2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc gia
2.1.2. Chất lượng và cơ cấu sản phẩm
Trong những năm qua, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy đã được cải thiện, song vẫn ở và thấp hơn so với các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới. Các loại gạo xuất khẩu phẩm cấp cao của Việt Nam không nhiều và chủ yếu vẫn là loại gạo phẩm cấp trung bình. Trong tỉ trọng xuất khẩu gạo năm 2001 thì gạo chất lượng cao (5% tấm) chiếm 25%, gạo tấm 25% chiếm 32%, gạo 100% tấm chiếm 5%. Đến năm 2010, tỷ trọng gạo 5% tấm cũng chỉ tăng lên khoảng 30%, gạo 7-10% tấm chiếm khoảng 8%, các loại gạo 15% tấm và 25% tấm chiếm tỉ trọng lớn nhất tới trên 55% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong năm 2012, chúng ta đã thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu gạo. Các loại gạo cao cấp như gạo thơm, 5% tấm chiếm hơn 59% tổng sản lượng gạo xuất khẩu, trong khi gạo phẩm cấp thấp chỉ xuất đi khoảng 11%. Đó là lí do chính giúp gạo Việt Nam đã chiếm lĩnh và sốn vị trí số một của Thái Lan ở thị trường Trung Quốc.
Việt Nam cũng có nhiều loại gạo có phẩm cấp cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường như Glutimous, Jasmine,… Những loại gạo này chỉ mới được tập trung sản xuất vào năm 2012. Tuy nhiên theo một số báo cáo, khi vào tay thương lái bị trộn lẫn với các loại gạo cấp thấp khác để làm giảm giá trị. Hiện tại, Việt Nam vẫn tiếp tục gieo trồng trên diện rộng loại lúa có chất lượng thấp như IR50404 nhưng có năng suất cao. Hiện tại, diện tích gieo trồng loại gạo này vẫn vượt trên 20%.
Các loại gạo có tỷ trọng xuất khẩu lớn tiếp theo trong thống kê vào tháng 7/2013 là gạo 25-35% tấm, đạt 112.375 tấn, chiếm 19,5% tổng khối lượng xuất khẩu, gạo 15-20% tấm, đạt 79.122 tấn, chiếm 13,73%, và gạo thơm các loại, đạt 73.375 tấn, chiếm 12,73%.