1.2. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1.2.3. Quy định nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội đối vớ
với hộ nghèo
1.2.3.1. Nguồn vốn cho vay: Nguồn vốn tín dụng ưu đãi gồm:
Thứ nhất: Nguồn từ ngân sách Nhà nước
- Vốn điều lệ;
- Vốn cho vay XĐGN, tạo việc làm và chính sách xã hội khác;
- UBND các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương hàng năm để tăng nguồn vốn cho vay XĐGN trên địa bàn (do Hội đồng nhân dân quyết định).
- Vốn ODA được Chính phủ giao.
Thứ hai: Vốn huy động
- Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác;
- Huy động tiền gửi tiết kiệm trong các hộ nghèo.
Thứ ba: Vốn đi vay
- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngồi nước; - Vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; - Vay Ngân hàng Nhà nước.
Thứ tư: Vốn góp tự nguyện khơng hồn trả của các cá nhân, các tổ chức
kinh tế, tổ chức tài chính, các tổ chức tín dụng, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngồi nước.
Thứ năm: Các nguồn vốn khác.
1.2.3.2. Đối tượng và mục đích cho vay
danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại, theo chuẩn hộ nghèo do Bộ LĐTB&XH cơng bố từng thời kỳ.
- Mục đích cho vay: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ổn định xã hội.
1.2.3.3. Các nhu cầu vay vốn, phương thức cho vay, thời hạn và mức cho vay
Các nhu cầu vay vốn:
- Vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật ni, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm ... phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi; mua sắm các công cụ lao động nhỏ như: cày, bừa, bình phun thuốc trừ sâu...; các chi phí thanh tốn cung ứng lao vụ như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật...; đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: Mua ngun vật liệu sản xuất, cơng cụ lao động thủ cơng, máy móc nhỏ ...; chi phí ni trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản như: Đào đắp ao hồ, mua sắm các phương tiện ngư lưới cụ...; góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.
- Vay làm mới, sửa chữa nhà ở: Vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án của Chính phủ; vay sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát, vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền cơng lao động phải th ngồi.
- Vay điện sinh hoạt: Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới hộ vay như: Cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng...; vay góp vốn xây dựng thủy điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời, máy phát điện cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia.
- Vay nước sạch: Góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch đến từng hộ; Những nơi chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì cho vay làm giếng khơi, giếng khoan, xây bể lọc nước, chứa nước ...
- Vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập như: Học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập (sách, vở, bút mực...) của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông.
Phương thức cho vay:
- Cho vay trực tiếp: Là phương thức cho vay thực hiện trong thời kỳ đầu, khi chưa xây dựng được mạng lưới trung gian chuyển tải vốn. Vốn vay được chuyển giao trực tiếp từ Ngân hàng tới hộ nghèo thông qua các tổ vay vốn. Tổ vay vốn ở đây bao gồm tất cả các loại tổ nhóm đang tồn tại và hoạt động với nhiều tên gọi khác nhau như Tổ TK&VV, Tổ tương trợ, Tổ tín chấp… Tổ vay vốn là hình thức tập hợp các gia đình hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các hộ gia đình nghèo cư trú trên một địa bàn hành chính, có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, cũng như chịu trách nhiệm liên đới trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. Phương thức này gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức cho vay và quản lý tín dụng, mặt khác hoạt động của các tổ chức vay vốn nhiều nơi cịn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
- Cho vay ủy thác: Là phương thức cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức tín dụng, tổ chức CT-XH. Với phương thức cho vay này, vốn vay không được chuyển trực tiếp từ Ngân hàng đến người nghèo mà chuyển từ Ngân hàng đến các tổ chức CT-XH nhận ủy thác; các tổ chức này có trách nhiệm chuyển giao vốn vay tới hộ nghèo. Các tổ chức CT-XH làm nhiệm vụ ủy thác cho Ngân hàng có nhiệm vụ là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các tổ TK&VV tại cơ sở, có điều kiện trực tiếp làm dịch vụ ủy thác tín dụng đến khách hàng. Các tổ chức
CT-XH như: Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Hội cựu chiến binh và Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đã tận dụng được bộ máy của tổ chức này hàng vạn người, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình văn hóa, xã hội.
Phương thức cho vay ủy thác mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm là do:
Thứ nhất: các tổ chức tín dụng, tổ chức CT-XH có nhiều lợi thế hơn so
với NH vì có sẵn mạng lưới hoạt động khắp các xã, phường, thôn, bản…
Thứ hai: là tạo điều kiện cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này,
hộ nghèo phần lớn cứ trú ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện đi lại, thơng tin liên lạc khó khăn tốn kém, số tiền vay khơng lớn, chưa quen thủ tục giấy tờ hành chính, trong khi mạng lưới hoạt động của Ngân hàng cịn chưa rộng khắp, khơng thể trực tiếp giải ngân vốn đến người dân.
Thứ ba: là việc quản lý vốn được thực hiện hiệu quả và đảm bảo hơn. Về cơ bản quy trình cho vay ủy thác qua các tổ chức hội cũng đầy đủ các bước như quy trình cho vay trực tiếp, tuy nhiên có sự tham gia của đại diện các tổ chức hội ở mỗi bước, giúp Ngân hàng trong việc thẩm định, giải ngân cũng như giám sát để vốn vay được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích và đảm bảo khơng làm mất vốn.
Mức cho vay: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: Nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hồn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ.
Thời hạn và loại cho vay:
- NHCSXH và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: Mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ), thời gian đào tạo (đối với cho vay học sinh, sinh viên);
khả năng trả nợ của hộ vay; nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
- Loại cho vay: Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng; cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.
1.2.3.4. Lãi suất cho vay
Tín dụng phục vụ người nghèo là loại tín dụng đặc thù vì đối tượng cho vay là các hộ nghèo đói và các hộ gia đình chính sách, do đó cần có sự ưu đãi về thủ tục cho vay vốn, lãi suất cho vay và các chính sách hỗ trợ để tạo cơ hội làm ăn cho người nghèo.
Thực tế chương trình tín dụng người nghèo thành cơng ở các nước trên thế giới, trong chính sách tín dụng với người nghèo, người ta thường quan tâm đến thủ tục vay, các chính sách hỗ trợ, hạn chế và thường khơng áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi vì cho rằng lãi suất ưu đãi sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn thực hiện ưu đãi về lãi suất cho các hộ nghèo. Đối tượng nghèo ở Việt Nam có điều kiện và hồn cảnh riêng so với người nghèo trên thế giới, nếu ngay từ đầu thực hiện cho vay người nghèo theo lãi suất thị trường thì người nghèo khó có thể tiếp cận vốn và gặp khó khăn trong việc hồn trả đủ vốn và lãi.
Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác. Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận uỷ thác của chính quyền địa phương hoặc của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thực hiện theo hợp đồng ủy thác.
1.2.3.5. Quy trình thủ tục cho vay
Sơ đồ 1.2: Quy trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH 1
7 6
8 2
3 5
4
(Nguồn: Website Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam)
Giải thích:
Bước 1: Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV họp bình xét hộ được vay, lập danh sách hộ gia đình nghèo đề nghị vay vốn và gửi danh sách lên Ban giảm nghèo/UBND cấp xã.
Bước 3: Ban giảm nghèo/UBND cấp xã xác nhận và chuyển danh sách lên NHCSXH.
Bước 4: NHCSXH xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
Bước 5: UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của NH đến tổ chức CT-XH. Bước 6: Tổ chức CT-XH thông báo cho Tổ TK&VV kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của NHCSXH, thông báo thời gian địa điểm giải ngân đến các hộ được vay vốn.
Bước 8: NHCSXH cùng tổ chức CT-XH, Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.
Hộ nghèo NHCSXH UBND/Ban giảm nghèo cấp xã Tổ TK&VV Tổ chức chính trị - xã hội
1.2.3.6. Sử dụng và hoàn trả vốn vay
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, hồn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết.
Thu nợ gốc: NHCSXH tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ vay vốn: với món vay ngắn hạn thu nợ gốc một lần khi đến hạn; với món vay trung hạn phân kỳ trả nợ nhiều lần do ngân hàng và hộ vay thỏa thuận.
Thu lãi có hai hình thức: (i) thu gốc đến đâu thu lãi đến đó (cùng 1 lần), (ii) thu lãi theo định kỳ hàng tháng/hàng quý do hai bên thỏa thuận.
1.2.3.7. Xử lý rủi ro
Rủi ro tín dụng phát sinh khi bên vay khơng thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thường gặp nhất là tình trạng khách hàng khơng thanh tốn được nợ khi đến hạn, bao gồm cả gốc và lãi. Bởi đối tượng nghèo phần lớn thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nên cho vay đối với hộ nghèo là loại hình cho vay chứa đựng nhiều rủi ro nhất, khả năng không thu hồi được cả gốc và lãi cao hơn nhiều so với các đối tượng khác. Để việc xử lý rủi ro đem lại hiệu quả thì cần phải xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến rủi ro và thường được phân ra hai nhóm nguyên nhân sau:
Thứ nhất là xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường khơng có lợi cho hộ vay: Nếu xảy ra trên diện rộng thì việc xử lý được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nếu xảy ra đơn lẻ, cục bộ thì được gia hạn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro của NHCSXH và phải căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể.
Thứ hai là xử lý rủi ro do nguyên nhân chủ quan của hộ vay, của tổ chức nhận ủy thác hay của cán bộ, viên chức NHCSXH gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.