Tiểu kết luận chuyên đề

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 26 - 27)

Đơng Nam Bộ là một vùng có những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi so với cả nước, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là lĩnh vực khai thác dầu khí, thủy hải sản, du lịch và cảng biển. Trên thềm lục địa Đơng Nam Bộ có nguồn dầu mỏ và khí thiên nhiên có trữ lượng lớn nhất Việt Nam – đây là lợi thế to lớn của vùng cho việc phát triển cơng nghiệp khai thác dầu khí, dịch vụ dầu khí và các ngành cơng nghiệp có sử dụng dầu khí làm ngun liệu, nhiên liệu (điện, đạm, khí hố lỏng, luyện cán thép...).

Bờ biển Đông Nam Bộ dài, nhiều địa điểm kín và sâu. Một số cửa sơng, lịng sơng rộng và sâu thuận lợi cho việc xây dựng một hệ thống cảng đa dạng về quy mô và công dụng, đây là lợi thế to lớn để phát triển vận tải, và các ngành kinh tế biển.

Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nhiều bãi tắm nổi tiếng cùng các hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, khu dự trử sinh quyển thế giới, đặc biệt là di tích lịch sử Cơn Đảo...

Đơng Nam Bộ có thềm lục địa rộng là lợi thế vơ cùng to lớn cho phát triển các ngành khai thác, đánh bắt hải sản. Nơi đây khí hậu khá ơn hịa, hầu như khơng có gió bão lớn, thuận lợi cho phát triển các ngành dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp và ni trồng thủy sản. Có cơ sở vật chất kỹ thuật, và hệ thống hạ tầng tương đối đồng bộ.

Tuy nhiên, do việc khai thác chưa hợp lý đã và đang làm cho môi trường, các loại tài nguyên, nguồn lợi của biển Đông Nam Bộ ngày càng suy giảm và biến đổi phức tạp. Các hoạt động hàng hải trên hệ thống cảng; nước thải từ các khu công nghiệp, chế biến thủy sản; tốc độ đơ thị hóa... tạo ra hệ lụy là sự ơ nhiễm mơi trường nước và trầm tích tại các vùng ven biển, cửa sơng. Thêm vào đó, tình trạng chặt phá rừng ngập mặn ven biển đã phá vỡ thế cân bằng tự nhiên. Cùng với việc xây dựng nhiều cơng trình kiến trúc, du lịch, dịch vụ, sản xuất kinh doanh lấn biển không theo quy hoạch ở nhiều nơi đã gây ra sự biến đổi địa hình, thay đổi dịng chảy và ngập nước, gây bồi lắng và xói lở vùng cửa sơng, cửa biển ở nhiều nơi. Hiện tượng mặn hóa, phèn hóa gây ô nhiễm hữu cơ cho nguồn nước... làm cho hệ sinh thái ven biển bị phá vỡ cân bằng tự nhiên.

24

Chuyên đề 2

ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH VÀ CƯ DÂN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)