7. Cấu trúc của đề tài
2.2. Sử dụng phương pháp xử lí tình huống để thiết kế các bài phần “Cơng dân vớ
2.2.6. Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Ví dụ: Khi dạy bài này, giáo viên phân cơng cho mỗi nhóm 1 tình huống được
chuẩn bị sẵn ở nhà. Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm ứng với mỗi đơn vị kiến thức trong bài học.
Nhóm 1: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cơng dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm?
Nhóm 2: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của cơng dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm?
Nhóm 3: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cơng dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm?
Nhóm 4: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cơng dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm?
Nhóm 5: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận của cơng dân. Giải thích vì sao em cho là vi phạm?
Như vậy với yêu cầu trên học sinh sẽ phải dành thười gian chuẩn bị trước ở nhà. Tư liệu tham khảo có thể là sách báo, Internet hay có thể lấy những tình huống mà các em đã bắt gặp trong cuộc sống. Học sinh sẽ chủ động làm việc theo nhóm. Kết quả chuận bị bài của mỗi nhóm sẽ được giáo viên phân tích, đánh giá và cộng vào điểm miệng nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của các em. Khi giảng tới mỗi phần kiến thức đó,
Sau đó giáo viên sẽ phân tích, giảng giải và yêu cầu học sinh rút ra nội dung chính của bài học.
Bản thân em đã được chứng kiến và dự giờ một giáo viên ở trường THPT áp dụng phương pháp này khi dạy ở một số lớp và kết quả là các nhóm đều đưa ra các tình huống phù hợp với nội dung đó là:
Tình huống của nhóm 1: “Do nghi ngờ An lấy cắp xe máy của mình nên Minh
đã trình báo với cơng an xã u cầu giải quyết. Dựa vào lời khai của Minh nên công an xã đã ngay lập tức bắt An”.
Trong tình huống trên cơng an xã đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Cụ thể: Công an xã đã bắt người khi khơng có căn cứ chứng tỏ An là người đã lấy cắp xe máy của Minh.
Tình huống của nhóm 2: “Phong và Mai cưới nhau đã 2 năm. Nhưng Phong vốn
là người hay nhậu nhẹt. Nay tuy đã có con nhưng Phong vẫn hầu như khơng làm gì để phụ vợ ni con mà vẫn chứng nào tật nấy, say xỉn tối ngày. Đã thế, rượu vào là Phong chửi vợ, có khi cịn đánh đập và duổi vợ ra khỏi nhà. Nhiều lần Phong còn đe dọa giết vợ”.
Như vậy, Phong đã xúc phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của vợ mình. Đây là những hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ và quy định thành nguyên tắc trong bộ luật hình sự nước ta. Quyền này có nghĩa là: Cơng dân có quyền được pháp luật bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm mà khơng ai được xâm phạm tới.
+ Không ai được đánh người, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác…
+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
+ Không ai. Dù ở bất cứ cương vị nào có quyền xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác. Trong xã hội ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.
Mọi hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của cơng dân đều vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
Tình huống của nhóm 3: “Bị một tên trộm ăn cắp điện thoại, hai người đàn ông
đuổi theo, được một lúc rồi bỗng mất hút, không biết tên trộm đã chạy đi đâu. Một người nói: “Chắc nó chạy vào nhà ơng Tài rồi, ta vào đó xem đi. Đến trước nhà ông Tài, hai người yêu cầu ông Tài cho vào khám nhà để tìm tên trộm. Ơng Tài khơng thấy đứa nào chạy vào đây nên không đồng ý cho hai người vào nhà. Nhưng hai người cứ xông vào nhà ông Tài khám xét khắp nơi trong nhà”.
Trong tình huống trên, hai người đàn ơng đã vi phạm pháp luật. Vì phạm pháp luật quy định không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu như khơng được người đó đồng ý. Chỉ trong những trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người.
Như vậy, qua việc tự tạo ra các tình huống ta thấy rõ sự hứng thú của học sinh trong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Đây là một phương pháp rất hiệu quả trong vấn đề giảng dạy. Qua đó, học sinh khơng những tìm ra được mối liên hệ giữa lí luận và thực tiến mà cịn tăng thêm tính chủ động, sự tìm tịi, khám phá nhằm lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc tự tạo tình huống và giải quyết tình huống của nhóm thì mỗi nhóm có thể tham gia giải quyết tình huống với các nhóm cịn lại bằng việc bổ sung những vấn đề còn thiếu. Như vậy tất cả các nhóm có thể tham gia được cơng việc một cách hiệu quả nhất.