.6 Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên các trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông (Trang 62 - 67)

Đối tượng Trình độ đào tạo Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học chính quy ĐH khơng chính quy Cao đẳng chính quy CĐ khơng chính quy Trung cấp Hợp đồng Cán bộ quản lý 1 13 64 3 Giáo viên 50 1131 292 2 39 Nhân viên 11 18 9 1 28 42 Tổng số 1 63 1206 313 11 1 28 81

(Nguồn: Phòng TCCB, Sở GD&ĐT Tuyên Quang) Nhận xét:

- Những mặt mạnh của đội ngũ giáo viên:

+ Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử văn hóa với đồng nghiệp và học sinh.

+ Có đủ khả năng đảm nhiệm các hoạt động dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh.

+ Mỗi người đều tự ý thức được vai trị, trách nhiệm của mình trong việc góp phần khởi đầu cho việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh và cho đất nước; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, khơng ngừng tìm tịi học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học và cập nhật những kiến thức mới tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Chính vì vậy mà

và các trường THPT nói riêng từng bước được nâng cao phần nào đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn cho các trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

- Những tồn tại của đội ngũ giáo viên:

+ Một bộ phận giáo viên chưa thực sự tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa chịu khó tìm tịi học hỏi cập nhật bổ sung kiến thức mới, chưa nhiệt tình trong việc áp dụng các phương pháp, phương tiện hiện đại vào việc giảng dạy, chưa tích cực trong việc tự học tập, nghiên cứu ngoại ngữ, tin học nhất là số giáo viên ở độ tuổi trên 50.

+ Đội ngũ giáo viên tuy đã chuẩn về trình độ đào tạo, song chưa thực sự chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đặc biệt là đội ngũ giáo viên nịng cốt có khả năng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ở các trường cịn rất hạn chế. Hàng năm đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, song số lượng và chất lượng giải còn rất thấp.

2.2.3.3. Thực trạng công tác quản lý, giáo dục học sinh trong các trường THPT của tỉnh Tuyên Quang

a) Những mặt đã đạt được * Giáo dục đạo đức học sinh

Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng đến công tác quản lý, giáo dục học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện nghiêm túc Quy định về đạo đức nhà giáo. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Trong năm học, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện “Một đổi mới” trong phương pháp dạy học và quản lý; thực hiện công tác quản lý học sinh nội, ngoại trú. Tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT để xây dựng khơng khí thân thiện, tích cực, tạo hứng thú, tình cảm tốt cho học sinh, nhất là đối với học sinh đầu cấp ngay

trong những ngày đầu của năm học mới với các nội dung: Giới thiệu về thầy giáo, cô giáo, nhân viên; giới thiệu và kết nghĩa bạn bè; giới thiệu điều kiện học tập của nhà trường; hướng dẫn phương pháp học tập; hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu tham khảo; hướng dẫn vận hành, sử dụng các thiết bị phục vụ học tập và sinh hoạt trong nhà trường; giới thiệu, hướng dẫn kỹ năng và thái độ ứng xử văn hóa theo Quy tắc ứng xử văn hóa của nhà trường...

Các trường đã động viên đông đảo học sinh tham gia viết bài dự thi tìm hiểu về Đảng, về Đồn và các cuộc thi tìm hiểu về giáo dục pháp luật...; tích cực phát triển “Văn hóa đọc” trong nhà trường; các trường tổ chức “Ngày hội Đọc” cấp trường, tích cực tham gia “Ngày hội Đọc” ở địa phương. Phát triển mơ hình thư viện thân thiện, tủ sách thân thiện, tạo điều kiện để học sinh được đọc sách, báo, tài liệu tham khảo góp phần nâng cao chất lượng học tập.

Hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hàng năm mỗi huyện, thành phố có thêm ít nhất 02 trường THCS và tồn tỉnh có thêm ít nhất 4 trường trung học thuộc Sở đạt Xuất sắc theo tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" của Sở GDĐT; Kết quả những năm gần đây các trường THPT trên địa bàn tồn tỉnh khơng có học sinh nghiện hút, các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật; số học sinh vi phạm kỷ luật buộc thôi học giảm hẳn.

Kết quả rèn luyện của học sinh các trường THPT đạt loại khá, tốt tương đối cao, học sinh xếp loại yếu chiếm tỷ lệ khá thấp (0,76%).

Bảng 2.7. Kết quả rèn luyện của học sinh THPT (tỷ lệ %)

Năm học Tốt Khá Trung bình Yếu

2007-2008 49,12 37,82 12,43 0,63

2008-2009 57,0 32,51 9,86 0,64

2009-2010 60,67 29,83 8,66 0,84

2010-2011 64,81 26,80 7,23 0,92

Trung bình 57,90 31,74 9,55 0,76

* Kết quả học tập của học sinh

Chất lượng giáo dục của các trường THPT đã từng bước chuyển biến theo hướng tích cực. Đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chú trọng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ở các nhà trường; đã tổ chức dạy học 2buổi/ngày đạt hiệu quả tốt ở trường THPT chuyên, PTDTNT THPT; số học sinh được học nghề trước khi tham gia lao động tăng; kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi và xét tuyển sinh vào lớp 10, vào các trường chuyên biệt đã có những chuyển biến theo hướng tích cực nhất là về chất lượng

Bảng 2.8. Kết quả học tập của học sinh THPT (tỷ lệ %)

Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

2007-2008 0,24 9,60 62,49 27,38 0,09

2008-2009 0,41 15,44 65,84 18,19 0,12

2009-2010 0,69 18,93 63,57 16,59 0,21

2010-2011 0,84 23,01 63,50 12,48 0,04

Trung bình 0,55 16,75 63,85 18,66 0,12

(Nguồn: Phòng KH-TC, Sở GD&ĐT Tuyên Quang)

Kết quả học tập của học sinh có học lực từ trung bình đạt ít nhất 81,14% , trong đó xếp loại khá, giỏi từ 17,29%, loại yếu và kém 18,78%, học sinh phải ở lại lớp 0,12%, tỷ lệ học sinh bỏ học hằng năm tương đối cao 0,6%; có ít nhất 99,9% tổng số học sinh khối lớp 12 đủ điều kiện tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, tỷ lệ tốt nghiệp THPT trung bình 89,41% trong tổng số học sinh tham dự kỳ thi.

Tồn tại:

Quản lý hoạt động học tập rèn luyện của học sinh là một quá trình bao gồm hoạt động học tập, rèn luyện trên lớp, tự học ở nhà và các hoạt động ngoài giờ học trên lớp. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh rất phức tạp, khó khăn, địi hỏi phải có sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách các môn học và các hoạt động giáo dục, cán bộ nhân viên phụ trách thí nghiệm, thực hành, cán bộ lớp và ý thức tự giác của học sinh nhằm

đảm bảo lên lớp đúng giờ, đủ sĩ số và tổ chức các hoạt động dạy-học tích cực, phù hợp phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của các đối tượng học sinh trong lớp.

Vẫn còn cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và vai trò của cơng tác quản lý các hoạt động ngồi giờ học trên lớp của học sinh, coi nhẹ công tác quản lý, cho rằng các hoạt động giáo dục đơn thuần là các thời gian dành cho các em tổ chức các hoạt động vui chơi tự phát, giáo viên chỉ cần quản lý học sinh trong các giờ học chính khóa.

Các biện pháp quản lý chưa được cán bộ quản lý và giáo viên áp dụng đồng bộ, thường xuyên. Các biện pháp còn chung chung, khó vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo. Tổ chức Đoàn thanh niên tại một số đơn vị trường học tuy đã có nhiều cố gắng tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua nhân các ngày lễ lớn nhưng chưa thực sự năng động, chưa có đủ sức lơi cuốn học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động đó.

Khn viên nhà trường và các cơ sở vật chất trang thiết bị dành cho các hoạt động ngoài giờ học trên lớp của học sinh nhất là học sinh bán trú còn nhiều thiếu thốn như sân chơi, các câu lạc bộ, các dụng cụ thể dục, thể thao, tăng âm loa đài dành cho các hoạt động chung..,

Công tác kiểm tra chưa thường xuyên và thống nhất từ ban giám hiệu đến các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, do vậy công tác rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chưa kịp thời khiến bộ phận học sinh chưa thực sự tự giác học tập và rèn luyện vẫn chưa có tác dụng tác động tích cực làm cho các em có thể tiến bộ.

2.2.4. Thực trạng về cơng tác tổ chức quản lý và chính sách đối với giáo dục bậc THPT

2.2.4.1. Công tác tổ chức quản lý đối với giáo dục

Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang luôn tồn tại hai hệ giáo dục là THPT và GDTX (mơ hình “Một hội đồng - Hai nhiệm vụ”). Vụ Giáo dục Trung học quản lý hệ THPT, Vụ Giáo dục thường xun quản lý hệ khơng chính quy. Mơ hình

này được triển khai xuống các Sở GD&ĐT: giáo dục thường xuyên do phòng Đào tạo-Giáo dục thường xuyên quản lý; giáo dục trung học do phòng Giáo dục Trung học quản lý. Như vậy với mơ hình các trường THPT đồng thời tồn tại hai hệ THPT và GDTX thì tất yếu phải chịu đồng thời sự quản lý của hai phịng ĐT-GDTX và GDTrH đã gây khơng ít phiền hà cho các trường THPT. Mơ hình "Một hội đồng-hai nhiệm vụ" đã được khắc phục dần thay bằng tuyển sinh các lớp 10 hệ GDTX bằng các lớp 10 THPT, đến năm học 2010-2011 thì 100% các trường THPT đã xóa bỏ tuyển sinh các lớp 10 hệ GDTX. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tình thế cịn lâu dài thì bắt buộc phải phát triển hệ thống GDTX trong tồn tỉnh mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ "xã hội học tập" và nâng cao được chất lượng đầu vào tuyển sinh lớp 10 không phải là 80%-90% như hiện nay, mà có tỷ lệ thích hợp đáp ứng phân luồng sau tốt nghiệp THCS và chất lượng giáo dục ở các trường THPT cũng được nâng cao là nguồn cho các trường cao đẳng, đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh tuyên quang theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông (Trang 62 - 67)