của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới, được mọi mặt hàng xuất khẩu thèm khát. Với dân số 1,35 tỉ người, Trung Quốc được xem là thị trường có thể tiêu thụ bất cứ sản phẩm nào. Nếu từ năm 2011 trở về trước, Trung Quốc chủ yếu nhập gạo của Thái Lan, thì từ năm 2012 trở đi, Trung Quốc đã chuyển sang nhập khẩu gạo Việt Nam với số lượng hơn 3 triệu tấn mỗi năm, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước đó.
Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể chấp nhận xuất khẩu gạo ưu tiên số lượng sang thị trường Trung Quốc. Như vậy vừa đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, tạo thu nhập cho người nông dân, vừa tăng cường quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải chú trọng giữ các thị trường truyền thống của ta, vì chúng vẫn chiếm một tỉ trọng nhất định trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta. Mặt khác, cần cẩn trọng khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, có chính sách và kế hoạch xuất khẩu hợp lý, cân đối giữa xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch, khơng để Trung Quốc chi phối toàn bộ thị trường gạo của nước ta.
Về dài hạn, chúng ta cần tiếp tục duy trì các mơ hình như “cánh đồng mẫu lớn”, chuyển đổi giống lúa từ phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao hơn. Từ giai đoạn 2011 trở về trước, có thể thấy Trung Quốc vẫn ưa thích nhập khẩu gạo chất lượng cao của Thái Lan. Trong tháng 11/2013, Trung Quốc vừa ký hợp đồng nhập khẩu 1,2 triệu tấn gạo từ Thái Lan, giao ngay trong tháng 12/2013. Điều này cho thấy nhu cầu thực sự của Trung Quốc vẫn là gạo chất lượng cao. Gạo Việt Nam nên có định hướng chuyển sang giống lúa phẩm cấp cao để trước mắt là cạnh tranh với gạo Thái Lan, về lâu dài có thể mở rộng sang các thị trường khó tính hơn như Mỹ, Nhật Bản, EU…