Các bước trong cấu trúc nối dây

Một phần của tài liệu đồ án:Cáp đồng xoắn trong công trình ngoại vi cao cấp – Nhà khách hàng (Trang 89 - 99)

Bảng 3 .3 Bảng mã màu

Bảng 3.8 Các bước trong cấu trúc nối dây

Bước Cấu trúc nối dây

1

Xác định loại cáp được sử dụng

Đoạn nối của vật liệu dẫn cáp có thể là chất rắn khác hoặc thanh khác và cáp có thể bằng phẳng hoặc tròn. Chất dẫn điện là thanh được sử dụng cho phép tối đa tính mềm dẻo.

Các cáp mà khơng phải đơi cáp xoắn thì khơng theo Category 5 và không phải sử dụng cho các ứng dụng dữ liệu

2

Chọn bộ kết nối phù hợp

Các nút module hoá cho phép trong cả kiểu cáp vòng và phẳng, cũng như các chất dẫn điện thanh và chất rắn IDC.

Để thu được các nút đúng cho loại cáp được sử dụng.

3

Kiểm tra cấu hình pin-wiring

Cáp dữ liệu sử dụng dây đi thẳng (Pin 1 đến Pin 1, Pin 8 đến Pin 8).

Cáp thoại thì ngược lại (như là Pin 1 đến Pin 8; Pin 2 đến Pin 7)

Các ứng dụng nhất định có thể u cầu các cấu hình chỉ có duy nhất một Pin-wiring .

4

Bỏ lớp vỏ với chiều dài thích hợp

Cắt đoạn cuối của cáp một góc 90 độ.

Chỉ bỏ đi lớp vỏ vừa đủ của cáp để tới được phần cuối phích cắm và vẫn cịn vỏ dưới kẹp cáp phần chia của phích module hố.

5

Sử dụng chính xác dụng cụ rạch khía

Sử dụng chốt module hóa là cấu hình trong các kết hợp 4-,6- và 8-pin.

6

Kiểm tra cấu hình pin-wiring

- Xem xét kĩ kết nối để cho tất cả các dây nằm phù hợp và vị trí chính xác.

3.3. Kiểm tra cáp

Mọi cáp vận hành đều phải có một mức kiểm tra tối thiểu. Có thể phải bỏ ra 5000 USD cho các bộ kiểm tra cáp, những thứ mà sẽ cung cấp cho người dùng rất nhiều thông tin hiệu suất, nhưng cái quan trọng nhất của việc kiểm tra đó là xác định xem những đơi dây nào được kết nối một cách hoàn toàn.

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III: Cáp đồng xoắn và các thiết bị đấu nối cáp

3.3.1. Kiểm tra cáp đồng.

Nếu có một bó cáp và cần xác định vị trí một sợi cáp đơn trong bó đó, câu trả lời cho vấn đề này là sử dụng bộ tạo chuông và que thăm dị. Thơng thường những người lắp đặt cáp sẽ kéo dài hơn một sợi cáp để xác định một vị trí. Bộ tạo chng dùng để gửi tín hiệu điện qua cáp đó. Một phía khác của cáp bộ khuếch đại được đặt gần các sợi cáp cho đến khi nghe thấy âm thanh từ bộ khuếch đại , và chỉ thị đó là cáp phải tìm. Hình 3.17 là một bộ tạo chng và que thăm dò khuếch đại của IDEAL DataComm.

3.3.2. Kiểm tra kết nối.

Việc kiểm tra kết nối bảo đảm cho các tín hiệu điện truyền từ điểm đầu đến điểm

cuối. Bộ kiểm tra kết nối đơn giản chỉ đảm bảo rằng một tín hiệu sẽ được nhận ở phía thu, nó khơng kiểm tra suy hao hoặc xun âm..

Hình 3.17: Bộ tạo chng và que thăm dị khch đại

3.3.3 Bộ kiểm tra chân nối.

Một bộ kiểm tra chân nối có khả năng kiểm tra các đôi dây của dây dẫn và chỉ định

chúng có được kết nối hay khơng. Những bộ kiểm tra này cũng chỉ thị nếu kết nối của dây là tốt. Chỉ cần kỹ thuật lắp đặt tốt được dùng và đúng theo các loại cáp, kết cuối, và bảng mạch tạm thì sẽ có nhiều vấn đề về cáp sẽ được giải quyết một cách đơn giản.

Hình 3.18: Một bộ dụng cụ kiểm tra cáp đơn giản

3.3.4. Các vấn đề thông thường đối với cáp đồng.

Khi sử dụng các loại cáp đồng cho các cơng trình viễn thông, chúng ta nên chú ý đến một số điểm quan trọng sau:

• Chiều dài của cáp. Nếu một bộ kiểm tra cáp chỉ định rằng bạn có vấn đề liên quan đến chiều dài cáp, thông thường nhất là cáp mà bạn lắp đặt vượt quá chiều dài tối đa cho phép. Các vấn đề về chiều dài cũng tìm thấy nếu cáp ngắn hoặc trống rỗng. Một khả năng khác có thể xảy ra là bộ kiểm tra cáp có lỗi. Nếu thế ta có thể chạy bộ chẩn đốn bộ kiểm tra hoặc thiết lập lại thông số để chắc chắn NVP (Nominal Velocity of Propagation) có giá trị đúng.

• Các vấn đề về chân nối. Khi bộ kiểm tra cáp chỉ thị một vấn đề về chân nối, các đơi dây thường chuyển vị trí trong dây. Đó là một vần đề thường thấy khi trộn các thiết bị hỗ trợ T568-A và T568-B, vấn đề cũng có thể tìm thấy nếu người lắp đặt chia cặp đôi dây. Vấn đề này cũng xảy ra khi cáp hở hoặc ngắn.

• Các vấn đề về NEXT và FEXT. Nếu một lỗi xuyên âm xảy ra, tín hiệu

trong một đơi dây rị rỉ sang một đơi dây khác. Khi giá trị xuyên âm đủ mạnh nó có thể nhiễu truyền dẫn. NEXT là bộ kiểm tra đo được mức xuyên âm quá lớn trên cận cuối của kết nối. FEXT là mức xuyên âm quá lớn trên 2 đầu đối nhau của cáp.

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III: Cáp đồng xoắn và các thiết bị đấu nối cáp

• Vấn đề về suy hao. Khi bộ kiểm tra thông báo lỗi suy hao, cáp bị mất quá nhiều tín hiệu khi chay suốt chiều dài cua nó. Đó có thể do cáp quá dài, cũng phải kiểm tra để chắc chắn rằng đầu cuối của cáp là chuẩn.

3.4 Các hệ thống bảo vệ

3.4.1 Hệ thống chống sét

Được miêu tả trong ANSI/NFPA 780, tiêu chuẩn cho hệ thống chống sét, một hệ thống chống sét bao gồm:

• Các kết cuối với khơng khí (Sét) trên nhiều nóc nhà .

• Các dây dẫn dọc

• Các dây dẫn cân bằng.

• Các thiết bị kết cuối với đất bao quanh các tịa nhà dành cho mục đích làm chuyển hướng hay tiêu tan các tia sét bất thình lình.

Một số hệ thống đựơc thiết kế như một phần cấu trúc của tòa nhà đến nỗi cấu trúc thép thực hiện chức năng cân bằng và dây dẫn dọc.

Sét được ngăn chặn một cách thực chất từ việc thu trực tiếp trong phạm vi phía dưới và tại đầu của kết cuối chống sét, do vậy hình thành “vùng bảo vệ.” Những hệ thống này thường nằm ngoài khả năng đáp ứng của nhà lắp đặt cáp viễn thông. Nhưng những người lắp đặt cáp cần tiến hành theo :

• ANSI/NFPA 780 xác định các u cầu về khơng gian và việc kết nối các hệ thống chống sét và hệ thống viễn thông. Các hệ thống thông tin dưới đất phải được nối tới hệ thống chống sét dưới đất trong vịng 3.7m so với móng của tịa nhà.

• Nếu như thơng tin dựa trên tín hiệu điện có hệ thống điện cực tiếp đất thì điểm đất chung được áp dụng.

• Phần NEC 800-13 yêu cầu rằng “nơi khả thi, một khoảng ngăn cách ít

nhất là 6fit (1.83m) sẽ được duy trì giữa các dây dẫn mở của hệ thống viễn thơng trong tịa nhà và ống dẫn sét.” Nếu cấu trúc thép được sử dụng như các dây dẫn sét dọc thì việc ngăn cách là khơng thực tế và thường không cần thiết.

3.4.2 Các hệ thống năng lượng điện

Một hệ thống năng lượng điện cung cấp cơ sở hạ tầng về điện cần thiết để phân phối điện cho các tòa nhà. Tất cả các dụng cụ, mạch thắp sáng, thiết bị được nuôi nhờ mạng điện. Trung tâm của hệ thống năng lượng điện là điểm tiếp đất. Trong hầu hết các hệ thống tiếp đất viễn thông, điểm tiếp đất tham chiếu được thiết lập bằng cách gắn dây dẫn tiếp đất của hệ thống viễn thông với điểm đất quy ước tại thiết bị cung cáp điện.

3.4.3. Hệ thống điện cực tiếp đất

Điện cực tiếp đất là vật dẫn bằng kim loại ( ví dụ: thanh, ống, bản, vịng trịn, hay các hình dạng khác...) tiếp xúc với trái đất, sử dụng để thiết lập đường dẫn có trở kháng thấp tới trái đất.

Hệ thống điện cực tiếp đất là một mạng các kết nối với các điện cực đấu đất sử dụng để tận dụng trở kháng thấp của trái đất và trong nhiều trường hợp giúp cho việc cân bằng điện thế quanh tòa nhà.

Về cơ bản, các điện cực đấu đất được chia thành hai nhóm:

• Hệ thống ống dưới mặt đất, khung thép của tòa nhà, vỏ hầm, ống thép, và các cơ cấu thép khác được lắp đặt dưới đất với mục đích khác hơn là để tiếp đất.

• Các điện cực được thiết kế một cách rõ ràng cho mục đích tiếp đất (ví dụ: Các thanh tiếp đất chơn, các vịng tiếp đất được chơn, các phiến kim loại...)

• Chức năng tiếp đất một cách đúng đắn thật sự cần thiết để bảo vệ an tồn về điện vì:

• Dẫn bất kỳ năng lượng điện vượt qúa giới hạn nào đi xuống đất mà

khơng gây nguy hiểm như phóng tia lửa, cháy nổ khi có sét.

• Thiết lập điểm tham chiếu điện áp cho các hệ thống điện trong các tòa nhà.

Phần NEC250-54 yêu cầu một hệ thống điện cực đấu đất chung cho các hệ thống điện khác nhau bên trong tịa nhà. Nơi đó hai hay nhiều điện cực được nối với nhau, chúng sẽ được coi như một hệ thống điện cực đấu đất đơn.

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III: Cáp đồng xoắn và các thiết bị đấu nối cáp

Phần NEC 250-71(b) yêu cầu một sự kết nối giữa các hệ thống phải có khả năng truy nhập tới thiết bị cung cấp điện. Kết nối này là một lựa chọn quan trọng cho việc đấu đất thiết bị viễn thông.

3.4.4. Nối thông điện và tiếp đất

Qua điều khoản NEC 250, nối thông điện và tiếp đất được miêu tả là các panel kim loại và các raceway được nối thông tới thiết bị dây dẫn tiếp đất, sau đó tất cả chúng sẽ được nối tới thiết bị cung cấp điểm đất trung tính. Một thiết bị dây dẫn đấu đất sẽ gồm cả dây nguồn và dây trung tính.

Các hệ thống điện và các thiết bị bằng kim loại được nối đất để hạn chế các điện áp nguy hiểm do:

• Xảy ra lỗi nguồn điện.

• Sét

• Các dòng điện bất thường khác.

Việc hoạt động bảo vệ quá dòng một sẽ rất dễ dàng trong những trường hợp xảy ra lỗi nguồn điện mà có thể là những điện áp nguy hiểm khác tại những điểm nguy hiểm. Dây dẫn nguồn vơ tình được đấu với đất hay dây dẫn và các bó dây kim loại khác là nguyên nhân ngắt mạch điện (bảo vệ quá dòng) khỏi thiết bị hoạt động và ngắt nguồn điện.

Những hệ thống này thường không đáp ứng bởi các nhà lắp đặt viễn thông, nhưng họ nên công nhận và hiểu tất cả các khía cạnh để có thiết kế cụ thể cho thiết bị viễn thông.

3.4.5. Bảo vệ năng lượng điện

Vấn đề bảo vệ năng lượng điện bao gồm các yêu cầu liên kết và tiếp đất cho các thiết bị điện.

Những điều sau đây được yêu cầu để bảo vệ điện hoàn toàn: - Các cột thu lơi

-Bảo vệ q dịng (Các chuyển mạch ngắt mạch, mở các mạch điện riêng nếu dịng tiến đến một giá trị khơng an toàn định trước)

Chú ý. Các thành phần khác để cải thiện chất lượng tổng của năng lượng điện bao

gồm các bộ điều hòa năng lượng đường dây, các nguồn cung cấp không thể ngắt quãng, và các hệ thống hỗ trợ năng lượng

Các hệ thống này thông thường không phải là trách nhiệm của các nhà cài đặt cáp viễn thơng, nhưng chúng có thể được cơng nhận và được hiểu như vậy, vì hầu hết các hệ thống đều có bộ phận bảo vệ điện được thiết kế một cách rõ ràng chi tiết cho các thiết bị viễn thông.

3.4.6. Tiếp đất và bảo vệ cho các thiết bị viễn thông

Bảo vệ và tiếp đất cho các thiết bị viễn thông là các việc được thêm vào khi cài đặt các hệ thống viễn thông. Từ quan điểm an toàn, NEC và ANSI/NFPA đã sẵn sàng cho các vấn đề bảo vệ và tiếp đất.

Có rất nhiều hồn cảnh trong đó các quy tắc an tồn tối thiểu này có thể được giải thích và thực hiện theo rất nhiều cách khác nhau. Nhiều phương pháp thì khơng thích hợp với các các phương phác khác do độ tin cậy thiết bị và hiệu năng. Các nhà sản xuất và thiết kế sử dụng nhiều các giải pháp khác nhau đề thích ứng với việc này:

• Biến đổi vị trí

• Đặt trước dây tại các tịa nhà.

• Các nhà sản xuất giải thích rõ.

• Sử dụng thiết bị của nhiều nhà sản xuất

• Thiết kế thiết bị

• Các thiết bị điện tử nhạy và có tốc độ cao

Hầu hết các trường hợp đều không thể tin cậy duy nhất vào các phương pháp tiếp đất an tồn. Thay vào đó các hệ thống viễn thông yêu cầu tiếp đất và bảo vệ trực tiếp và được dành riêng.

Tiếp đất và bảo vệ trong viễn thơng được sử dụng để:

• Giảm thiểu sự phóng điện và nguy hiểm.

• Làm tăng sự bảo vệ điện

• Giảm nhỏ trở kháng đất của hệ thống.

Điều này không thay thế các yêu cầu cho việc tiếp đất cho nguồn điện nhưng bổ sung chúng với sự bảo vệ thêm thì thơng dụng.

3.4.7. Nguyên lý bảo vệ trong viễn thông

Hầu hết các tịa nhà có điện trở tổng nhỏ (rất nhiều tòa nhà được thiết kế như là một hệ thống chống sét để dẫn sét một cách an toàn xuống đất). Tuy nhiên, sự khác

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III: Cáp đồng xoắn và các thiết bị đấu nối cáp

biệt quan trọng về điện thế đất có thể tồn tại qua một tịa nhà trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Thêm vào các dây dẫn bảo vệ là một biện pháp hiệu quả để cải thiện các hồn cảnh khó khăn, đặc biệt là các tồ nhà thiếu một cấu trúc bảo về toàn diện.

Nếu thép cấu trúc liên tục được đặt dọc trên cùng một đường, hiệu quả cải thiện thực tế sẽ thấp. Nhưng thậm chí như vậy thì một sự bảo vệ nào đó cũng đạt được bởi có các dây dẫn bảo vệ có thể thẩm tra, kiểm tra được.

Ba nguyên lý rõ ràng đối với dây dẫn bảo vệ trong viễn thơng là:

• Sự cân bằng điện: điện thế giữa các điểm đất khác nhau thì rất phụ thuộc vào trở kháng giữa chúng. Cân bằng đất được cải thiện vì sự bảo vệ thêm vào sẽ làm giảm trở kháng giữa các điểm đất khác nhau. Con đường ngắn nhất và trực tiếp sử dụng dây dẫn lớn cho ta điện trở thấp (cả trở kháng và cảm kháng). Sử dụng nhiều dây hoặc các bản giằng rộng có thể cung cấp điện trở thấp hơn.

• Sự làm trệch: bởi vì các dây bảo vệ thường đi cùng cáp viễn thông và được nối đất trực tiếp tại mỗi điểm kết thúc, dịng điện ngắn ngủi phóng xuống đường cáp có thể bị làm trệch bởi dây bảo vệ và ít ảnh hưởng đến các dây dẫn trong hệ thống viễn thơng.

• Ghép: dây bảo vệ càng được đặt gần dây cáp viễn thơng thì điện từ ảnh hưởng lên nhau càng lớn. Trong thời gian phóng điện sự ghép này có xu hướng chia nhỏ để hủy dịng điện phóng khi nó tiến đến các thiết bị viễn thông tại điểm cuối.

Mỗi một trong ba hiệu ứng trên nhận được theo các mức độ khác nhau, phụ thuộc vào dải động của nhân tố. Thường rất khó để dự đốn hay đo đạc kết quả rõ ràng, nhưng bất kỳ một sự kết hợp nào của ba ngun lý trên thì thường có ích cho các thiết bị viễn thông.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 của quyển đồ án này đã trình bày về các loại cáp đồng thông dụng trong viễn thông như: Cáp đồng xoắn UTP, STP và đưa ra được sự phân loại các loại cáp này. Ngồi ra chương 3 cũng đã trình bày về các thiết vị đấu nối cáp đồng thông dụng như: các thiết bị đấu nối và kết cuối cáp. Một nội dung quan trọng đối với bất kỳ một cơng trình viễn thơng nào đó là các cơng trình bảo vệ cũng đã được trình bày trong chương này đó là hệ thống tiếp đất và chống sét cho các cơng trình cáp cũng như các cơng trình viễn thơng khác.

Một phần của tài liệu đồ án:Cáp đồng xoắn trong công trình ngoại vi cao cấp – Nhà khách hàng (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w