Cấu tạo, nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Máy điện (Nghề Điện công nghiệp, Điện dân dụng Cao đẳng) (Trang 49 - 51)

2.6 .Động cơ vạn năng

2.6.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc

Động cơ vạn năng cịn được gọi là động cơ cổ góp điện, cấu tạo bao gồm 2 phần dưới đây:

Stato: Phần đứng yên (còn gọi là phần cảm) bên trong có gắn 1 cực từ chính và 1 cực từ phụ.

* Cực từ chính: Được lắp ghép bởi những lá thép kỹ thuật điện (tiếng Anh là ton

silic) dày khoảng 0.5mm và phần dây quấn kích từ của lồng ngồi lõi sắt. Chúng tạo nên từ trường chính cho máy và phân bố từ trường đều lên trên bề mặt phần ứng. Dây quấn

kích từđược làm từ đồng hoặc nhôm và được nối tiếp với nhau.

* Cực từ phụ: Các cực từ phụ được đặt xen kẽ với các cực từ chính để hạn chế các tia lửa điện và cải thiện tình trạng đổi chiều. Lõi thép của cực từ phụ thường làm bằng thép, dây quấn làm bằng đồng hoặc nhôm được bọc cách điện và mắc nối tiếp vào phần ứng.

Rotor: Phần quay hay còn được gọi là phần ứng, bao gồm có: trục chính, lõi thép, dây quấn và phần cổ góp.

* Lõi thép: Bao gồm các lá thép kỹ thuật điện được góp lại thành hình trụ. Trên bề mặt lõi thép, người ta tiến hành dập rãnh ở xung quanh và quấn dây đồng/ nhôm theo một trật tự nhất định. Các đầu cuộn dây này được nối ra ở phía đầu cổ góp để tạo thành một mạch kín, cịn gọi là phần ứng.

* Dây quấn của phần ứng thường được làm bằng đồng, nhơm có hình trịn hoặc dẹt.

* Cổ góp điện (cịn gọi là vành đổi chiều) được cấu tạo bởi nhiều phiến đồng ghép lại với nhau và được cách điện độc lập bởi 1 lớp mica. Nó cũng được cách điện với trục rotor bằng 1 chiếc ống phíp. Nhiệm vụ của phần này chính là chỉnh lưu suất điện động xoay chiều để tạo thành suất điện động 1 chiều ở trên các chổi than.

* Chổi than tiếp xúc bằng cách tỳ lên cổ góp.

2.6.2.2. Ngun lý làm việc

Hình 1-50 trình bày một động cơ đơn giản có bộ phận cảm được mắc nối tiếp với phần ứng. Khi cho dòng điện chạy vào động cơ, do tác dụng của lực từ trường của phần cảm lên dòng điện 1 lực điện từ nhất định làm cho roto quay.

Khi roto đã quay được 1 góc 180° thì đến lượt mình, phiến góp cũng di chuyển

theo hình H1-50b nên dịng điện sẽ di chuyển trong thanh dẫn ở mỗi từ cực vẫn khơng đổi mà giữ ngun chiều cũ. Vì thế, khi đó roto vẫn tiếp tục quay trịn do lực điện từ tác dụng lên nó khơng bị đổi chiều.

Nếu cho dòng điện xoay chiều chạy vào động cơ thì dịng điện sẽ đổi chiều ở bán kỳ âm. Ngay lúc đó, chiều của từ trường trong phần cảm cũng được đổi chiều nên lực tác dụng lên nó vẫn khơng đổi chiều. Vì thế, động cơ vẫn tiếp tục quay theo 1 chiều nhất định.

a, b,

Hình 1-50. Nguyên lý hoạt động của động cơ điện vạn năng

Một phần của tài liệu Giáo trình Máy điện (Nghề Điện công nghiệp, Điện dân dụng Cao đẳng) (Trang 49 - 51)