7. Cấu trúc của đề tài
2.2. Sử dụng phương pháp xử lí tình huống để thiết kế các bài phần “Cơng dân vớ
2.2.8. Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân
Phần a) Quyền học tập của cơng dân
Tình huống: “Khi Mai học hết tiểu học thì bố quyết định cho Mai nghỉ học để
phụ giúp mẹ bán hàng. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho Mai được đi học thì bố Mai cho rằng bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Vậy bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái không? Trách nhiệm bảo đảm quyền học tập của trẻ em được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?”.
Đề xuất trả lời: Đối với trẻ em, học tập có ý nghĩa rất quan trọng. Trẻ em cần
được học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, người hữu ích cho gia đình, xã hội và tương lai sẽ trở thành cơng dân tốt, người lao động tốt góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, Điều 39 Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân năm 2013 đã khẳng định rằng: “Cơng dân có quyền và nghĩa vụ học tập”
Điều 37 Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân năm 2013 đã khẳng định rằng:
- Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
- Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, theo các quy đinh của pháp luật, cha mẹ khơng có quyền bắt con cái bỏ học mà phải tạo điều kiện để con cái thực hiện quyền được học tập của mình. Suy nghĩ
và hành động của bố Mai như thế là khơng đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em.