Phát huy tiềm năng vị thế biển đảo Việt Na mở miền Đông Nam Bộ trong tiến

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 54)

tiến trình Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố và hội nhập

Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Đảng và Nhà nước chú trọng phát huy tiềm năng vị thế biển đảo Đông Nam Bộ, coi đây là một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) ở Đông Nam Bộ. Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế.

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên và tiềm năng vị thế biển đảo Đông Nam Bộ, Trung ương có nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội như năm 1997 quyết định hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiến hành nghiên cứu các yếu tố từ bên ngồi (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các nước trong khu vực, xu hướng tồn cầu hóa) tác động đến nền kinh tế - xã hội Đông Nam Bộ nhằm rút ra kết luận về những lợi thế, thời cơ phát triển cũng như những hạn chế, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, thành của vùng để hoạch định những chính sách phát triển mang tính đột phá.

52 Nhờ những giải pháp tích cực đó, trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, Đông Nam Bộ đạt được tốc độ phát triển cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người dân, bước đầu tạo được sự công bằng xã hội. Nhiều tỉnh, thành trong vùng, như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… đạt được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm.

Những năm 1998 – 2002, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm của vùng đạt 10,74%. Năm 2002, mức tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước là 6,8%, thì nhiều tỉnh/ thành ở Đơng Nam Bộ có mức tăng trưởng cao, dẫn đầu là tỉnh Bình Dương tăng 15,83%, Ðồng Nai tăng 12,18%, TP. Hồ Chí Minh là 10,21% và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 9,02%51.

Trong giai đoạn 1998 - 2002, giá trị sản xuất công nghiệp nhiều tỉnh,thành Đông Nam Bộ đạt mức dẫn đầu cả nước, như Bình Dương tăng 35,8%, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 15,18%, Ðồng Nai tăng 16,68% và TP.HCM tăng 14,17%. Năm 2001, sau thời kỳ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, đầu tư nước ngồi bắt đầu trở lại Việt Nam. Đơng Nam Bộ thu hút hơn 330 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung hơn 2,4 tỷ USD. TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài và ngày càng thể hiện rõ nét hơn xu hướng phục hồi nhịp độ thu hút đầu tư nước ngoài nhờ hoàn chỉnh và đổi mới hệ thống chính sách, thực hiện giảm giá thuê đất, tăng cường công tác xúc tiến thương mại - đầu tư, cải tiến và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Trong giai đoạn 2006 – 2011 các tỉnh, thành trong khu vực Đông Nam Bộ ln trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài, là vùng thu hút tới 61% tổng số dự án và 52,7% tổng vốn đăng ký trên tồn quốc; duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vượt trội so với bình quân chung cả nước là 11%/năm, cả nước đạt 7%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, hợp lý theo hướng CNH-HĐH. Vùng Đơng Nam bộ và kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp lớn vào thu ngân sách, trong đó giai đoạn 2005 - 2010 chiếm 64% tổng thu ngân sách cả nước, riêng T.p Hồ Chí Minh trên

51 Tổng hợp theo Niên giám thống kê Việt Nam và Niên giám thớng kê TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu năm 2002 và 2003.

53 50% tổng thu ngân sách của vùng. Đời sống người dân tăng với thu nhập bình quân/người/năm đạt 48,6 triệu đồng (năm 2010, cả nước là 22,8 triệu đồng)…52

Từ năm 1996 đến nay, thực hiện Quyết định số 519/TTg ngày 6 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996 – 2010, Đơng Nam Bộ hình thành 43 khu cơng nghiệp và khu chế xuất. Điển hình là T.p Hồ Chí Minh có 19 khu cơng nghiệp với tổng diện tích đất là 4.910,3 ha, diện tích đất đã cho thuê là 1032,2 ha chiếm tỷ lệ 67,54%; 794 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong các khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký là 3,1 tỷ USD, bình quân hơn 3 triệu USD/ha, thu hút hơn 127 ngàn lao động.

Tốc độ phát triển nhanh chóng các khu cơng nghiệp ở Đơng Nam Bộ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất cơng nghiệp, đẩy nhanh q trình CNH-HĐH, hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới, tạo sự chuyển biến tích cực trong đầu tư. Cả khu vực Đơng Nam Bộ không chỉ tăng mạnh về thu hút đầu tư nước ngoài mà tất cả các nguồn đầu tư của các khu vực, ngành và thành phần kinh tế đều tăng cao. Sức hấp dẫn thu hút các dòng vốn đầu tư của vùng vẫn đã và đang được phát huy với mục tiêu nâng cao hiệu suất đầu tư ở mức cao nhất.

Năm 2002 đã có tín hiệu bứt phá sau một số năm chững lại. Bà Rịa - Vũng Tàu có nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội bằng 3 lần năm trước, Ðồng Nai tăng 50% và TP.HCM tăng 10,3% là hiệu quả tổng hợp của nhiều nhân tố tích cực, từ đổi mới cơ chế chính sách ở tầm vĩ mơ, thực hiện cải cách hành chính, thực hiện dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng... đến sự tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp về thủ tục đầu tư, giao và cho thuê đất, về giải ngân vốn.

Như vậy, Đông Nam Bộ là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất so với cả nước. Riêng TP. Hồ Chí Minh, số dự án đầu tư chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Những năm đầu của thập niên 90, trong lúc Mỹ còn cấm vận, chưa quan hệ bình thường với Việt Nam, các tập đồn kinh tế của thế giới chưa dám đầu tư nhiều ở Việt Nam, thì TP. Hồ Chí Minh là nơi đi đầu trong việc lập các khu chế xuất53

52 Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Bộ KH-ĐT tại Hội nghị tởng kết Nghị quyết số 53 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phịng an ninh vùng Đơng Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

53 Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất- nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

54 và khu cơng nghiệp nhằm thực hiện chủ trương mở cửa, thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất, xuất khẩu và giải quyết lao động thất nghiệp… Việt Nam hiện có 9 địa phương có khu chế xuất, thì Đơng Nam Bộ đã chiếm tới 5 là Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh. Năm 2008, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, với 244.579 lao động, đã thu hút được 1.143 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 4,36 tỷ USD, trong đó đầu tư nước ngồi gồm 463 dự án với vốn đầu tư là 2,63 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của các khu chế xuất và khu công nghiệp TP. HCM chiếm trên 17 tỉ USD; sản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Asean. Khu chế xuất Tân Thuận thuộc huyện Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) xây dựng năm 1992 là khu chế xuất đầu tiên và cho đến nay vẫn là khu chế xuất lớn nhất của cả nước, đạt tổng sản lượng xuất khẩu nhiều nhất nước. Tính đến đầu năm 2011, các địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… đã thu hút từ 35-40% nguồn lao động. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng nhanh như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Ðồng Nai, Bình Dương, TP.HCM…

Năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Bình Dương đạt 1,12 tỷ USD, đầu tư trong nước đạt 26.300 tỷ đồng. Đến tháng 4/2012, tồn tỉnh có trên 2.000 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn gần 15 tỷ USD và trên 13.000 doanh nghiệp trong nước, với tổng vốn gần 95.000 tỷ đồng (khoảng 4,5 tỷ USD). Các quốc gia có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...

Mặc dù, năm 2012, kinh tế thế giới được dự báo có nhiều diễn biến khó lường, nhưng Bình Dương vẫn thu hút được nhiều dự án đầu tư mới và kế hoạch bổ sung, tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Riêng tháng 1/2012, đã có 6 dự án đầu tư nước ngoài đầu tư mới và tăng vốn với số vốn 151 triệu USD và 65 dự án của doanh nghiệp đầu tư trong nước với số vốn gần 3.500 tỷ đồng (khoảng 170 triệu USD). Kế hoạch của tỉnh trong năm 2012 sẽ thu hút 1 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngồi nước.54

Trong thời gian tới Bình Dương sẽ tiếp tục hồn thiện mơi trường đầu tư, áp dụng những chính sách, biện pháp thơng thống và linh hoạt hơn nữa trong việc mời gọi và thu hút đầu tư ngồi nước. Bình Dương cũng đặc biệt quan tâm đến các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao; đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng, viễn thơng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

55 Đồng Nai giữ vai trò quan trọng và là đầu mối giao thông huyết mạch của tồn vùng, có: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc Nam, đồng thời gần cảng Hiệp Phước, Cát Lái, cảng Phước An, cảng Thị Vải, Cái Mép… Nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành một trong những đầu tàu kinh tế và là địa phương có tốc độ phát triển nhanh của cả nước - tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I năm 2012 gấp 3 lần của cả nước.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 34 khu cơng nghiệp, tập trung phần lớn tại khu vực Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch. Nơi đây sẽ trở thành các đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh trong tương lai. Các đơ thị kiểu mẫu này tạo nên sự thay đổi bộ mặt và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, đồng thời tạo nên diện mạo mới của thị trường bất động sản khu vực miền Đông Nam Bộ.

Gần đây, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ngày càng thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, kéo theo suất đầu tư bình quân của các dự án trong mỗi lĩnh vực được nâng lên. Trong năm 2009, Bà Rịa-Vũng Tàu thu hút vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt hơn 6,6 tỷ USD. Đặc biệt các dự án đầu tư vào Vũng Tàu trong thời gian qua có nhiều dự án đầu tư trong nước giá trị cao như Bệnh viện đa khoa Việt- Mỹ vốn đầu tư 16.000 tỷ đồng, quy mô 16,7ha; Bệnh viện Nhân Đức vốn đầu tư 40,3 tỷ đồng, diện tích đầu tư 1,27 ha; dự án bệnh viện đa khoa Bà Rịa vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, diện tích 7,5ha… Điều này phù hợp với chủ trương của tỉnh là thu hút các dự án đầu tư mạnh về công nghệ, các dự án ưu tiên trong lĩnh vực y tế, giáo dục…

Tính đến đầu năm 2012, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 34 cụm cơng nghiệp (CCN) với tổng diện tích hơn 2.249 ha đã được quy hoạch để tạo động lực cho ngành công nghiệp địa phương phát triển và giải quyết các vấn đề môi trường. Trong năm 2012, tỉnh phấn đấu thu hút 12 dự án vào các khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đầu tư khoảng 450 triệu USD. Trong đó, có 8 dự án đầu tư nước ngồi với tổng vốn đầu tư khoảng 350 triệu USD và 4 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Các dự án thu hút sẽ tập trung vào các KCN: Phú Mỹ II, Phú Mỹ III, Cái Mép, Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, Mỹ Xuân B1 – Conac và KCN Châu Đức với tổng diện tích cho th đất khoảng 90ha.55

Hiện nay Bình Phước có 18 KCN cơ bản đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các nhà đầu tư thứ cấp đăng ký, sản xuất kinh doanh, như: KCN Minh Hưng – Hàn Quốc

56 (thu hút 38 DN với tổng vốn đầu tư 131 tỷ đồng và 142,5 triệu USD, diện tích 101ha); KCN Chơn Thành 1 (thu hút 13 DN, diện tích 619ha)56.

Tây Ninh là tỉnh có vị trí quan trọng (biên giới giáp với Campuchia, cửa ngõ vào TP HCM). 5 năm qua (2006-2010), tỉnh đã năng động hợp tác phát triển, thu hút đầu tư, huy động vốn đầu tư đạt 37.816 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 23%, và bằng 35,2% GDP. Hai khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát đóng vai trị rất lớn trong việc giao thương, phát triển kinh tế; đang dần hình thành khu đô thị dọc theo biên giới. Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có các khu trung tâm thương mại, thu hút 46 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 6.200 tỷ đồng và 220 triệu USD 57.

Trong điều kiện kinh tế và công nghiệp phát triển nhanh, cơ cấu ngành kinh tế trong vùng Đơng Nam Bộ đã có sự chuyển biến nhất định theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp theo xu hướng chung của quy hoạch.

Tất cả các tỉnh, thành phố ở Đông Nam Bộ đều coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề chiến lược của mình để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển vùng và đặc thù phát triển các tỉnh trong vùng.

Cơ cấu kinh tế của các địa phương Đơng Nam Bộ có sự chuyển dịch khá nhanh. Các tỉnh thành ở đây đều chú trọng phát triển nơng nghiệp và nơng thơn trong q trình thực hiện chính sách cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ðã xuất hiện một số vùng nơng nghiệp sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, có mối liên kết với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Mặc dù nông nghiệp trong vùng vẫn tăng khá, bảo đảm cung cấp hàng nông sản cho công nghiệp và xuất khẩu, nhưng do công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh nên tỷ trọng tương đối của nông nghiệp trong GDP trên địa bàn đã giảm bớt và đây là xu hướng lành mạnh. Năm 1995 tỷ trọng nông lâm ngư trong GDP của miền Đông Nam bộ còn chiếm 10,52% và năm 2002 xuống dưới 8%. Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và thành phần có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành. Tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản từ 6,9% (năm 2000) lên 60% (năm 2005); dịch vụ từ 36,8% xuống 34,8%.

Đông Nam Bộ là một trung tâm về thương mại, tài chính, du lịch quốc tế của cả nước, nên nhiều tỉnh, thành đã có nhiều nỗ lực để phát triển các lĩnh vực dịch vụ này

56 http://www.binhphuoc.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1293068002313&cat=1123266987221

57 như: phát triển hệ thống thương mại, sắp xếp lại các chợ đầu mối, phát triển các siêu thị, đa dạng hóa các hình thức thương mại; phát triển hệ thống tài chính - tín dụng; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn; khai thác cảng biển, sân bay, vận tải đường bộ, các hoạt động du lịch.

Một trong những thành công đáng kể của các tỉnh, thành Đông Nam Bộ là trong

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)