1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
1.3.2.1. Nhân tố khách quan
Là các nhân tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo bao gồm nhóm: Nhân tố khách quan thuộc về mơi trường như tình hình chính trị, xã hội, pháp lý, kinh tế, mơi trường tự nhiên và nhân tố khách quan từ khách hàng như: Năng lực kinh doanh của khách hàng, rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng. Cụ thể:
Nhóm nhân tố khách quan thuộc về mơi trường kinh tế xã hội Thứ nhất: Nhân tố về mơi trường chính trị xã hội:
Nhân tố này góp phần quan trọng trong việc hình thành mơi trường ổn định, tạo tâm lý an tâm, nâng cao khả năng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ. Nếu mơi trường về chính trị khơng ổn định, dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gặp nhiều rủi ro, bất trắc ảnh hưởng lớn tới khả năng thu nợ gốc và lãi của ngân hàng.
Thứ hai: Nhân tố về môi trường pháp lý:
Nhân tố pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Pháp luật có nhiệm vụ tạo mơi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Mơi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của các
chủ thể trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng.
Thứ ba: Nhân tố môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động mạnh mẽ tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu sự thay đổi đó theo chiều hướng tốt thì chất lượng của các khoản tín dụng sẽ được nâng cao và ngược lại, nếu sự thay đổi đó theo chiều hướng xấu dẫn tới chất lượng tín dụng xấu. Cụ thể như khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi lạm phát tăng vọt, giá trị đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho q trình sản xuất kinh doanh về nguyên liệu đầu vào, giá bán ra, chi phí nhân cơng… tất cả tác động đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn do đó mà ngân hàng là đơn vị cho vay vốn sẽ chịu rủi ro nợ xấu, mất vốn…Vì vậy, mơi trường kinh tế quyết định đến nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.
Thứ tư: Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước:
NHCSXH hoạt động theo chỉ định của Nhà nước, do vậy hoạt động của NHCSXH nằm trong chương trình ưu tiên phát triển kinh tế cho người nghèo, bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa đảm bảo được mục tiêu phát triển cân đối theo từng ngành, từng lĩnh vực, vùng miền trên cả nước. Bên cạnh đó, chính sách về lãi suất cho vay ưu đãi của các cơ quan quản lý nhà nước cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Như vậy, việc cho vay ưu đãi với hộ nghèo tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
Thứ năm: Nhân tố môi trường tự nhiên:
Mơi trường tự nhiên có một ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng tín dụng của ngân hàng bởi vì thiên tai là một yếu tố bất khả kháng, chúng ta khơng thể dự đốn một cách chắc chắn là khi nào những thiên tai như bão lũ lụt, hạn hán, hoả hoạn, dịch bệnh… sẽ xảy ra và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của chúng là như thế nào. Thông thường khi thiên tai xảy ra, nó thường gây thiệt hại rất lớn cho các ngành sản xuất, dịch vụ, đặc biệt là người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, gây ra các biến động xấu ngồi dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng của mình làm cho vốn của ngân hàng đầu tư vào đối tượng vay sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và dẫn tới rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng.
Nhóm các nhân tố khách quan từ phía khách hàng Thứ nhất: Năng lực kinh doanh của khách hàng:
Không một khách hàng nào khi đi vay lại khơng muốn món vay đem lại hiệu quả nhưng nhiều khi do năng lực có hạn nên họ khơng thể thực hiện được mong muốn của mình, điều đó khiến cho chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng ngồi ý muốn của cả ngân hàng lẫn khách hàng.
Thứ hai: Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng:
Rủi ro trong kinh doanh của khách hàng sẽ xảy ra nếu việc tính tốn triển khai kế hoạch đầu tư sản xuất, kinh doanh của khách hàng nếu tính tốn khơng khoa học, khơng thực hiện kỹ càng… Tuy nhiên trong một số trường hợp cho dù phương án sản xuất kinh doanh của người đi vay đã được tính tốn một cách chi tiết, khoa học, chính xác thì cơng việc đầu tư vẫn ln chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro, do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho khách hàng vay vốn. Ví dụ, các thiệt hại khách hàng phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp như: Khi
giá cả nguyên vật liệu biến động tăng vọt làm tăng giá thành của sản phẩm, nếu giá bán của sản phẩm khơng thay đổi nó sẽ làm cho thu nhập tạo ra trên một sản phẩm giảm, làm giảm tổng lợi nhuận của cả kế hoạch, ảnh hưởng xấu tới việc trả nợ ngân hàng. Nếu đảm bảo thu nhập của mình, doanh nghiệp nâng giá bán của sản phẩm lên thì điều này sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn sản xuất bị chậm trễ, dễ dàng vi phạm việc trả nợ ngân hàng về mặt thời hạn.
1.3.2.2. Nhân tố chủ quan
Nhân tố thuộc về phía ngân hàng: - Cơng tác tổ chức của ngân hàng
Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lượng tín dụng mà cịn tác động tới mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với món vay, khơng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, không theo dõi sát sao được công việc.
Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng, chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với cơng việc của mình. Cơng tác tổ chức ở đây cũng đề cập tới vấn đề giao việc đúng người, đúng việc. Mỗi một cán bộ cần được giao cho cơng việc phù hợp để có thể phát huy hết khả năng và giữa các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để cơng việc tiến hành nhanh chóng, chính xác. Nếu được tổ chức tốt, các cơng việc đối với một món vay sẽ được thực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm bảo về mặt thời gian vừa khơng có sự sơ hở nên sẽ làm cho chất lượng của món vay được nâng cao.
- Chất lượng nhân sự
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc tuyển chọn sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết
với nghề, giởi chun mơn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, năm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng… sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chi kỳ khép kín của một khoản tín dụng. Tuy nhiên đối với những cán bộ không được đào tạo đầy đủ, khơng am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ, trong khi ngân hàng khơng có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá vài trị vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án xin vay, làm rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một ngân hàng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước thì chính sách tín dụng cịn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự cơng bằng, khơng những phải đảm bảo an tồn cho hoạt động của ngân hàng mà cịn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng khơng đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng khơng đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.
có đủ độ tin cậy để có thể cho vay được hay không, ngân hàng cần tiến hành thẩm định tín dụng. Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các cơng cụ và kỹ thuật phân tích để đánh giá khách hàng theo các tiêu chí cấp tín dụng để đưa ra những đánh giá khách quan nhằm hạn chế sự “lựa chọn đối nghịch” trong cấp tín dụng của ngân hàng.
Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp ngân hàng rút ra kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án/phương án để đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Thông qua công tác thẩm định, ngân hàng sẽ phát hiện, bổ sung thêm những giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án/phương án đồng thời làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Thẩm định tín dụng một cách kỹ càng, đúng quy trình thẩm định sẽ góp phần giảm được những rủi ro của tín dụng trung – dài hạn, giúp ngân hàng thu được lợi nhuận và đảm bảo tính ổn định của các khoản vay.
Nhân tố thuộc về phía khách hàng
- Trình độ nhận thức của khách hàng: Nhận thức của khách hàng về quyền lợi và nghia vụ liên quan đến khoản vay là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động cho vay ưu đãi với người nghèo. Nếu người nghèo nhận thức sai về các khoản vay ưu đãi, coi đây như hình thức trợ cấp chính phủ, nhận thức sai dẫn đến hộ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay có nguy cơ cao bị sử dụng sai mục đích, thất thốt khơng đem lại hiệu quả cao, khơng thực hiện đúng chức năng của mình.
- Sự trung thực của khách hàng: Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã được ngân hàng thẩm định
một cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Toàn bộ chương 1, Luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng của NHCSXH đối với hộ nghèo:
- Giới thiệu tổng quan về NHCSXH bao gồm: Quá trình hình thành; chức năng, nhiệm vụ, vai trò; đối tượng phục vụ; đặc điểm hoạt động và bộ máy tổ chức của NHCSXH.
- Nêu ra những vấn đề chung về tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH như: quan niệm về đói nghèo, sự cần thiết của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo đồng thời trình bày quy định nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH.
- Trình bày các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.
Những nội dung đề cập tại chương 1 là cơ sở lý luận có tính nền tảng để từ đó luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi nhánh này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI