CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Các phương pháp ngâm chiết
Phương pháp chiết xuất là bao gồm cả việc chọn dung mơi, dụng cụ và cách chiết. Vì vậy khơng thể có một phương pháp chiết xuất chung cho tất cả các dược liệu.
Hiện nay có hai phương pháp ngâm chiết phổ biến:
Phương pháp 1: Phương pháp ngâm chiết xuất nhằm mục đích nghiên cứu sơ bộ khi chưa biết rõ thành phần hóa học của dược liệu, dùng phương pháp cổ điển là sử dụng một dãy dung môi từ không phân cực đến phân cực mạnh để phân đoạn các hợp chất ra khỏi dược liệu. Ví dụ: sử dụng dãy dung mơi: n- hexane, dichloromethane, ethyl acetate, methanol và cuối cùng là nước.
Phương pháp 2: Phương pháp ngâm chiết xuất khi cần chiết lấy toàn bộ thành phần trong duợc liệu thì dung mơi thích hợp nhất methanol hoặc ethanol (80-100%). Nhất là methanol được xem như là dung mơi vạn năng, nó hịa tan được chất khơng phân cực đồng thời cũng có khả năng tạo dây nối hydro với các nhóm phân cực khác. Dịch chiết với methanol thu được, đem loại hết dung mơi thu được cao tồn phần chứa hầu hết hợp chất của dược liệu. Khi cần tách phân đoạn các hợp chất trong cao thì sử dụng dung mơi khơng hịa lẫn với nước và có độ phân cực từ yếu đến mạnh. Ví dụ dãy dung mơi: ether dầu, ether, chloroform, ethyl acetate, n-buthanol.
Về cách chiết có hai cách chiết:
Chiết ngâm lạnh: Là phương pháp đơn giản nhất và đã có từ thời cổ xưa. Sau khi chuẩn bị dược liệu, tiến hành đổ dung mơi ngập dược liệu trong bình chiết xuất, sau một thời gian ngâm nhất định, rút lấy dịch chiết. Để tăng cường hiệu quả chiết xuất, có thể tiến hành khuấy trộn hoặc rút dịch chiết ở dưới rồi đổ lên trên. Có thể ngâm một lần hoặc nhiều lần.
Chiết bằng siêu âm: Sóng siêu âm gây ra sự phá vỡ cấu trúc vật lý một cách mãnh liệt - gây ra sự khuyếch tán vào trong dung môi của các chất cần chiết xuất. Phương pháp siêu âm hiệu quả hơn và nhanh hơn phương pháp chiết xuất bằng ngâm lạnh nhưng có nhược điểm là chỉ áp dụng được với quy mô nhỏ.