.2 Tỷ lệ trường THPT và GDTX trong toàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông (Trang 67 - 117)

Tỷ lệ %

Các trường THPT Trung tâm GDTX

Biểu đồ 2.2 cho thấy: TTGDTX chỉ chiếm tỷ lệ 1/29 (3,4%) trong tổng số 29 trường, điều đó báo hiệu cho các nhà quản lý cần điều chỉnh phát triển hệ thống GDTX trong toàn tỉnh để đáp ứng mục tiêu xây dựng "Xã hội học tập".

2.2.4.2. Về các chính sách đối với giáo dục bậc THPT a) Chính sách đối với giáo viên và học sinh

Các cơ chế chính sách hiện hành đã có tác động tốt duy trì, ổn định cơng tác giáo dục các trường THPT nói riêng các trường phổ thơng nói chung trên địa bàn tồn tỉnh; một số chính sách khuyến khích đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển. So với trước đây thu nhập của cán bộ, giáo viên, nhân viên đã khá hơn nhiều, cuộc sống của họ phần nào đã đáp ứng được các nhu cầu vật chất đảm bảo cho họ hồn thành nhiệm vụ. Chính sách ưu đãi cho các học sinh thuộc hộ nghèo, con em vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được cung cấp SGK, hỗ trợ tiền, gạo để các em có điều kiện được cắp sách tới trường như các bạn khác; chính sách khen thưởng kịp thời cho các em học sinh nghèo vượt khó, các em đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấc cấp đã thúc đẩy khuyến khích các em làm hạt giống trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Tuy nhiên, chính sách quy định chế độ làm việc đối với giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm: nhiệm vụ của giáo viên, thời gian làm việc trong một năm, định mức tiết dạy, chế độ giảm định mức tiết dạy và quy đổi các hoạt động khác ra tiết dạy (TT28 /2009/TT-BGDĐT) chưa được áp dụng trên địa bàn tồn tỉnh. Thực hiện chính sách quy định định mức biên chế áp dụng đối với viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (TT LT 35 /2006/TTLT-BGDĐT-BNV) chưa triệt để. Vì vậy đời sống của giáo viên Tun Quang nói chung cịn ở mức thấp so với mặt bằng chung của cả nước; chế độ chính sách chưa được đáp ứng dẫn đến chưa thực sự động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cống hiến cho giáo dục với khả năng, tinh thần nhiệt huyết của người thầy.

Những năm vừa qua cùng với sự thay đổi trong xã hội, giáo dục cũng được đổi mới toàn bộ chương trình và SGK phổ thơng từ lớp 1 đến lớp 12. Song cũng gặp khơng ít các khó khăn, vì nó kéo theo phải trang cấp đầy đủ, đồng bộ đồ dùng, trang thiết bị và các nguyên liệu cho phù hợp với nội dung, chương trình, SGK mới, nhất là đổi mới phương pháp dạy học. Ngược lại mức kinh phí đầu tư cho giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia, bởi vì Tuyên Quang là tỉnh miền núi có kinh tế kém phát triển.

c) Cơ sở vật chất

Từ những năm gần đây, từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn kinh phí của đại phương, xã hội hóa giáo dục các trường đã có rất nhiều cố gắng đầu tư, củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm. Thực tế hầu hết các phịng học học bộ mơn đang sử dụng trong các trường trung học trong tồn tỉnh là cũ và khơng phù hợp. Muốn có phịng học bộ mơn theo tiêu chuẩn, biện pháp tối ưu được thực hiện là cải tạo phòng học truyền thống trước đây thành phịng học bộ mơn mới. Việc chuyển đổi này là cả một q trình vơ cùng khó khăn, nhất là về kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo, trang cấp thiết bị...

Bước đầu toàn tỉnh mới thực hiện trang cấp thiết bị cho các phòng học chung bộ mơn cho 100% các trường THPT, có từ 1 đến 2 phịng học; 100% các trường THPT đều được trang cấp từ 01 đến 02 phịng máy vi tính đủ để dạy Tin học cho các khối lớp và dạy nghề tin học lớp 11; 100% các trường THPT được trang cấp đồ dùng, trang thiết bị dạy học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

d. Trang thiết bị

Nguồn ngân sách được cấp, nguồn đầu tư của các nhà đầu tư cho các trường trong việc mua sắm bổ sung trang thiết bị rất hạn chế; nguồn vốn xã hội hóa từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, phụ huynh học sinh,... cũng rất hạn chế,

dẫn đến trang thiết bị ở các nhà trường tuy được đầu tư theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT song chất lượng chưa tốt, chưa đồng bộ về chủng loại và còn lạc hậu. Các thiết bị mua mới dừng ở mức khiêm tốn, đặc biệt là thiết bị thí nghiệm, thực hành, nghe nhìn hiện đại, làm hạn chế việc thực hành, thí nghiệm, nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường để theo kịp với đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay.

Để đảm bảo việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với đổi mới chương trình và sách giáo khoa một cách tồn diện, ổn định thì cần thiết phải có nguồn kinh phí để mua sắm bổ sung, duy tu, bảo dưỡng và thay thế trang thiết bị cũ, lạc hậu. Tuy nhiên thực tế việc này thực hiện ở các trường THPT trên địa bàn tồn tỉnh là chưa đảm bảo, vì kinh phí vơ cùng hạn chế.

Từ những khó khăn trên dẫn đến chất lượng giáo dục nói chung cịn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục để có thể theo kịp các tỉnh trong khu vực và tồn quốc; trình độ của học sinh sau tốt nghiệp THPT không chỉ hạn chế về kỹ năng, thực hành, thí nghiệm mà cả kiến thức, kỹ năng, tư duy sáng tạo về lí thuyết. Chính vì thế để ngành giáo dục tập trung cho chất lượng học sinh tốt nghiệp THPT tốt hơn; cung cấp đầu vào chất lượng cao cho các trường cao đẳng, đại học đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đánh giá chung về thực trạng giáo dục THPT tỉnh Tuyên Quang

a) Những mặt đã đạt được

Giai đoạn 2007-2011 vừa qua giáo dục THPT toàn tỉnh được củng cố, phát triển, các điều kiện giáo dục được tăng cường: Đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo tăng cao, số giáo viên có trình độ trên chuẩn ở các trường đều tăng dần; cơ sở vật chất chuyển biến nhanh, đặc biệt các trường ở thị trấn và thành phố.

Nhìn chung Ban giám hiệu các trường, cán bộ giáo viên đã nhận thức được vai trị và tầm quan trọng của cơng tác quản lý, giáo dục học sinh, nhất là việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THPT. Hiệu quả quản lý đã có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tình trạng học sinh bỏ học. Các biện pháp quản lý như: Công tác quản lý chỉ đạo, công tác lập kế hoạch, công tác cơ sở vật chất, công tác kiểm tra, đánh giá đã được các trường chú trọng và triển khai.

Về hoạt động ngồi các giờ học chính khóa của học sinh các trường đã căn cứ vào điều kiện thực tế, cụ thể, căn cứ vào nguyện vọng của học sinh để đưa ra các nội dung phù hợp.

Về các yếu tố, điều kiện cơ sở vật chất của các trường nhìn chung cịn nhiều hạn chế, khó khăn. Song lãnh đạo, cán bộ giáo viên các trường đã biết tận dụng những điều kiện sẵn có, khai thác các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động ngoài giờ học trên lớp cho học sinh sao cho hiệu quả.

Trong quá trình quản lý các nhà trường đã thường xuyên rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch, khắc phục khó khăn, từng bước hướng học sinh vào các hoạt động tập thể, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa; trú trọng hoạt động tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng văn hóa nói riêng, chất lượng giáo dục tồn diện nói chung. Mơi trường học tập, rèn luyện tại nhà trường đã góp phần chủ yếu giúp cho học sinh hình thành các năng lực, kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội. Giúp các em tự tin khẳng định năng lực bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.

b) Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số mặt triển khai chưa thực sự có kết quả:

Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chưa đáp ứng yêu cầu tỷ lệ học sinh vào học các trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp.

Vẫn còn cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và vai trị của cơng tác quản lý các hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh, coi nhẹ công tác quản lý, cho rằng chỉ cần quản lý học sinh trong các giờ học chính khóa. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục ở các trường THPT của tỉnh Tuyên Quang mới chỉ đáp ứng mức yêu cầu tương đối thấp. Đội ngũ giáo viên tuy đã chuẩn về trình độ đào tạo, song chưa thực sự chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm đặc biệt là đội ngũ giáo viên nịng cốt có khả năng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở các trường còn rất hạn chế. Giáo viên hoặc viên chức phụ trách thư viện, phịng học bộ mơn, phòng thiết bị dạy học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ thiếu cả về số lượng và chưa chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ để đảm bảo hồn thành cơng việc.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục phụ vụ cho việc dạy học, thí nghiệm, thực hành và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cịn hạn chế. Cơng tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý, dạy học ở các nhà trường chưa thực sự có tác dụng quyết định việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, một trong các nguyên nhân là chưa đề cập đầy đủ các chỉ số giáo dục.

Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại các trường THPT theo điểm số được Sở GD&ĐT xây dựng bước đầu đã có tác dụng thúc đẩy các nhà trường phấn đấu đạt theo các nội dung của từng tiêu chí đã đề ra, tuy nhiên vì nó chưa bao hàm đủ các chỉ số đánh giá của một nhà trường nên cũng chưa thực có tác dụng đầy đủ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường. Vì thế, triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT là bức thiết của Ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.

Thực trạng trên cho thấy, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ, bài bản, khoa học hơn về công tác chỉ đạo thực hiện ĐGCLGD trường THPT của tỉnh. Nghiên cứu này cho phép có những điều chỉnh để cơng tác ĐGCLGD được triển khai có hiệu quả ở các trường THPT tỉnh Tuyên Quang.

2.3. Thực trạng quản lý đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tỉnh Tuyên Quang theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT

2.3.1. Thực trạng Quản lý bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác đánh giá chất lượng giáo dục

Để hiện thực hóa tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT, trước hết cần triển khai tổ chức tập huấn bộ tiêu chuẩn tới toàn thể cán bọ quản lý, giáo viên phụ trách công tác tự đánh giá của các trường THPT nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công tác ĐGCLGD trường THPT, nhất là công tác tự đánh giá của nhà trường.

Đây là một việc làm mới đối với Sở GD&ĐT cũng như các đơn vị trường học đặc biệt là cách tiếp cận tự đánh giá từng chỉ số của mỗi tiêu chí và khẳng định đạt hay khơng đạt yêu cầu của chỉ số đều dựa trên minh chứng nên bước đầu triển khai và thực hiện đơi lúc cịn lúng túng.

Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, vai trị của cơng tác ĐGCLGD, cịn ngại khó trước những vấn đề mới, chưa đầu tư thời gian và công sức thoả đáng cho công tác tự đánh giá.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra nhận thức của các đối tượng về công tác ĐGCLGD ở 2 trường trên địa bàn thành phố, 5 trường ở các thị trấn và 2 trường ở vùng sâu xa của tỉnh. Khi điều tra ở mỗi trường, tác giả đã tiếp xúc, trao đổi và hỏi ý kiến của của cán bộ quản lý, giáo viên các tổ chuyên môn, đại diện phụ huynh học sinh của nhà trường. Kết quả điều tra thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.10. Nhận thức của các đối tượng về công tác đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT

Stt Nội dung phiếu hỏi Chính kiến CBQL (%) Giáo viên (%) Phụ huynh HS(%) Trường CĐ có HS vào học (%) 1 Các hình thức đánh giá CLGD hiện nay đã phản ánh CLGD đích thực của nhà trường Đồng ý 29 45 60 28 K.đồng ý 71 48 40 69 Ý kiến khác 7 3 2 Việc xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT là rất cần thiết Đồng ý 90 80 82 90 K.đồng ý 15 18 6 Ý kiến khác 10 5 4 3 Bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT là mục tiêu, động lực nâng cao CLGD các nhà trường Đồng ý 95 90 85 92 K.đồng ý 2 10 4 Ý kiến khác 3 10 5 3 4 Thực hiện ĐGCLGD sẽ giúp các cơ quan QLGD có cách nhìn tổng thể về CLGD ở các trường, từ đó có giải pháp quản lý phù hợp để nâng cao CLGD toàn tỉnh

Đồng ý 95 85 80 95

K.đồng ý 3 5 15 3

Ý kiến khác 2 10 5 2

Kết quả bảng 2.10 cho thấy:

- Cán bộ quản lý các nhà trường THPT, CBQL và giáo viên các trường cao đẳng có học sinh đang học được hỏi là chưa đồng tình với các hình thức đánh giá hiện nay. Điều này cho thấy cách đánh giá CLGD hiện nay còn nhiều bất cập, chưa toàn diện, chưa phản ánh đầy đủ các chỉ số giáo dục. Vì vậy để tiến hành ĐGCLGD trường THPT phải có sự chuẩn bị đầy đủ hơn, tinh giản hơn, toàn diện hơn, sát với các chỉ số giáo dục và đặc biệt là phải đáp ứng được các mục tiêu: thanh tra toàn diện, xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực, xây dựng trường chuẩn quốc gia và ĐGCLGD để không gây quá nhiều phiền hà cho các nhà trường như hiện nay. 7% giáo viên khơng có chính kiến của mình, có thể là họ cũng không ủng hộ với việc đánh giá hiện nay mà chưa tiện nói ra hoặc là họ không quan tâm hay thờ ơ đối với việc ĐGCLGD... về phía phụ huynh học sinh, có 40% trong số họ cũng tỏ ra chưa đồng tình với cách đánh giá hiện nay.

- Về sự cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD, đại đa số cán bộ quản lý, giáo viên, gia đình học sinh và nơi tiếp nhận nguồn học sinh được hỏi đều có ý kiến về việc đó là rất cần thiết. Điều đó chứng tỏ rằng khơng chỉ những người làm công tác giáo dục quan tâm đến chất lượng giáo dục mà gia đình người học, xã hội đều rất quan tâm đến vấn đề này. Mọi người đều cho rằng hiện nay vấn đề cần thiết là phải chỉ rõ các chỉ số giáo dục ở các trường THPT, có như vậy mới đo được chất lượng giáo dục ở các nhà trường để mọi người biết được thực trạng chất lượng giáo dục của từng trường.

- Đại đa số ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và nơi tiếp nhận học sinh vào học được hỏi cho rằng: khi các tiêu chuẩn ĐGCLGD trường THPT chỉ rõ các chỉ số giáo dục, lượng hóa được các tiêu chí giáo dục, các nhà trường sẽ lấy các tiêu chuẩn ĐGCLGD làm căn cứ để xây dựng các mục tiêu phấn đấu; các nhà trường phải xây dựng kế hoạch, phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông (Trang 67 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)