- môi trường bị ơ nhiễm bởi khí độc hạ tầng cơ sở kém
5. Trang bị về xã hội:
Trang bị về kinh tế xã hội: Minh học lớp 5. Em có được cho đủ tiền tiêu vặt khơng? Trang bị về sinh thái xã hội: Minh sống với bố mẹ trong một căn hộ chật chội trong
Trang bị về văn hóa xã hội: Bố mẹ Minh sinh ra ở Việt Nam còn Minh ở Đức. Em hiểu
nhiều tiếng Đức hơn tiếng Việt.
Thành viên của các hội, nhóm: Minh đi học tức là em có giao tiếp với các bạn cùng
tuổi và thầy/cô giáo. Em có nhiều bạn để chơi ngồi giờ học khơng (bạn người Đức và bạn người Việt)? Em có ơng bà ở gần khơng?
Em có một nhân viên CTXH giúp đỡ.
b. Phân tích quan hệ xã hội giữa các cá nhân:
Nguồn lực và vấn đề không phải là những yếu tố bất biến trong cuộc sống con người. Mà chúng thay đổi trong mối quan hệ với những người khác. Do đó, phân tích nguồn lực và vấn đề sẽ mang tính một chiều và bị sai lệch nếu khơng có phân tích về quan hệ (Geiser 2007, 151ff).
Ở đây có hai khía cạnh: một là quan hệ trao đổi có cấu trúc hàng ngang tiêu biểu (idealtypisch), hai là quan hệ quyền lực có cấu trúc hàng dọc tiêu biểu. Chúng tôi sử dụng khái niệm „tiêu biểu“ (idealtypisch) bởi vì những hình mẫu tuyệt đối như mối quan hệ hoàn toàn đối xứng hay quan hệ quyền lực với một người hồn tồn áp đảo người kia ít có trong thực tế. Tuy nhiên, phân tích quan hệ cần dựa trên những hình mẫu tiêu biểu để người ta có thể nhận rõ ra được đó là loại quan hệ gì (Geiser 2007, 184ff).
b.1. Quan hệ trao đổi – Quan hệ cấu trúc hàng ngang
Quan hệ trao đổi dựa trên cấu trúc tương tác mà chúng tơi đã trình bày trong phần „Định nghĩa vấn đề xã hội“. Như đã nhắc đến, chủ đề ở đây là các tương tác đối xứng, nghĩa là quan hệ Cho và Nhận. Từ bốn phạm trù trang bị (không kể trang bị về khả năng tiếp nhận thơng tin) trong phân tích cá nhân, người ta có thể phân tích mối quan hệ trao đổi giữa hai người như trong sơ đồ dưới đây. Có tất cả bốn lĩnh vực trao đổi (Geiser 2007, 193ff):