CĨ YỂM TRỞ HAY KHƠNG YỂM TRỢ (HỮU VIÊN, VÔ VIÊN) Ai yểm trợ ai?

Một phần của tài liệu bat tu ha lac_doc (Trang 57 - 61)

IV. Tính lưu niên của đại vận (52-57) hào 2 âm quẻ H-T: ích Năm Giáp Thìn (52 tuổi) Hào 2 âm quẻ Ích biến thành

CĨ YỂM TRỞ HAY KHƠNG YỂM TRỢ (HỮU VIÊN, VÔ VIÊN) Ai yểm trợ ai?

Ai yểm trợ ai?

Sách chỉ chưa có một câu: Nguyên đường tọa âm vĩ, ứng hào tại dương vị thì giả. N-Đ ngồi vị âm, Hào ứ ở VI Dương là có yểm trợ vậy. Nên suy rộng ra như sau:

Lẽ tất nhiên, xem Hà Lạc thì lấy N-Đ làm chủ quẻ. Coi hào N-Đ như hào thế, xem rằng có được hào ứng yểm trợ hay khơng?

Nếu hào Thế (N-Đ) là dương mà được ứng là Âm, hoặc T-Âm mà ứng dương thì là N-Đ được yểm trợ, trái lại nếu T và Ứ cùng một loại, cùng âm hay cùng dương thì có tình dun đâu mà quyến luyến nhau, mà yểm trợ nhau, có khi cịn kỵ nhau đằng khác. Ví dụ quẻ Bĩ, N-Đ ở hào 5 dương, được hào Ứ là hào 2 âm yểm trợ nên tốt. Còn quẻ Sứ hào 1 âm không được hào 4 âm yểm trợ nên yếu. Đại để các quẻ hào khác cũng như thế.

Nên nhớ rằng T, Ứ ở quẻ Hà Lạc là giả tá, tùy theo N-Đ mà tính chứ khơng nhất định như T-Ứ ở quẻ Dịch. Quẻ Hà Lạc thì 6 hào đều có thể là T hay là Ứ tùy theo N- Đ, bất luận là tên quẻ gì. Cịn mỗi quẻ dịch chỉ có 1 T và 1 Ứ bất di bất dịch (xem danh sách 64 quẻ Trùng).

Có yểm trợ, nhưng phải xét xem tư thế của hào yểm trợ ấy là mạnh hay yếu, tốt hay xấu và giúp đỡ mình để làm được điều lành hay điều quấy.

Đại khái thì:

Hào 1 nếu được hào 4 yểm trợ thì cũng khả quan vì hào 4 đã ở cấp trên rồi. Hào 2 nếu được hào 5 yểm trợ thì lạc quan lắm, cịn ai bằng. Vì hào 5 ở vị chí tơn, đủ quyền thế để giúp đỡ, trừ phi không muốn do nguyên nhân nào khác.

Hào 3 dù được hào 6 yểm trợ thì cách giúp đỡ cũng lè phè lắm vì hào 6 phần nhiều “về vườn” rồi. Và có yểm trợ thì hào 3 cũng ít khi làm nên chuyện gì tốt đẹp vì bản thân hào ấy đã bất chính rồi, phần nhiều khơng đáng vị.

Hào 4 nếu được hào sơ yểm trợ thì cũng là được chân tay đáng tin cậy đó, vì hào 2 ln ln trung rồi, nếu chính nữa thì hồn tồn lương thiện.

Hào 6 nếu được hào 3 yểm trợ thì cũng nên coi thường vì hào 3 thường bị liệt vào vị bất đáng, tức như thành tích bất hảo, và hầ 6 thường cầu an rồi, có tích cực gì nữa mà cần yểm trợ được yểm trợ thì như thế. Khơng được yểm trợ (Vơ viện) thì hển N-Đ có kém đi, khác nào kẻ hơ khơng có người ứng, trên dưới, trong ngồi, khơng được nhất trí, nên việc làm kém chu đáo, kết quả kém hồn tồn, xấu nữa thì được trước, hỏng sau, dựng bên này thì đổ bên kia, cũng như Tử vi thiếu Tả phù Hữu bật vậy.

Hào đại vận nào cũng coi như hào Thế của đại vận ấy, để xem hào ứng có yểm trợ Thế hay khơng thì mới biết xấu tốt ra sao. Hà Lạc rất kỹ về mặt tính số điểm. Hơn một điểm là tốt một điểm, kém một điểm là xấu đi một điểm, không bỏ sót điểm nào.

Số thuận thời, số nghịch thời(thuận mùa sanh, nghịch mùa sanh).

Trong 10 Thể Cách tốt và xấu, số là một phân lượng khó tính nhất, phức tạp nhất, vì phải phối hợp với mùa sanh, với tiết khí âm dương lịch và với quẻ Nguyệt lệnh.

Số lại chia ra 3 hạng: Bất túc (ít), Trung hịa (vừa) và Thái q (nhiều) để xem thuận thời hay nghịch thời.

Lại còn luận riêng những trường hợp đặc biệt như cô âm, cô dương, số lệch âm, số lệch dương v.v...

Dưới đây chỉ trình bày những nét chính yếu, cho giản dị dễ nhận xét, chứ không đi sâu vào những chi tiết tỉ mỉ.

a). Số với mùa sanh

Mùa xuân: Theo âm dương lịch, mùa xuân gồm 3 tháng: Dần, Mão, Thìn (1, 2, 3). Thời tiết ơn hịa, ngày đêm dài ngắn không chênh lệch nhau, khoảng tháng hai gọi là Trọng xuân, có ngày Xuân phân. Ngày đêm bằng nhau cả ở Nam Bắc bán cầu. Ngày đêm bình phân nên cảnh cũng đẹp: Ngày xn thì bóng thiều quang ấm áp, đêm xuân giấc điệp mơ màng, chẳng trách thi hào Lý Bạch say rượu, say thơ là phải: Tá vấn thử hà nhật, xuân phong ngữ lưu oanh (Ướm hỏi hơm nay là ngày nào trong gió xuân oanh vàng thỏ thẻ). Vì vậy tuổi nào sanh vào mùa xuân mà có tổng số dương từ 25 đến 35, tổng số âm từ 30 đến 33, 34 là thuận mùa sanh (2 tổng số đều ở trên số căn bản 25 và 30) trái lại là nghịch mùa sanh. Thuận ít thuận nhiều, nghịch ít nghịch nhiều, tùy theo phân lượng.

Mùa hạ: gồm 3 tháng: Tỵ, Ngọ, Mùi (4, 5, 6). Khi sương thịnh khí âm suy, nên thời tiết nóng và ngày dài đêm ngắn. Khoảng tháng 5 gọi là Trọng hạ có ngày Hạ chí đạt đến điểm ngày cực dài, đêm cực ngắn ở bắc bán cầu (cịn nam bán cầu thì ngược lại).

Phương ngơn có câu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, họa chăng có ý phàn nàn dùm cho mấy cô thợ gặt lao động suốt ngày, mà đêm hè ngắn ngủi, chưa đặt mình nằm gà đã gáy te, te.

Mà cả đến nhà thi hào Bạch Cư Dị cũng còn phải kêu: Nhật trường thú da xan, dạ đoản chiêu dư thụy (Ngày dài ăn thêm bữa, đêm ngắn sáng ngủ thừa).

Vì vậy tuổi nào sanh vào mùa hạ mà có tổng số dương lên cao từ 25 đến 55, tổng số âm xuống thấp từ 30 đến 28, 27 là thuận mùa sanh (dương lên thì âm phải xuống). Trái lại là nghịch mùa sanh. Thuận, nghịch, ít, nhiều, tùy theo phân lượng.

Mùa thu: gồm 3 tháng: Thân, Dậu, Tuất (7, 8, 9). Thời tiết mát mẻ cũng ơn hịa như mùa xuân. Ngày đêm dài ngắn cũng không chênh lệch nhau. Khoảng tháng 8 gọi là Trọng thu, có ngày Thu phân. Ngày đêm bằng nhau cả ở Nam bắc bán cầu. Cảnh thu cũng đẹp nên thu từ của Liễu Hạnh cơng chúa có câu tả:

Mặt nước trong veo non tựa ngọc. Gió vành hây hẩy khua khóm trúc.

Vì vậy tuổi nào sanh vào mùa thu mà tổng số dương từ 25 đến 28, 29, tổng số âm từ 30 đến 40 là thuận mùa sanh (2 tổng số đều trên căn bản 25 và 30) trái lại là nghịch mùa sanh. Thuận, nghịch, it, nhiều tùy theo phân lượng.

Mùa đông: Gồm 3 tháng: Hợi, Tý, Sửu (10, 11, 12). Đến lượt khí âm thịnh mà khí dương suy, nên thời tiết lạnh và ngày ngắn đêm dài. Khoảng tháng 11 gọi là trọng đơng có ngày Đơng chí đạt đến điểm ngày cực ngắn đêm cực dài ở Bắc bán cầu (cịn Nam bán cầu thì ngược lại).

Phương ngơn có câu: Ngày tháng mười chưa cười đã tối (tháng mười một cịn chóng tối hơn nữa). Họa chăng có ý buồn dùm mấy ông cụ già rét cóng ngồi sưởi nắng, mà chưa chi trời đã tối sầm.

Vì vậy tuổi nào sanh vào mùa đơng mà có tổng số dương xuống thấp từ 25 đến 23, 22. Tổng số âm lên cao từ 30 đến 60 là thuận mùa sanh (Âm lên thì dương phải xuống) trái lại là nghịch mùa sanh thuận, nghịch, ít, nhiều tùy theo phân lượng.

b). Số với tiết khí và quẻ nguyệt lệnh

Số với mùa chỉ là đại cương, muốn biết rõ hơn phải xem tiết khí của 12 tháng. Tháng nào cũng có một tiết và một khí (Tính theo bát tự) Tiết do ảnh hưởng của mặt trăng sinh ra, Tiết dựng nên tháng (Nguyệt Kiến) cách chừng 15 ngày sau Tiết thì tới khí do ảnh hưởng của mặt trời sanh ra. Vì vậy mới gọi là âm dương lịch.

Nguyệt lệnh về Bát tự thì căn cứ vào Tiết. Nguyệt lệnh về Hà lạc thì căn cứ vào Khí.

Quẻ Nguyệt lệnh tượng trưng cho Luật âm dương Tiêu trưởng và làm tiêu chuẩn so sánh để xem tổng số âm dương có phù hợp hay khơng.

Bảng tiết khí và Quẻ nguyệt lệnh (theo Bát tự)

Tháng Dần (1) Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy Quẻ Thái

Tháng Mão (2) Tiết Kinh Trập, Khí Xuân Phân Quẻ Đại Tráng Tháng Thìn (3) Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ Quẻ Quải

Tháng Tỵ (4) Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn Quẻ Kiền Tháng Ngọ (5) Tiết Mang Chủng, Khí Hạ Chí Quẻ Cấu Tháng Mùi (6) Tiết Tiểu Thử, Khí Đại Thử Quẻ Độn Tháng Thân (7) Tiết Lập Thu, Khí Xử Thử Quẻ Bĩ Tháng Dậu (8) Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân Quẻ Quan Tháng Tuất (9) Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng Quẻ Bác Tháng Hợi (10) Tiết Lập Đơng, Khí Tiểu Tuyết Quẻ Khơn Tháng Tý (11) Tiết Đại Tuyết, Khí Đơng Chí Quẻ Phục Tháng Sửu (12) Tiết Tiểu Hàn, khí Đại Hàn Quẻ Lâm.

Sắp xếp theo thứ tự trên này là theo lịch nhà Hạ Trung Hoa xưa lấy tháng giêng (1) làm tháng đầu năm ăn Tết, chứ theo Sử ký Lịch thư thì nhà Chu lấy tháng 11 làm tháng đầu năm.

Đứng về Hà Lạc thì thấy dùng tháng 11 làm tháng đầu năm rất thuận tiện cho sự theo dõi vịng q trình của khí âm khí dương trong 1 năm, qua 12 quẻ Nguyệt lệnh, vì có theo dõi như thế thì mới định được 3 hạng số: Bất túc, Trung hòa và Thái quá để xem số âm dương của tuổi, có thuận hay nghịch mùa sanh. Tại sao dùng tháng 11 lại thuận tiện hơn các tháng khác? Thì ta hãy chấp nhận cái luân lý quê mùa này: Người sống ở cõi dương gian cần lấy khí dương làm chủ, để khí âm làm khách. Phải theo chân chủ ngay từ bước đầu, khi lửa mới nhóm, nghĩa là từ ngày đơng chí tháng 11, quẻ Phục mới bắt đầu với hào sơ dương gọi là Nhất dương sinh.

Luật âm dương tiêu trưởng của Dịch Lý phán rằng: Hễ khi nào, nơi nào, khí dương lớn lên dần thì khí âm phải mịn dần đi, ngược lại khí âm lớn dần thì khí dương phải mòn dần đi (Nhất luật cơng bằng, khơng hơn khơng kém, có vậy thì mới giữ được thế qn bình trong vũ trụ cũng như cái hịa điệu trong gia đình, âm dương bao giờ cũng khăng khít với nhau, khơng bị xáo trộn hay đổ vỡ).

Theo luật phép này, quẻ Phục khi sang tháng 12.

Biến thành quẻ Lâm với 2 hào dương, khi sang tháng 1. Biến thành quẻ Thái với 3 hào dương, khi sang tháng 2. Biến thành quẻ Đại Tráng với 4 hào dương, khi sang tháng 3. Biến thành quẻ Quải với 5 hào dương, khi sang tháng 4.

Là quẻ Kiền với cả 6 hào dương. Đến đây thì dương đã cùng cực rồi, hết chỗ lên rồi. (Nếu muốn lên nữa thì luật Trời nào cho, lòng người nào ưa?). Đến đây dương phải lẫn xuống nhường chỗ cho âm vươn lên (cho hay muôn sự tại trời, thôi đành đi xuống cho người bước lên - Tập Kiều).

Thế là tháng 5, từ ngày Hạ Chí, bắt đầu quẻ Cấu với hào sơ âm gọi là Nhất âm sinh.

Quẻ Cấu khi sang tháng 6, biến thành quẻ Độn với 2 hào âm. Quẻ Cấu khi sang tháng 7, biến thành quẻ Bĩ với 3 hào âm. Quẻ Cấu khi sang tháng 8, biến thành quẻ Quạn với 4 hào âm. Quẻ Cấu khi sang tháng 9, biến thành quẻ Bác với 5 hào âm.

Và cuối chầu, sang tháng 10 là quẻ Khôn với cả 6 hào âm. Đến đây thì âm đã cùng cực rồi, hết chỗ lên rồi, lại phải lẩn xuống để nhường chỗ lại cho dương vươn lên. Đó là vào tháng 11 năm sau, ngày Đơng chí, quẻ Phục lại tái phát. Cái vịng tuần hoàn âm dương lên xuống ấy tương ái tương nhượng nhau để luân phiên thống trị bốn mùa và tám phương cứ tiếp diễn mãi, năm này qua năm khác, như tuân theo một định luật gì tối cao bất di bất dịch của Hóa cơng.

Khơng ngồi mục đích để tìm hiểu xem số âm dương của tuổi là thuận hay nghịch, không những với mùa sanh, mà còn cả với tháng sanh với quẻ Nguyệt lệnh nữa.

Có 3 yếu chỉ cần nhớ để kinh nghiệm: Yếu chỉ 1:

Bất cứ ít, vừa hay nhiều, số nào cũng có thể tốt hay xấu, tùy theo thuận hay nghịch với mùa sanh.

Đó cũng như phân lượng Vị thuốc trong 1 toa thuốc, bất cứ ít hay nhiều, miễn là đúng với bệnh.

Ví dụ: Sanh tháng 11 Nhất dương sinh, Nguyệt lệnh là quẻ Phục có 1 hào dương, thì số dương nên ít, phải dưới 25, nếu trên 25 hoặc nhiều đến 40, 50 chẳng ạhn thì là nghịch mùa, nghịch tháng, nghịch quẻ Nguyệt Lệnh rồi, tất nhiên trên nguyên tắc là xấu. Sách nói: Khuynh đại hồng thiên, Hủy diệt chi hoạn (có cái lo đổ bay gẫy nát ngang trời).

Ví dụ: Sanh tháng 9, khí âm đã lên rất mạnh (Ngũ âm sinh), Quẻ Nguyệt lệnh là Bác 5 hào âm. Vậy tuổi có số âm trên 30, đến 40, 50 v.v... và số dương ít, thế là thuận, sẽ được hưởng phước lộc. Trái lại, nếu dương nhiều âm ít thì là nghịch, tất xấu. Sách nói: Dương sinh nhân, tất chí vọng hành thủ khốn, hành kiểm kiêu hãnh, xạ phú xạ bần (người tuổi dương sẽ làm liều, chuốc lấy vạ, mạo hiểm cầu may, giàu chiều hơm khó sớm mai).

Sau đây là mục chỉ dẫn của Sách Hà Lạc về 3 hạng số: ít, vừa và nhiều.

Số dương thuận mùa sanh

Ít (bất túc) từ sau Đơng Chí đến trước Vũ Thủy (tháng 11, 12 và đầu tháng) số dương ít là tốt. Trái lại nếu nhiều sẽ bị hình chiết.

Vừa (trung hòa) từ sau lập xuân đến trước xuân phân (tháng 1, 2) số vừa thì tốt Quẻ Thái (Tam Dương, Khai Thái, Ngũ Phúc, Lâm Mơn), nếu dương số ít thì khơng phấn phát lên được, ví như điện yếu q thì đèn tối mị mị.

Nhiều (thái q) từ sau Thanh minh đến trước Tiểu mãn (tháng 3, 4) số dương nhiều là tốt vì thuộc quẻ Nguyệt lệnh là Quải 5 hào dương, Kiền 6 hào dương, nếu vừa cũng còn được, nếu ít thì nên lo.

Số âm thuận mùa sanh

Ít (Từ sau Hạ Chí đến trước Xử Thử (Tháng 5, 6 và đầu tháng 7) tiết trời đương nắng bức. Số dương còn nhiều, số âm ít thì phải, nếu âm nhiều tất tổn hại.

Vừa: Từ sau Lập Thu đến trước Thu Phân (tháng 7, 8) Số âm vừa là phải, quẻ Bĩ 3 hào âm gọi là Tam âm trúng tiết. Trái lại nếu số âm yếu q thì nhu nhược khơng chấn tác lên được khác nào niêu cơm có lửa mà ít nước quá thì cơm sượng ngầm ngầm.

Nhiều: từ sau Hàn Lộ đến trước tiểu tuyết (tháng 9, 10) số âm nhiều là tốt. Quẻ Nguyệt Lệnh là Bác 5 hào âm, khôn 6 hào âm, nhiều người làm nên sự nghiệp cthể ví như nhiều bà quả phụ laạ làm nên giàu có hơn là lúc cịn chồng, nên tục thường khen là hóa rồng, hóa phượng, mà những câu: Gái hóa lo việc triều đình, gà mái gáy gở, ta cũng đừng nên coi là điềm xấu nữa. Đó là chỗ linh động tùy thời tùy thế đấy. Thời dân chủ, thời nam nữ bình quyền, thời 100 con trai không bằng một cái bông tai hột soàn của người con gái v.v...

Yếu chỉ 2:

Hai khí âm dương thuộc về động lực. 2 số âm dương thuộc về tĩnh thái. Tĩnh không thể mô tả hết được động nói một cách khác hai khí âm dương đã thực hiện một cuộc hợp tác vô cùng mật thiết, uyển chuyển và tế nhị mà số học không tài nào đo đếm cho sát nút được, dù là vi phân toán.

Xem hình vẽ hai con rắn thần âm dương dưới đây, nó nút chặt vào nhau khơng một khe hở, và bất cứ ở một điểm li ti nào cũng giữ được Chu vi vành tròn đều đặn trăm phần trăm, cả về bình diện và thể tích nữa. Thật là kỳ diệu.

Xem hình vẽ trên, ta nhận thấy rằng: Trên con đường đi của khí âm khí dương, rất uyển chuyển và trơn tru, khơng có chỗ nào là ranh giới nhất định cả. Những số, tên tháng, tên mùa, tên quẻ mà ta đặt ở bên lề đường ấy, chẳng qua chỉ là những cái mốc, những ký hiệu đánh dấu phỏng chừng cái quá trình của hai khí âm dương mà thơi, chứ khơng đo đếm được đúng nó như những chỉ số ở trên một điện kế hay thủy ký. Nói như vậy là để giả thuyết rằng: những số âm dương trong phép Hà Lạc, hãy còn thuộc vào loại toán xác suất chứ chưa phải là những con số của khoa học tinh xác để coi làm số tuyệt đối đúng, nên vẫn cần phải phối hợp với những thể cách khác rồi thì mới quyết đoán được là Cát hay Hung (có lẽ phải chờ một Thánh nhân tốn học ra đời thì mới đổi được mơn xác suất của phép Hà Lạc này thành một mơn Khoa học tinh xác thì những con số âm dương lúc bấy giờ mới được coi như là chắc chắn. Đó là điều rất mong mỏi của những nhà Lý số).

Một phần của tài liệu bat tu ha lac_doc (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)