Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘ (Trang 27 - 31)

1.2. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

1.2.2. Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

1.2.2.1. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng là quan hệ giữa các bên về việc vay mượn một tài sản, gồm tài sản thực, tài sản tài chính hay uy tín.

Có nhiều tiêu chí để phân loại tín dụng trong đó tiêu chí cơ bản là việc căn cứ người cấp tín dụng chủ yếu được phân thành: Tín dụng thương mại do doanh nghiệp cấp; tín dụng ngân hàng do ngân hàng cấp; tín dụng nhà nước do nhà nước cấp...

Hình thức cấp tín dụng của ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản

tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.

Như vậy, nội dung tín dụng rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các ngân hàng.

Tín dụng Ngân hàng có nhiều cách phân loại:

- Căn cứ theo thời hạn tín dụng có: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.

- Căn cứ vào bảo đảm tín dụng có: Tín dụng có bảo đảm và tín dụng khơng có bảo đảm.

- Căn cứ vào mục đích vay vốn có: Tín dụng bất động sản, tín dụng cơng thương nghiệp, tín dụng nơng nghiệp, tín dụng đầu tư tài chính, tín dụng tiêu dùng.

- Căn cứ vào chủ thể vay vốn có: Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán bn); tín dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ); tín dụng cho các tổ chức tài chính.

- Căn cứ phương pháp hồn trả nợ vay có: Tín dụng hồn trả nhiều lần; tín dụng hồn trả một lần; tín dụng hồn trả theo yêu cầu.

- Căn cứ vào xuất xứ tín dụng có: Tín dụng ngân hàng trực tiếp; tín dụng ngân hàng gián tiếp.

1.2.2.2. Ý nghĩa của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

Tín dụng ưu đãi là loại hình tín dụng xã hội, loại hình này ra đời là một tất yếu khách quan ở giai đoạn đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam bước đầu kiềm chế được lạm phát, đạt được một số thành quả nhất định, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đời sống của nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, theo quy luật phát triển không đồng đều trong xã hội, một số doanh nghiệp và một số bộ phận dân cư có vốn, có tri thức, nhạy bén với cơ chế thị trường đã nhanh chóng trở lên giàu có. Bên cạnh đó một bộ phận doanh nghiệp và cư dân do thiếu kinh nghiệm sản xuất, khơng hịa nhập kịp với cơ chế thị trường và đặc biệt là thiếu vốn đã trở nên nghèo khó. Sự phân cực trái chiều đã làm cho phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên rõ nét, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng.

Lĩnh vực Ngân hàng cũng bước sang một trang mới, từng bước xóa bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng tự chủ về vốn, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, để bảo tồn nguồn vốn hoạt động của mình, các Ngân hàng thực hiện lựa chọn khách hàng cho vay đòi hỏi tài sản thế chấp, dẫn tới việc một số bộ phận dân nghèo không vay được vốn ngân hàng vì khơng có tài sản thế chấp. Như vậy, người nghèo khơng có vốn để sản xuất, đời sống của họ sẽ ngày càng khó khăn, bế tắc nếu khơng được xã hội quan tâm.

Để giúp các hộ nghèo thốt khỏi cảnh khó khăn, phát triển sản xuất, địi hỏi phải có một nguồn vốn đặc biệt dành riêng cho đối tượng nghèo, giúp người nghèo dễ tiếp cận với vốn vay Ngân hàng hơn, đó là tín dụng ưu đãi đối với người nghèo.

Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP thì “Tín dụng đối với người nghèo và

các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống;

góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”, giúp người nghèo cũng như các đối tượng khác, từng bước hòa

nhập và phát triển đồng đều với các thành phần khác trong xã hội.

Việc sử dụng tín dụng ưu đãi khơng như một kênh bao cấp của Ngân sách Nhà nước, tránh tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, tín dụng ưu đãi khơng làm xáo trộn thị trường tín dụng trong khu vực, đảm bảo được sự tồn tại phát triển hài hịa giữa tín dụng thương mại và tín dụng ưu đãi.

- Ý nghĩa của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo:

Hộ nghèo đa phần là những người thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, vì vậy để đảm bảo thực hiện mục tiêu “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội”, một trong những hình thức hỗ trợ người nghèo là thơng qua kênh tín dụng ưu đãi.

Thơng qua việc trợ giúp bằng tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, người nghèo sẽ được tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Việc cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo bằng vốn của Chính phủ đã làm giảm hẳn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và bán nông sản non khi các hộ nghèo cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc chi tiêu gia đình, trên cơ sở đó góp phần tăng thêm thu nhập thực tế cho các hộ nghèo. Mặt khác vốn tín dụng ưu đãi thu hút lượng lao động dôi thừa ở nông thôn vào sản xuất ngành nghề phụ, tạo được cơng ăn việc làm cho họ, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội.

Sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ giúp cho các hộ nghèo thốt khỏi cảnh nghèo đói, một bộ phận người nghèo sẽ từng bước vươn lên thành giàu có. Đối tượng nghèo từ chỗ tiềm ẩn nảy sinh các vấn đề về mặt xã hội trở thành nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đây là một vấn đề quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa, nơi người nghèo luôn chiếm tỷ lệ cao và

cịn mang tính chất của một nền kinh tế tự nhiên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w