Xây dựng bầu khơng khí tổchức củaTrung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa tổ chức tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên (Trang 44 - 48)

1.4. Phát triển văn hoá tổchức Trung tâm Giáo dục thường xuyên

1.4.9. Xây dựng bầu khơng khí tổchức củaTrung tâm

Bầu khơng khí là trạng thái tâm lý của tổ chức. Nó thể hiện sự phối hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách.

Bầu khơng khí tâm lý tồn tại khách quan trong các tổ chức. Các dấu hiệu quantrọng nhất của bầu tâm lý xã hội là: a) Sự tin tưởng và yêu cầu cao của các thành viên với nhau. b) Thiện chí và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.c) Mức độ dung hợp tâm lý giữa các cá nhân, tinh thần trách nhiệm của họđối với công việc chung và đối với mỗi cá nhân.

Bầu khơng khí tâm lý đóng vai trị to lớn đối với hoạt động chung của tổchức. Một bầu khơng khí tâm lý lành mạnh, thân ái trong tổ chức sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực của họ trongviệc thực hiện các nhiệm vụ được giao, tạo ra sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân. Ở một tổ chức như vậy ít xuất hiện những xung đột gay gắt, những nhóm khơng chính thức đối lập và các thủ lĩnh tiêu cực. Trong tổ chức này, cá nhân gắn bó với tập thể, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.

Là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại khách quan trong tổ chức, sự hìnhthành bầu khơng khí tâm lý chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có những yếu tố khách quan và những yếu tố chủ quan. Trong đó, phong cách làm việc của người lãnh đạo có ảnh hưởng to lớn đến bầu khơng khí tâm lý của tổ chức. Bên cạnh đó, người quản lý cần phải tạo ra cho người lao động có cảm giác là họ đang làm việc cho tổ chức như cho chính bản thân mình.

Đề xây dựng bầu khơng khí TTGDTX lành mạnh, có tác động tích cực đến người lao động cần tiến hành các biện pháp cụ thể sau đây:

+ Tập trung cải thiện điều làm việc của TT: Cần đảm bảo những điều kiện thiết yếu của việc dạy, học và làm việc (cảnh quan xanh, sạch, đẹp; phòng học đúng chuẩn, có phịng nghỉ cho giáo viên, nhân viên; tổ chức điều kiện lao động đạt yêu cầu thẩm mỹ,.... ) để tạo ra những “cảm xúc thẩm mỹ” tích cực

cho CB, GV, NV, nhờ đó mà làm xuất hiện trạng thái thư giãn thoải mái, sảng khoái dễ chịu..... là tiền đề cho tâm trạng vui vẻ, phấn khởi của mọi người.

+ Xây dựng một bộ máy tổ chức có hiệu lực: Xác định rõ ràng bằng văn bản vai trị, vị trí, chức năng, quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận, xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc thật chặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp như một thể thống nhất không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau,....

+ Thường xuyên quan tâm theo dõi trình độ phát triển của tập thể để duy trì nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lý các mối quan hệ chính thức trong tập thể và xây dựng phương thức quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể.

+ Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất của các mối quan hệ khơng chính thức trong tập thể, kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải quyết ngay những quan hệ tâm lý căng thẳng giữa các cá nhân hoặc các nhóm với nhau. Nắm chắc các nhóm khơng chính thức cùng diễn biến các chuẩn mực của nó nhằm đưa ra được đối sách thích hợp, khơng để nó ảnh hưởng xấu đến tập thể.

+ Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học, thiết thực, đảm bảo nhịp điệu lao động ổn định theo một kế hoạch đã định, tránh gây những xáo trộn trong hoạt động, phá vỡ động hình lao động của tập thể.

+ Cần phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh, phân tích đánh giá mâu thuẫn và áp dụng các biện pháp từ giáo dục thuyết phục đến các biện pháp hành chính cưỡng chế để giải quyết ngay các mâu thuẫn, không để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể.

+ Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể sư phạm thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên tham gia vào các quyết định quản lý. Điều này tác động mạnh vào tâm lý con người, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và

+ Cơng khai hóa mọi hành động của bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là của người hiệu trưởng. Tập thể cần biết người lãnh đạo đang làm những công việc gì và họ đang giải quyết những vấn đề đó như thế nào. Nhờ vậy mà tạo ra sự cẩm thơng của tập thể đối với những khó khăn phức tập của người lãnh đạo trong khi giải quyết các nhiệm vụ của tập thể, tạo nên sự gần gủi lãnh đạo tập thể. Họ thấy được lãnh đạo của mình là người cơng minh và do đó uy tín của người lãnh đạo được nâng lân.

+ Đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi người.

+ Duy trì nghiêm pháp chế của tập thể, xếp người đúng việc, xử lý nghiêm minh những vi phạm qui chế của tập thể.

+ Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực, tư tưởng cán bộ một cách công bằng khoa học và hết sức thận trọng.

+ Không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý người lãnh đạo để đạt được yêu cầu vừa là thủi trưởng vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm.

Tiểu kết chương 1

Văn hoá tổ chức là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của tổ chức, được các thành viên trong tổ chức thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức.

Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ tổ chức nào. VHTC lành mạnh sẽ tạo động lực làm việc cho CB, GV, NV và học sinh. VHTC hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống. VHTC giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức, hạn chế xung đột. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của tổ chức, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

TTGDTX là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. TTGDTX vừa mang những đặc điểm của một NT, thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt

động giáo dục nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm riêng phù hợp các chức năng nhiệm vụ khác của giáo dục thường xuyên. VHTC của TT GDTX gần gũi với VHNT nói chung, đồng thời cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt do đặc điểm cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của TT tạo nên.

Phát triển VHTC của TT GDTX bao gồm những nội dung cơ bản: xây dựng, phát triển và đưa các chuẩn mực này vào thực tế; đánh giá các điều kiện thực hiện và thực tế văn hóa TT; xây dựng mơi trường văn hóa của TT; tiến hành các lễ kỉ niệm; xây dựng hồ sơ VHTC; đánh giá VHNT; xây dựng tính chuyên nghiệp cho các thành viên; phát triển phong cách làm việc của các thành viên và xây dựng bầu khơng khí của tổ chức. Các nội dung trên cần được thực hiện một cách hài hòa, đồng bộ để phát triển VHTC ngày càng hoàn thiện.

Phát triển văn hóa của TT GDTX khơng phải là công việc cho ta kết quả tức thì mà cần có những bước đi phù hợp. Nhà quản lý cần phải nhận ra đâu là những giá trị văn hóa đích thực, cốt lõi có tính đặc trưng của TT mình để tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác, để nuôi dưỡng, vun trồng. Văn hóa đó phải thực sự hòa hợp với sứ mạng và mục tiêu của TT, hướng tới xây dựng một TT đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời đại tồn cầu hóa của thế kỷ XXI.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa tổ chức tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)