trong CB, GV, HS niềm tin, động lực để luôn nỗ lực vươn tới. Quy chế văn hoá tổ chức đồng thời cũng là hiện thân cụ thể của các giá trị, mục tiêu, sứ mệnh mà TT phấn đấu. Quy chế văn hố tổ chức chính là chiếc khn quan trọng để định hình VHTC.

3.3.3.2. Nội dung và quy trình thực hiện

Để có thể xây dựng được Quy chế VHTC cần thực hiện các nội dung cụ thể sau đây:

- Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực văn hóa cho các lĩnh vực, các hoạt động trong TT. Các chuẩn mực hướng đến phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Việc xây dựng các chuẩn mực cần dựa trên sự kế thừa các chuẩn mực đã có và điều chỉnh những chuẩn mực khơng cịn phù hợp, bổ sung thêm những chuẩn mực mới. Các thành viên trong TT cùng tham gia xây dựng các chuẩn mực văn hóa trong TT.

- Phổ biến Quy chế VHTC đến tất cả CB GV, HS trong TT. Thực hiện việc phổ biến Quy chế VHTC bằng nhiều cách khác nhau (bảng nội quy, khẩu hiệu, tranh ảnh, biểu tượng…). Chú ý phổ biến Quy chế VHTC đến thành viên mới của TT (CB, GV, HS).

- Đánh giá việc thực hiện Quy chế VHTC trong TT một cách thường xuyên. Để thực hiện nội dung này cần xây dựng kế hoạch đánh giá, xây dựng các công cụ đánh giá và tiến hành đánh giá, xử lí số liệu, đưa ra kết quả định tính, định lượng và có tổng kết cụ thể để có thể điều chỉnh, thay đổi Quy chế VHTC cho phù hợp.

- Nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của CB, GV, HS vào Quy chế VHTC để các thành viên TT tự giác vươn tới các chuẩn mực:

+ Sử dụng các chế tài phù hợp đối với những trường hợp vi phạm vào Quy chế VHTC trong TT. Phát hiện và có những biện pháp cụ thể để cải thiện những biểu hiện tiêu cực khi thực hiện Quy chế VHTC.

+ GĐ gương mẫu thực hiện Quy chế VHTC để CB, GV, HS làm theo. Bản thân lời nói, việc làm của GĐ phải là những hình mẫu cho việc thực hiện các chuẩn mực văn hóa mà TT hướng tới.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện

- Vai trò quyết định của GĐ trong việc xây dựng và định hướng thực hiện Quy chế VHTC trong TT.

- Sự tham gia của tập thể CB, GV, HS để xây dựng, phổ biến và thực hiện Quy chế VHTC.

- Có các điều kiện về kinh phí để phổ biến Quy chế VHTC, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Quy chế VHTC.

3.3.4. Đầu tư cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực, sự địng góp của xã hội phù hợp với mơ hình văn hố tổ chức của trung tâm hội phù hợp với mơ hình văn hố tổ chức của trung tâm

3.3.4.1 Mục đích và ý nghĩa

- Biện pháp này sẽ giúp cho TT có sự huy động tổng hợp từ mọi phía để hỗ trợ phát triển từ yếu tố con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính và khai thác từ mọi lực lượng như TT, địa phương, gia đình và cộng đồng xã hội.

- Xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn kết giữa TT với gia đình, cộng đồng từ đó nâng cao hơn nữa vai trò của cộng đồng, địa phương đối với các hoạt động giáo dục của TT. Trong đó, vai trị của cộng đồng, địa phương được xác định cũng là những lực lượng giáo dục quan trọng cùng với TT để nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu của biện pháp còn nhằm thực hiện sứ mệnh của TT đối với cộng đồng. NT quan tâm và phối hợp với cộng đồng để giải quyết các vấn đề chung.

- Cơ sở vật chất của TT được cải thiện góp phần tạo ra cảm xúc tích cực cho CB, GV, NV, tạo khả năng tập trung cao vào công việc.

- Xây dựng không gian sạch sẽ, trang trí chú ý tới màu sắc và ánh sáng… tạo cảm giác lạc quan, tích cực, hứng thú khi làm việc và học tập tại TT.

- Xây dựng hệ thống các yếu tố biểu tượng, hiện vật, kí hiệu… của TT nhằm truyền tải những thơng điệp có ý nghĩa tích cực đến CB, GV, HS.

3.3.4.2. Nội dung và quy trình thực hiện

* Nội dung của biện pháp:

- Tham mưu với Đảng ủy, UBND tỉnh, Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Bien để huy động các nguồn CSVC.

- Tham mưu với lãnh đạo cấp trên về kế hoạch thực hiện xây dựng VHTC trong TT để nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên.

- TT phải kết hợp với địa phương thực hiện phát triển văn hóa cộng đồng địa phương để đưa vào TT.

- Lập kế hoạch xây dựng văn bản đề xuất các công việc của TT để phát

huy tối đa sự ủng hộ từ phía các lực lượng xã hội nhằm tăng cường các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, tài chính ….

- Thơng qua các buổi họp với lãnh đạo chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động phong trào truyền thống của địa phương và TT nhằm huy động được sự đóng góp kinh phí, cơ sở vật chất và con người cho các hoạt động của TT.

- Phối hợp với các cấp Ban ngành, Sở Giáo dục và đào tạo để xây dựng VHTC tích cực, đây là cơng việc địi hỏi sự tham gia của rất nhiều phía từ con người, tài chính, cơ sở vật chất….và quan trọng là sự thống nhất đồng thuận của các thành viên trong TT.

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện

- Có bản kế hoạch cụ thể từng bước huy động các nguồn lực và phân bổ nguồn lực hợp lý.

- UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư tài chính cho TT phục vụ phát triển giáo dục nói chung và phát triển VHTC nói riêng.

3.3.5. Xây dựng hình ảnh Người lãnh đạo trở thành tấm gương mẫu mực về văn hóa tổ chức của trung tâm về văn hóa tổ chức của trung tâm

3.3.5.1 Mục đích

- Để xây dựng VHTC thành cơng cần có vai trị nịng cốt của người lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo không gương mẫu thực hiện các chuẩn mực VHTC thì sẽ khơng thuyết phục được CB, GV, NV TT thực hiện theo.

- Khi người lãnh đạo trở thành tấm gương mẫu mực về VHTC của TT, các chuẩn mực VHTC sẽ được hiện thực hóa một cách sinh động. CB, GV, NV dễ dàng hình dung được mơ hình lý tưởng về VHTC mà TT hướng đến.

- Tạo động lực, nâng cao ý thức tự giác cho CB, GV, NV trong việc xây dựng văn hóa chung của TT.

3.3.5.2. Nội dung và quy trình thực hiện

* Nội dung biện pháp:

- Người lãnh đạo phải gương mẫu chấp hành mọi nội quy, quy chế của TT. Đặc biệt là gương mẫu thực hiện Quy chế VHTC đã xây dựng.

- Luôn đặt ra những chuẩn mực và yêu cầu cao cho bản thân để thực hiện. Thống nhất giữa lời nói với việc làm.

- Khơng ngừng hồn thiện bản thân về mọi mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách, năng lực quản lí.

- Tơn trọng, lắng nghe, chia sẻ và hợp tác hiệu quả với tất cả các thành viên trong NT.

* Cách thức thực hiện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa tổ chức tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)