3.2 Giải pháp nâng cao năng lực qu ản tr ủi ro tín dụ ng ại Ngân hàng TMCP Vi t
3.2.2.1 Tiếp tục xây dựng bảng giới hạn rủi ro, thứ tự ưu tiên cấp tín dụng, và hoàn thiện
thiện hệ thống chấm điểm tín dụng
hướng về những đối tượng cấp TD không ưu tiên cấp TD trong từng thời kỳ, từ đó các đơn vị có thể sàng lọc KH, lựa chọn những đối tượng KH phù hợp nhất cho hoạt động TD. Bảng phân loại rủi ro và thứ tự ưu tiên cấp TD cũng phải được cập nhật thay đổi phù hợp với các quy định của NHNN và chính sách TD của NH trong từng thời kỳ.
Hiện tại VPBank đã thiết kế mơ hình đánh giá rủi ro TD định tính (QCA) áp dụng cho các KHDN vừa và nhỏ và mơ hình chấm điểm TD (RSM) áp dụng cho các KHCN theo quy trình phê duyệt TD tập trung. Việc sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro TD này sẽ đảm bảo một cách thức thẩm định rủi ro TD thống nhất trên toàn hệ thống VPBank. Tuy nhiên bảng câu hỏi QCA và RSM cần được giám sát và chuẩn hóa cho từng sản phẩm TD, từng đối tượng KH trong từng thời kỳ, hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay, đảm bảo an toàn trong hoạt động TD.
3.2.2.2 Thiết lập và quản lý các hạn mức tín dụng, chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Thiết lập và quản lý các HMTD. Một yếu tố quan trọng của quản trị rủi ro TD là thiết lập HMTD cho KH riêng lẻ hay nhóm KH. Những hạn mức này được dựa trên tỷ suất rủi ro nội bộ được phân bổ cho khách vay riêng lẻ, nhóm khách vay liên kết hay các đối tác, nhóm đối tác. Các hạn mức được thành lập theo ngành công nghiệp, các phân khúc thị trường, vùng địa lý, các sản phẩm khác nhau. Những hạn mức như vậy là cần thiết trong tất cả các hoạt động của NH liên quan đến rủi ro TD. Những hạn mức này nhằm đảm bảo rằng hoạt động cấp phát TD của NH là đủ tính đa dạng, đa danh mục. Tuy nhiên việc quản lý hạn mức cho vay đối với ngành và đối với từng KH vay của các Chi nhánh VPBank trên cả nước còn rất nhiều sai phạm. Tình trạng cho vay vượt hạn mức vẫn xảy ra do nhu cầu kinh doanh của KH vượt hạn mức được cấp. Yêu cầu quản lý được các HMTD đã thiết lập trên phạm vi tồn hệ thống là địi hỏi cấp thiết nhằm duy trì sự an tồn chung của NH.
Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro TD. Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động TD là một phần tất yếu. Bởi lẽ, rủi ro trong hoạt động TD bắt nguồn từ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của KH vay vốn, mà trong thương trường thì rủi ro đối với hoạt động kinh tế là thường xuyên xảy ra. Ngoài
những nguyên nhân chủ quan tạo nên rủi ro cịn có những ngun nhân khách quan gây nên, thậm chí để lại hậu quả hết sức nặng nề. Do vậy hoạt động TD cũng phải luôn luôn xác định và chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên ở mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh TD của NH như thế nào lại phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục cho mỗi NH trong đó phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả có thể xảy ra đối với NH. Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ cho vay. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, NH không nên tập trung những khoản tiền lớn để cho vay hoặc đầu tư vào một DN hoặc một số chứng khốn, nhưng có nghĩa là vẫn tập trung nhưng ở mức an toàn. Điều này cũng được thể hiện rõ trong Luật các TCTD với tổng dư nợ cho vay đối với một KH không vượt quá 15% vốn tự có của các TCTD. Ý nghĩa của quy định này là muốn chia nhỏ các khoản tiền cho vay cho nhiều KH khác nhau, đồng thời cũng phân tán rủi ro trên bình diện rộng, bởi tại thời điểm nhất định, có khả năng một DN bị rủi ro nhưng nhiều DN cùng bị rủi ro thì ít có khả năng xảy ra. Đối với dự án cho vay lớn, NH cần thực hiện việc phân tán rủi ro thông qua đồng tài trợ, đây là nghiệp vụ chia sẻ và phân tán rủi ro có hiệu quả.
3.2.2.3 Phân cấp xét duyệt tín dụng và hạn mức phán quyết tín dụng cho từng cấp một cách hợp lý
Việc phân cấp xét duyệt TD và hạn mức phán quyết TD cho từng cấp một cách hợp lý sẽ đảm bảo cho việc cấp TD được chặt chẽ, phân định được quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp đối với mỗi khoản vay được phê duyệt, giảm thiểu được rủi ro trong việc ra quyết định cho vay đối với những khoản vay không đủ tiêu chuẩn cấp TD theo quy định.
Mức phán quyết TD đối với các đơn vị trong hệ thống không được cào bằng, đối với các đơn vị cùng cấp nhất thiết phải căn cứ vào quy mơ và kinh nghiệm của người đứng đầu, bên cạnh đó là thời gian hoạt động, địa bàn đặt trụ sở, kết quả hoạt động và chất lượng TD trong thời gian qua.
Cần tách biệt chức năng quyết định cho vay với thẩm định TD, tách biệt chức năng thẩm định TD và định giá TSBĐ. Không để lãnh đạo các phòng, ban trực tiếp thẩm định TD nằm trong thành phần biểu quyết cho vay tại các Hội đồng TD. Việc bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí lãnh đạo các phòng, ban tại Hội sở; Sở giao dịch; các chi nhánh; PGD phải đặc biệt thận trọng, bên cạnh năng lực thành tích cơng tác cần phải chú trọng đến kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức.
3.2.3 Phát huy năng lực giám sát rủi ro tín dụng, nhận biết sớm rủi ro tín dụng và quản lý các khoản nợ có vấn đề quản lý các khoản nợ có vấn đề
3.2.3.1 Tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau cho vay
Quy định chặt chẽ trách nhiệm của CBTD về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của KH và kiểm tra tình trạng của TSBĐ. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào biên bản, trong đó nêu rõ :
Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích khơng. Nêu rõ ngun nhân gây ra sự sai lệch.
Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.
So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu.
Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của KH (KHDN) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (KHCN). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.
Tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất-kỹ thuật tại thời điểm kiểm tra.
Tình hình doanh thu, cơng nợ.
Ý kiến của KH về kế hoạch trả nợ trong trường hợp có các thay đổi ảnh hưởng đến việc trả nợ.
Sự hiện hữu và tình trạng của tài sản cầm cố, thế chấp. Các thơng tin khác (nếu có).
Nhận xét của CBTD về việc sử dụng vốn vay và tình hình của KH vay.
Nếu có dấu hiệu bất thường nào của KH ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, CBTD phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.
Yêu cầu KH chuyển các giao dịch về tài khoản mở tại VPBank để có kiểm sốt tình hình hoạt động kinh doanh của KH và các giao dịch nghi ngờ của KH với các đối tượng bên ngồi thơng qua hoạt động của dịng tiền ra vào tài khoản KH.
Khi có sự thay đổi về nhân sự chủ quản chuyển giao hồ sơ từ CBTD này sang CBTD khác, cần quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động TSBĐ, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các CBTD.
3.2.3.2 Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay
Định kỳ hàng tháng, mỗi CBTD phải báo cáo về tình trạng của KH vay, tình trạng TSBĐ, tình hình phát vay, thu nợ trong kỳ của từng KH vay do mình phụ trách cho Trưởng phịng Tín dụng, Phịng Quản lý Tín dụng và Ban Quản trị rủi ro. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu rủi ro cho khoản vay, các cấp thẩm quyền phải trao đổi với CBTD phụ trách và trực tiếp gặp KH để xác minh thêm. Trách nhiệm của người phụ trách bộ phận TD của mỗi đơn vị, chi nhánh của VPBank là phải luôn giám sát thường xuyên danh mục cho vay của đơn vị mình, hiểu rõ các KH vay chủ yếu và kiểm tra được công việc thực hiện của các CBTD thuộc cấp.
Phân tích đầy đủ và kịp thời về hoạt động TD của từng đơn vị trong hệ thống và đánh giá tổng thể danh mục TD của toàn NH. Để làm được điều này, đòi hỏi chất lượng của hệ thống báo cáo TD, mức độ cập nhật thông tin và yêu cầu nghiêm ngặt về trách nhiệm báo cáo, giải trình của các cấp có liên quan tại các Chi nhánh và PGD.
Định kỳ hàng quý, đánh giá lại chất lượng hoạt động TD của từng đơn vị trong NH. Từ kết quả đánh giá từng đơn vị, Ban Giám đốc NH sẽ thực hiện điều chỉnh chính
sách TD và thay đổi cách thức giám sát đối với đơn vị đó nếu thấy cần thiết.
Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu về môi trường kinh doanh, các ngành nghề, cập nhật các thông tin kinh tế - xã hội và cung cấp kịp thời cho Ban Quản trị Rủi ro để cảnh báo cho các đơn vị hạn chế cho vay, ngưng cho vay đối với những lĩnh vực đang có xu hướng kém an tồn và tập trung thu hồi nợ của các khoản vay trong các lĩnh vực này.
3.2.3.3 Quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng đầy đủ
Xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu là chuyện khơng thể tránh khỏi dù quy trình, quy chế cho vay có chặt chẽ đến mức nào, dù CBTD và những người có trách nhiệm trong quyết định cho vay có làm việc mẫn cán đến đâu đi nữa. Do đó, thiết lập một cơ chế quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu là một đòi hỏi khách quan. Bộ phận Xử lý nợ của NH phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý về tiến độ xử lý các khoản nợ xấu, giải thích rõ nguyên nhân chưa xử lý được và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu. Khối Kiểm tốn nội bộ có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoạt động xử lý nợ theo kế hoạch và chương trình kiểm tốn đã định giống như đối với kiểm toán các hoạt động khác. Trong q trình này, Kiểm tốn nội bộ sẽ đánh giá hiệu quả và các biện pháp tích cực thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ, đảm bảo các khoản nợ xấu được xử lý theo đúng phân luồng đã quy định nhằm ngăn chặn/giảm thiểu rủi ro phát sinh và sớm thu hồi nợ. Ngồi ra việc thành lập cơng ty quản lý và khai thác tài sản là giải pháp mà NH nên thực hiện nhằm tăng hiệu quả và đẩy mạnh tốc độ xử lý nợ quá hạn, tăng hiệu quả khai thác tài sản và giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính của NH.
Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng. Tránh tình trạng vì sợ kết quả kinh doanh giảm do tăng chi phí dự phịng mà khơng tn thủ chặt chẽ trong việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, định kỳ hàng quý, báo cáo các khoản nợ quá hạn theo số ngày quá hạn, tình hình xử lý và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ này phải được gửi cho HĐQT và Ban Điều hành NH để họp xem
xét quyết định mức trích lập dự phịng và xử lý rủi ro TD.
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng theo Basel II
Hệ thống XHTDNB là công cụ quan trọng giúp NH đánh giá, thẩm định KH toàn diện trước, trong và sau khi cấp TD, là công cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế cũng như làm căn cứ để đánh giá theo rủi ro. Vì thế việc hồn thiện XHTDNB cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Hồn thiện mơ hình tổ chức và nhân sự
Chất lượng của XHTDNB phụ thuộc lớn vào mơ hình tổ chức và đội ngũ nhân sự. NH cần hồn thiện mơ hình tổ chức theo hướng tn thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp (corporate governance) đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích (phân tách chức năng front-middle-back). Mơ hình tổ chức phải đặc biệt lưu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các tầng kiểm soát (tầng 1: đơn vị kinh doanh; tầng 2: bộ phận kiểm soát rủi ro và tầng 3: bộ phận kiểm toán nội bộ) đảm bảo tính độc lập, khách quan của cơng tác XHTDNB. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hướng tới chuẩn mực quản trị rủi ro TD theo Basel II, các cán bộ thực hiện XHTDNB phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng trong phân tích, quản trị rủi ro.
- Hồn thiện phương pháp xếp hạng TD
Hoàn thiện XHTDNB theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao (FIRB hoặc AIRB) theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng TD phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính NH cho các đối tượng KHCN và KHDN để tính tốn các thước đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tượng này, đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chun gia địi hỏi có cán bộ chun sâu, am hiểu về nghiệp vụ.
- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ
Hệ thống XHTDNB theo thơng lệ quốc tế địi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. NH cần xây dựng hệ thống thơng tin KH đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Một điểm lưu ý quan trọng là chất
lượng thông tin/dữ liệu phải tốt. Muốn vậy, ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin DN, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan chủ yếu từ các chi nhánh phải được cập nhật và lưu dữ đầy đủ, chuẩn xác. Đây cũng là tiền đề để NH đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ NH đến KH tiềm năng và chuyên nghiệp hơn.
- Giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTDNB trong hoạt động TD
Để đảm bảo hệ thống XHTDNB khơng ngừng được hồn thiện và nâng cao chất lượng địi hỏi NH khơng chỉ làm tốt cơng tác chuyển đổi mơ hình tổ chức, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin mà để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả phải làm tốt cơng tác giám sát triển khai đảm bảo các bộ phận liên quan nghiêm túc tuân thủ các quy trình, trách nhiệm được phân cơng. Vì thế để quản trị rủi ro TD có hiệu quả, cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định XHTDNB, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vơ tình hay cố ý đánh giá KH theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch tình hình thực tế của