BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HỒ KHƠNG KHÍ MULTY

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 166 - 171)

3.1. Bảo dưỡng hệ thống lạnh

Trước khi cần thực hiện việc bảo dưỡng ta cần kiểm tra lại hệ thống lạnh

- Khởi động máy lạnh, sử dụng remoter kiểm tra độ nhạy để điều khiển chuyển đổi các chế độ.

- Kiểm tra sự hoạt động của quạt dàn lạnh, lá đảo.

- Kiểm tra sự hoạt động của dàn nóng: Block, motor quạt, đo áp suất gas (nếu cần).

- Kiểm tra điện áp, cường độ dòng điện.

Nếu máy lạnh xảy ra trục trặc ở hạng mục nào hoặc vẫn hoạt động bình thường, nhân viên cần phải thơng báo tình trạng với khách hàng đểtiến hành các cơng việctiếp theo.

3.1.2. Tháo vỏ máy

- Ngắt cầu dao điện, tháo mặt nạ dàn lạnh, lưới lọc, tháo máng nước và quạt đảo (nếu thấy cần).

153

3.1.3. Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt a. Đốivới dàn lạnh:

• Tháo toàn bộ vỏ và mặt nạ máy ra ngoài để vệ sinh. lưu ý khi vệ sinh mặt nạ của máy chúng ta nên tháo bo mắt nhận tín hiệu và bàn phím điều khiển ra để tránh nước vào làm chạm chập mạch điện.

• Tháo máng hứng nước xuống để vệ sinh lưu ý máng của máy áp trần rất dài nên phải cẩn thận phần máng xốp, nếu sơ ý khi di chuyển hoặc xịt rửa sẽ gây ra gãy máng.

• Tháo vỏquạt lồng sócdàn lạnh ra vệ sinh bên ngoài, kiểm tra bạc đạn, tra dầu mỡ.

• Tháo bo mạch điều khiển để vệ sinh,hong sấy bo mạch.

• Tến hành căng bạt hứng nước chuyên dùng rồivệ sinh dàn lạnh bằng nước áp lực cao. có thể dùng hóa chất tẩy rửa dàn tùy theo mức độ bẩn và cáu cặn bám trên dàn.

• Lưu ý khi xịt dàn chúng ta phải lảm thật kỹ và điều chỉnh áp lực nước phải đủ mạnh, khi xịt thì phải tiến hành xịt cả hai bề mặt trên và dưới, trong và ngồi thì mới tẩy được hết bụi bẩn phía trong dàn vì dàn máy áp trần thường rất dầy và quạt lại thổi từ phía trong dàn thổi ra (khơng như máy treo tường là hút từ ngoài vào thổi ra) nên bụi thường bám vào bề mặt bên trong dàn rất khó làm sạch khi mà bơm nước yếu hoặc làm không đúng cách.

• Thơng thụt đường ống thốt nước cho đến khi hết cặn bẩn.

• Sau khi thực hiện các cơng đoạn trên xong thì lau khơ và lắp lại theo trình tự cái nào tháo trước lắp sau, tháo sau lắp trước

b. Đốivới dàn nóng:

–Tháo gỡ vỏ máy, dùng máy bơm áp lực xịt rửa dàn ngưng tụ, cánh quạt, xịt tia nước theo phương chiều dọc của dàn ngưng tụ (hoặc bằng hoá chất chuyên dùng khi cần thiết).

Lưu ý: khi xịt dàn không được để làm xếp những lá nhôm tản nhiệt.

–Không được xịt hoặc để nước bắn vào môtơ quạt, những mối nối dây điện (domino), khởi động từ, tụ điện, mạch điện tử (nếu có), gắn lại vỏ máy hồn tất việc bảo trì.

– Sau khi hồn tất các cơng việc trên ta cho máy chạy, kiểm tra việc thoát nước và các thông số kỹ thuật.

154

3.1.4. Làm sạch hệ thống nước ngưng

Thơng ống thốt nước bằng máy bơm áp lực, phải bảo đảm đường ống thật sự thơng thốt.

3.1.5. Vệ sinh lưới lọc

Lưới lọc khơng khí là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.

Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó bạn vẩy khơ rồi cắm vào mặt máy lắp lại. Lưới lọc khơng khí rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh chúng khoảng 2 tuần 1 lần

3.1.6. Lắp vỏ máy

Sau khi đã hồn tất cơng tác bảo dưỡng cho máy ta tiến lắp lại nắp máy

3.1.7 Khởi động máy

- Kiểm tra lại tồn bộhệ thống máy.

- Đóng CB nguồn, đo kiểm tra lại điện áp nguồn cấp cho máy: đảm bảo đủ điện áp nguồn.

- Điều khiển cho máy hoạt động. - Chỉnh nhiệt độ lạnh ở mức thấp nhất.

3.1.8 Kiểm tra dòng điện của máy

Kiểm tra lại dòng điện hoạt động của máy. Sau đó so sánh dịng điện này với dòng điện định mức của máy. Nếu dịng điện đo được bằng dịng định mức thì hệ thống hoạt động là ổn định

3.1.9 Kiểm tra lượng gas trong máy

Dùng đồng hồ đo áp suất để xác định áp suất làm việc. Nếu loại gas đang sử dụng là R22 và áp suất đo được khi hệ thống làm việc ổn định nằm trong khoảng 60 – 80 PSI thì hệ thống đã làm việc đủ gas.

Nếu áp suất đo được nhỏ hơn 60PSI và dịng điện nhỏ hơn định mức thì hệ thống đang thiếu gas. Khi đó ta phải nạp gas bổ sung.

3.1.10. Xử lý, nạp gas nếu cần

155

Mộttrong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi máy lạnh bị thiếu gas đó là khi bật chiều lạnh thì dàn lạnh khơng tỏa ra hơi lạnh (hoặc hơi lạnh yếu) và dàn nóng khơng thấy có hơi nóng thổi ra. Ngược lại, khi bật chiều nóng thì dàn lạnh khơng tỏa ra hơi nóng và dàn nóng khơng thổi ra hơi lạnh.

Ở một số máy lạnh dịng cao cấp có gắn sẵn một sensor báo tình trạng gas trong máy. Nếu thiếu gas, máy lạnh sẽ không hoạt động.

Việc nạp gas bổ sung cho điều hòa chỉ áp dụng với các dòng máy điều hòa sử dụng gas R22, còn gas R410 cần phải rút hết số gas cũ ra khỏi điều

hịa thì mới có thể tái nạp lại đầy gas cho điều hịa. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Kết nối đồng hồ nạp gas vào hệ thống

–Nối dây đồng hồ đo gas vừa tháo từ bơm chân khơng với bình gas.

–Sử dụng cân và lộn ngược chai ga để có thể nạp ga lỏng cho hệ thống (nạp gas lỏng).

Bước 2: Xả khí cho đồng hồ đo gas

Bạn từ từ mở van chai ga và nhấn nhẹ vào đầu xả khí của đồng hồ. (Hãy cẩn thận với ga lỏng). Phải thực hiện hút chân không đối với Gas R410A, R32

Bước 3: Mở van xanh và tiến hành nạp ga lỏng cho hệ thống.

– Nếu không thể nạp khối lượng gas nhất định cho điều hịa thì có thể nạp thành nhiều lần, (mỗi lần nạp khoảng 150 gam) trong khi máy đang chạy ở chế độ làm lạnh; Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả và tốn thời gian. Hãy đợi khoảng vài phút và tiến hành nhốt ga rồi tiếp tục thực hiện quá trình nạp.

– Nếu khơng dùng cân thì việc nạp ga lỏng cho máy đang chạy nên thực hiện từ từ, nạp ít một. Khi áp suất đạt khoảng 50 PSI thì nên chuyển sang nạp ga hơi để tiện cân chỉnh lượng ga nạp.

–Giá trị áp suất trên đồng hồ chỉ chính xác khoảng 20 phút sau khi dừng nạp ga lỏng vào máy. (Thông thường cao lên)

–Tùy từng loại điều hòa mà giá trị áp suất hút là khác nhau, giá trị áp suất hút củađiều hòa LG vào khoảng từ 60~80 PSI. Giá trị áp suất hút cịn phụ thuộc vào nhiệt độ ngồi trời, nhiệt độ trong nhà, độ sạch của dàn, lưới lọc. Để quyết định áp suất hút cần kiểm tra nhiệt độ ống hút. Máy đủ ga thường ống hút phải lạnh sau khoảng 20 phút kể từ lúc máy nén bắt đầu chạy.

Cuối cùng, tháo đồng hồ, và lắp lại các van cho chặt chẽ.

156

–Tuyệt đối tránh việc nạp khối lượng lớn gas lỏng liên tục vào đường hút của điều hịa trong khi máy lạnh đang chạy. Việc này, có thể làm hỏng hoặc giảm tuổi thọ máy nén điều hòa.

– Khi nạp gas lỏng cho điều hòa, áp suất hút sẽ thấp hơn thực tế. Do đó, cần vận hành máy lạnh sau 30 phút để áp suất hệ thống ổn định trước khi đo.

3.2. Bảo dưỡng hệ thống điện

3.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy

- Dùng bộ điều khiển tắt máy - Bật OFF CB nguồn

3.2.2. Kiểm tra tiếp xúc, thơng mạch

- Dùng vít vặn chắc lại các cực của CB, các Domino của máy

3.2.3. Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống

- Vệ sinh bụi bẩn bám vào thiết bị, tường nhà.

- Lắp ráp lại những vật dụng mà quá trình vệ sinh mình đã tháo ra.

3.2.4. Bảo dưỡng quạt

- Tháo vỏ máy

- Tháo cánh quạt và vệ sinh quạt - Tháo quạt và tra dầu mở cho quạt - Lắp quạt, cánh quạt và vỏ máy

- Vận hành máy và kiểm tra lại độ ồn của quạt

3.2.5. Tra dầu mỡ

Việc tra dầu mở để bôi trơn cho các ổ trục quạt sẽ giúp cho quạt chạy êm hơn, giảm tiếng ồn, tăng tuổi thọ và giúp cho việc giải nhiệt cho hệ thống đạt hiệu quả hơn.

- Sau khi đã tháo quạt xong, mở nắp bít của ổ bi và vệ sinh ổ bị đó. Sau đó ta đưa 1 lượng mở bò vừa đủ vào ổ bi (khoảng 2/3 thể tích trong của ổ bi)

- Cần tra dầu mỡ cho quạt ít nhất một năm một lần.

3.2.6. Vn hành và hoàn thin h thng

Sau khi đã thực hiện xong việc bảo dưỡng máy, ta tiến hành đóng điện và vận hành lại hệ thống và xác định lại các thơng số: dịng điện, áp suất gas khi làm việc, độ lạnh tại dàn lạnh,...

157

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 166 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)