Đánh giá chất lượng giáo dục ở Phần Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông (Trang 51)

8. Cấu trúc của đề tài

2.1.2. Đánh giá chất lượng giáo dục ở Phần Lan

Hội đồng đánh giá giáo dục ở Phần Lan thành lập vào cuối năm 1995 và bắt đầu hoạt động vào năm 1996. Ngân sách hoạt động do các cơ sở trường tham gia đóng góp và là cơ quan độc lập với Bộ Giáo dục.

- Nội dung đánh giá gồm:

+ Hội đồng tổ chức đánh giá công tác liên quan tới chất lượng và cơ sở tự đánh giá;

+ Ngồi ra, Hội đồng cịn cung cấp các dịch vụ cố vấn và tư vấn trong việc thực thi các đợt đánh giá;

+ Phát triển phương pháp đánh giá;

+ Truyền bá những kinh nghiệm hay của quốc tế và của Phần Lan đến các trường và Bộ Giáo dục.

- Mục tiêu của đánh giá

Chủ yếu nhằm mục đích cải tiến và truyền bá những kinh nghiệm hay, ngoài ra Hội đồng đánh giá giáo dục còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá liên tục, xử lý các kết quả đánh giá và xem đó là yếu tố quyết định sự thành công của công tác đánh giá.

- Các yếu tố chính của hoạt động đánh giá

Nhìn chung mỗi đợt đánh giá có từ năm đến bảy giai đoạn và được tiến hành qua các giai đoạn sau:

+ Chuẩn bị đánh giá (đôi khi do một ban trù bị thực hiện độc lập); + Bổ nhiệm ban điều hành;

+ Điều tra bổ sung hay phân tích tài liệu của một số dự án đánh giá; + Bổ nhiệm đánh giá ngoài;

+ Tự đánh giá do trường chuẩn bị;

+ Một chuyến thăm làm việc với cơ sở đào tạo do đội ngũ đánh giá ngoài thực hiện;

+ Báo cáo tổng kết của nhóm đánh giá ngồi; + Hoạt động đánh giá.

- Các khía cạnh đánh giá: mục tiêu và mục đích; nội dung chương trình đào tạo; các nguồn lực (thư viện, phịng thí nghiệm, cơng nghệ thơng tin và các cơ sở vật chất khác); trình độ của người học; phương pháp giảng dạy; trình độ và kinh nghiệm của giáo viên; đào tạo và phát triển đội ngũ; nghiên cứu, học thuật và quan tâm nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ nhân viên; các mối quan hệ tương tác với các cổ đông; đánh giá kết quả học tập; các hệ thống chất lượng và việc sử dụng các hệ thống này trong phát triển.

2.1.3. Đánh giá chất lượng giáo dục ở Ai-rơ-len

- Mục tiêu của các hoạt động đánh giá

+ Cải tiến chất lượng giảng dạy ở các cơ sở đào tạo;

+ Khuyến khích các cơ sở đào tạo sử dụng các công cụ quản lý chất lượng nhằm cải tiến công tác tổ chức và tăng tính linh hoạt trong hoạt động;

+ Làm cho các cơ sở đào tạo có trách nhiệm hơn trong các hoạt động đào tạo của mình.

- Các yếu tố chính trong quy trình đánh giá + Bổ nhiệm một ban điều hành độc lập; + Tiến hành tự đánh giá trong cơ sở đào tạo;

+ Thành lập nhóm đánh giá đồng cấp do ban điều hành đề cử để tiến hành thăm các cơ sở đào tạo;

+ Tiến hành điều tra khảo sát những người tốt nghiệp và các cơ quan tuyển dụng họ;

+ Trình bày bản dự thảo báo cáo nhóm đánh giá đồng cấp cho cơ sở đào tạo được đánh giá;

2.2. Thực trạng về giáo dục tỉnh Tuyên Quang

2.2.1. Các đặc điểm chính về kinh tế, văn hóa-xã hội của tỉnh Tuyên Quang

Tuyên quang là một tỉnh miền núi phía bắc, phía bắc giáp tỉnh Hà Giang; phía Đơng bắc giáp Cao Bằng; phía Đơng giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên; phía Nam giáp Vĩnh Phúc; phía Tây Nam giáp Phú Thọ; phía Tây giáp Yên Bái. Tuyên Quang nằm ở trung tâm lưu vực sông Lơ và sơng Gâm, có tổng diện tích tự nhiên 587.038,50 ha, chiếm 1,78% tổng diện tích tự

nhiên của cả nước, trong đó 50% diện tích là núi cao,. gồm 1 thành phố và 6 huyện; Dân số 725.467 người. Tuyên Quang là mảnh đất giầu truyền thống cách mạng, trước 1945 và trong kháng chiến chống Pháp Tuyên Quang là căn cứ địa, nơi làm việc của Bác Hồ và Chính phủ. Là một tỉnh miền núi, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông – lâm nghiệp. Đời sống của nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Mức thu nhập của nhân dân còn thấp, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa của tỉnh, tỉ lệ hộ nghèo ở các khu vực này cịn cao. Điều kiện giao thơng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Việc huy động cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục còn hạn chế. Một bộ phận nhân dân cịn ỉ lại, khốn trắng việc giáo dục con em cho nhà trường.

Chính những đặc điểm kinh tế xã hội ấy đã có những tác động đến thuận lợi cũng như khó khăn cho giáo dục của tỉnh.

2.2.2. Phát triển giáo dục THPT trong thời kỳ đổi mới

Tỉnh Tuyên Quang có 28 trường THPT, 28/28 trường đều là công lập (trong đó có 1 trường phổ thơng Dân tộc nội trú THPT, 1 trường THPT chuyên) năm học 2011-2012 có 662 lớp THPT, 26.006 học sinh. Số học sinh bình quân trong một lớp là 40 HS. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số là 53,09% thuộc 25 dân tộc khác nhau.

2.2.2.1. Về phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS

Có thể khảng định rằng, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là điểm then chốt, là điểm khởi đầu và nguyên nhân của một số tồn tại trong giáo dục hiện nay. Muốn phân luồng đạt kết quả cao thì phải làm tốt cơng tác hướng nghiệp. Nhưng trên thực tế công tác tuyên truyền hướng nghiệp chưa thực sự được đẩy mạnh, chưa làm

thay đổi tâm lý của học sinh chạy theo "bằng cấp", nên đại bộ phận học sinh sau tốt nghiệp THCS bằng mọi cách để được học lên theo hệ THPT khơng muốn học hệ GDTX và TCCN hoặc nghề.

Lí do: số trường TCCN và trường nghề của tỉnh chưa đủ để đáp ứng nguyện vọng học tập của học sinh; học sinh THCS có thể đăng kí dự thi hoặc xét tuyển vào các trường TCCN hoặc nghề nhưng thực tế các trường không muốn nhận số học sinh này vì nếu nhận vào trường thì lại phải đầu tư thêm cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để dạy văn hóa nên càng khó khăn thêm, trong điều kiện ngân sách hỗ trợ của Nhà nước không tăng thêm; sản phẩm đào tạo của các trường chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu người sử dụng lao động. Điều đó chính là một trong những trở ngại cho cơng tác phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, làm cho tỷ lệ học sinh vào học tại các trường THPT của tỉnh càng cao (hàng năm trên 80%).

Nhận xét: Tính đến thời điểm năm học 2010-2011 so sánh số học sinh tốt nghiệp THCS với số học sinh tốt nghiệp THPT đang theo học tại trường Cao đẳng Nghề Tuyên Quang như sau: số học sinh tốt nghiệp THCS là 36, số tốt nghiệp THPT là 999, tỷ lệ 3,6%. Điều này cho thấy tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào học tại các trường TCCN, trường nghề là q ít và nó cũng thể hiện thực trạng công tác phân luồng hiện nay ở Tuyên Quang.

Bảng 2.1: Phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT

Năm học TS học sinh TN. THCS TS vào học THPT (2 hệ) Tỷ lệ % Ghi chú 2007-2008 13609 11902 91.33 2008-2009 12289 11106 81.61 2009-2010 11928 10385 84.51 2010-2011 11092 9944 83.37 2011-2012 9190 82.85 Trung bình 12390 10505 84.79

Nhìn vào số liệu trên ta thấy số học sinh tốt nghiệp THCS ngày một giảm và luôn tỷ lệ thuận với số học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT, tỷ lệ (%) số học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT hàng năm vẫn cịn ở mức cao (trung bình 84,65%), điều này cho thấy về mặt tâm lý, xã hội vẫn muốn sau khi tốt nghiệp THCS cố gắng bằng mọi cách phải vào được học THPT để rồi tiếp tục có nhiều cơ hội thi vào đại học, cao đẳng; chưa thực sự có chuyển biến về mặt nhận thức phân luồng sau THCS vào các trường TCCN, trường nghề.

2.2.2.2. Chỉ tiêu phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào Trung cấp

Bảng 2.2. Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học Trung cấp

Năm học Học sinh tốt nghiệp Học sinh vào học Trung cấp Tổng số THCS THPT Tổng số THCS THPT 2007-2008 24934 13609 10962 1501 0 1501 2008-2009 24715 12289 7419 1612 0 1612 2009-2010 22674 11928 9167 1992 72 1920 2010-2011 21872 11092 9214 2098 36 2062 Trung bình 22895 12390 9191 1801 54 1747

(Nguồn: Phòng KH-TC, Sở GD&ĐT Tuyên Quang)

Qua bảng 2.2 ta thấy tỷ lệ học sinh vào học Trung cấp ở mức rất thấp chiếm một phần rất nhỏ so với tổng số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT. Trong số đó số học sinh tốt nghiệp THCS lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số học sinh tốt nghiệp THPT vào trường, điều đó khảng định rằng việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là hoàn toàn chưa hợp lý.

2.2.2.3. Chỉ tiêu phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT vào TC, CĐ, ĐH

Bảng 2.3. Chỉ tiêu phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT vào TC, CĐ, ĐH

Năm học HS tốt nghiệp THPT Học sinh vào học TC, CĐ, ĐH Tổng số Trung cấp (1) CĐ, ĐH (2) Tỷ lệ (1) so với (2) 2007-2008 10962 3316 1501 1815 82.7 2008-2009 7419 3784 1612 2172 74.2 2009-2010 9167 4118 1920 2198 87.4 2010-2011 9214 4985 2062 2923 70.5

(Nguồn: Phòng ĐT-GDTX, Sở GD&ĐT Tuyên Quang)

Tại bảng 2.3. chỉ tiêu phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT vào Đại học, Cao đẳng luôn ở mức cao hơn so với vào học các trường Trung cấp.

Qua 3 bảng trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một là, số học sinh sau THCS vào học THPT là rất cao (84,79%) so với số học sinh vào học TCCN (0,44%) sẽ dẫn đến các trường TCCN không cần chú trọng nhiều đến việc tuyển đầu vào là học sinh tốt nghiệp THCS, nghĩa là số học sinh tốt nghiệp THCS có rất ít cơ hội vào học các trường TCCN cũng khơng có cơ hội có việc làm của số học sinh này. Đó chính là những đối tượng rất dễ trở thành gánh nặng cho các gia đình và tồn xã hội, ngun nhân phát sinh các hiện tượng tiêu cực và các tệ ạn xã hội.

Hai là, chính số học sinh tốt nghiệp THPT phần lớn là vào học các trường đại học, cao đẳng, số vào học các trường Trung cấp là con số thật quá khiêm tốn, do vậy dẫn đến tình trạng của Tun Quang cũng như tồn quốc là "Thừa thầy, thiếu thợ".

Để khắc phục thực trạng trên đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp không chỉ trong các nhà trường phổ thơng, các cơ sở đào tạo mà phải tồn xã hội vào cuộc để làm tốt công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức trong mỗi người và cần phải có các cơ chế chính sách đủ mạnh và kịp thời để công tác phân luồng học sinh thực sự có những bước chuyển biến tích cực tạo tiền đề cho việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Tuyên Quang cũng như trên cả nước đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý các mặt hoạt động của các trường THPT tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang

2.2.3.1. Tình hình chung về hoạt động giáo dục tại các trường THPT

a) Những thành tựu đã đạt được:

Nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ, giáo viên, trong những năm qua các trường đã có nhiều cố gắng trong công

tác giáo dục học sinh để đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng giáo dục của nhà trường.

Các trường đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Giáo viên tích cực soạn bài theo tài liệu chuẩn kiến thức-kỹ năng của Bộ, tổ chức dạy học theo các hoạt động của học sinh, chú trọng dạy học bằng thực hành, thí nghiệm, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học tự làm và các phịng học bộ mơn, phịng học chung, ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Từ năm học 2009-2010, 100% các trường THPT đã tổ chức hội nghị “Đổi mới quản lý và

nâng cao chất lượng giáo dục” đều có nội dung bàn về đổi mới phương pháp

dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm khắc phục tình trạng dạy học chủ yếu qua “đọc - chép”.

Việc giúp đỡ học sinh yếu kém được đặc biệt chú trọng. Từ năm học 2008- 2009, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội thảo về nội dung và phương pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, trên cơ sở đó xây dựng tài liệu ơn tập các mơn Tốn, Ngữ văn lớp 9 và tài liệu các mơn Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Đại lý, Tiếng anh lớp 10, 11, 12 để làm tài liệu dạy cho đối tượng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và ơn thi tốt nghiệp THPT. Duy trì mơ hình trường phổ thơng có học sinh nội trú dân nuôi. Tận dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao để học sinh gắn bó với trường lớp.

Việc đưa cơng nghệ thơng tin vào phục vụ quản lý và dạy học đã được các cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở Công nghệ thông tin trong trường học và Sở GD&ĐT. Năm học 2011-2012 mỗi trường phổ thơng phấn đấu có ít nhất có 02 máy tính, 01 máy in, 01 webcam và 01 điện thoại đàm thoại. Đối với các trường THPT, được trang bị đủ thiết bị tối thiểu để tổ chức họp trực tuyến theo chỉ đạo của Sở; từng bước trang bị

máy vi tính kết nối internet, máy in cho tổ chun mơn; hồn thành việc nối mạng nội bộ và kết nối Internet cho các phịng máy tính. 100% cơ sở giáo dục cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục THPT và các trung tâm, trường trung học cơ sở và trường tiểu học duy trì kết nối mạng Internet tốc độ cao và thường xuyên thực hiện trao đổi, tra cứu, khai thác thơng tin trên mơi trường mạng; có ít nhất một cán bộ viên chức phụ trách ứng dụng CNTT có trình độ trung cấp chun nghiệp về CNTT trở lên, có giáo viên nịng cốt về ứng dụng CNTT.

Các trường có nhiều biện pháp đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được thể hiện rõ trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin của nhà trường theo từng năm học. Chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức và kỹ năng tối thiểu về CNTT, lấy khả năng đáp ứng được công việc thực tế quản lý và dạy học để đánh giá mức độ hoàn thành nội dung tự bồi dưỡng về CNTT.

- Trong số 81 cán bộ quản lý của các trường THPT thì trình độ tin học B, 81 người.

- Trong số 1475 giáo viên của các trường THPT thì trình độ tin học B, 1300 người; trình độ C, 79 người; trình độ cử nhân, 96 người.

- Trong số 98 cán bộ nhân viên của các trường THPT thì trình độ tin học B, 34 người; trình độ C, 16 người; trình độ cử nhân, 18 người, 30 người chưa học (lái xe, bảo vệ).

Bảng 2.4. Trình độ Tin học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường THPT

Stt Cơ cấu Tổng số (người) Trình độ

A B C Cử nhân Chưa học 1 Cán bộ quản lý 81 81 2 Giáo viên 1475 1300 79 96 3 Nhân viên 98 34 16 18 30 Tổng số 1654 1415 95 114 30 Tỷ lệ % 85,55 5,74 6,89 1,81

Biểu đồ 2.1. Tài khoản email Sở GD&ĐT đã cung cấp cho cán bộ, giáo viên và các đơn vị GD&ĐT toàn ngành

0 20 40 60 80 100 120 Chiếm tỷ lệ (%)

Cán bộ, chuyên viên của Sở GD&ĐT

Khối Phòng GD&ĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông (Trang 51)