Sự thay đổi địa lý hành chính

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 27 - 33)

Các tỉnh, thành Đông Nam Bộ

Nguồn: google.map

Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu; có diện tích tự nhiên 23.605 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước. Trong số 6 tỉnh, thành Đông Nam Bộ có 2 tỉnh, thành tiếp giáp với Biển Đơng là Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

25

Diện tích trên đất liền của các tỉnh, thành Đông Nam Bộ

Đơn vị: Km2 Đông Nam Bộ 23.590,7 Bình Phước 6.871,5 Tây Ninh 4.032,6 Bình Dương 2.694,4 Đồng Nai 5.907,2 Bà Rịa - Vũng Tàu 1.989,5 TP.Hồ Chí Minh 2.095,5

Nguồn: Số liệu thống kê năm 2014; Tổng cục Thống kê - https://www.gso.gov.vn Từ thế kỷ XVII, cộng đồng cư dân Đông Nam Bộ mới dần hình thành, từ hai nguồn chủ yếu là cư dân bản địa và lưu dân từ phía Bắc. Cư dân bản địa là đồng bào các dân tộc S’tiêng, Châu Ro và Mạ đã định cư trong nhiều thế kỷ. Từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII, người Việt từ Đàng Ngồi, vì nhiều lý do đã lần lượt tới khai phá, làm chủ đất đai cả vùng Sài Gịn và lưu vực sơng Đồng Nai. Ngồi ra, có một bộ phận người Hoa chạy vào Đàng Trong để thốt khỏi áp bức của triều đình Mãn Thanh, tự nguyện gia nhập cộng đồng cư dân nước Việt.

Lưu dân người Việt ở vùng đất Thuận - Quảng của Chúa Nguyễn đến Mơ Xồi (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) khai khẩn đất hoang, lập ra những làng người Việt đầu tiên trên vùng đất Đông Nam Bộ.

Năm 1620, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái của mình là Công chúa Ngọc Vạn cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II làm Hoàng hậu của Vương triều Chân Lạp, nhờ vậy cư dân Việt từ vùng Thuận - Quảng vào sinh sống làm ăn ở lưu vực sông Đồng Nai ngày một đơng thêm. Đây chính là cơ sở thuận lợi cho Chúa Nguyễn

26 từng bước hợp pháp hóa sự kiểm sốt của mình một cách hịa bình đối với vùng đất Đông Nam Bộ.

Năm 1623, Chúa Nguyễn đã cho lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gịn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Sau đó, năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai, xác lập địa lý hành chính vùng đất Đơng Nam Bộ:“chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện

Phúc Long (nay thăng làm phủ) dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Gịn làm huyện Tân Bình (nay thăng làm phủ), dựng dinh Phiên Trấn (tức dinh Gia Định ngày nay), mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và các cơ đội thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất đai được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những người dân xiêu bạt từ Bố Chính trở về Nam cho đến ở đơng. Thiết lập xã thôn, phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế tô dung, làm sổ đinh điền. Lại lấy người Thanh đến buôn bán ở Trấn Biên lập thành xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn lập làm xã Minh Hương. Từ đó người Thanh ở bn bán đều thành dân hộ” 19.

Như vậy, Chúa Nguyễn đã xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với các xứ Đồng Nai (huyện Phúc Long) – Sài Gịn (huyện Tân Bình), sáp nhập hẳn vào lãnh thổ Đàng Trong, tổ chức các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền từ cấp dinh trấn cho đến tận các thôn xã, thực thi quyền lực nhà nước trong việc quản lý đất đai, hộ khẩu, thu thuế và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên và thu thuế qua việc trao đổi với thương nhân nước ngồi. Đến đây, Sài Gịn – Gia Định đã trở thành trung tâm hành chính – chính trị Đơng Nam Bộ.

Vào nửa đầu thế kỷ XIX, khi quan hệ khu vực có nhiều biến động, để quản lý chặt chẽ lãnh thổ, triều Nguyễn đã lập địa bạ trên toàn Lục tỉnh Nam Kỳ (1836); thiết lập, củng cố tổ chức hành chính, hồn chỉnh bộ máy quản lý xã hội từ thôn (xã) đến tổng, huyện, phủ, tỉnh. Lục tỉnh Nam Kỳ gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hịa (Đơng Nam Bộ); Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (Tây Nam Bộ).

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858. Năm 1862 chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, năm 1867 chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ. Năm 1874, với Hịa ước Giáp Tuất, triều đình nhà Nguyễn chính thức cơng nhận chủ quyền của Pháp trên tồn bộ Lục tỉnh Nam kỳ. Sau khi chiếm được toàn bộ Nam kỳ, thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị trên vùng đất này với chế độ thuộc địa.

27 Ngày 14-8-1862, Đề đốc Bonard - Thống đốc quân sự đầu tiên – ban hành Quyết định số 145 quy định tổ chức hành chính tỉnh Gia Định, trong đó có Sài Gịn. Bonard đã chia tỉnh Gia Định ra ba phủ, mỗi phủ có ba huyện, dưới huyện có tổng, dưới tổng có xã, thơn, lý, ấp. Sài Gòn lúc bấy giờ vừa là tỉnh của Gia Định vừa là phủ lỵ của phủ Tân Bình là huyện lỵ huyện Bình Dương, cịn Chợ Lớn là huyện lỵ của huyện Tân Long, cùng phủ Tân Bình.

Trong thập niên 1860 và nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 15-3-1874, Tổng thống Cộng hịa Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn.

Sau khi hồn thành căn bản cơng cuộc võ trang xâm lược thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Theo sắc lệnh ngày 17-10-1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm có Bắc kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ và Campuchia, trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa20, với các chế độ chính trị khác nhau; Nam kỳ là xứ thuộc địa, có tất cả có 20 địa hạt, do các viên tham biện cai trị. Các địa hạt thuộc vùng Đơng Nam Bộ gồm: Biên Hịa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Sài Gòn, Chợ Lớn.

Ngày 8-2-1880, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập Hội đồng thuộc địa Nam kỳ – một cơ quan tư vấn về kinh tế. Giúp việc cho Thống đốc Nam kỳ cịn có Hội đồng Tư vấn; Hội đồng Hình sự. Nam kỳ được chia thành 20 tỉnh; trong đó Đơng Nam Bộ có các tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Chợ Lớn, Gia Định, Tây Ninh, Thủ Dầu Một; có hai thành phố: Sài Gòn thành phố cấp I, Chợ Lớn thành phố cấp II.

Đứng đầu các tỉnh là công sứ người Pháp; tỉnh nào lớn có thêm phó sứ. Giúp việc cho Chánh, Phó sứ có Sở Tham biện và Hội đồng hàng tỉnh. Đứng đầu thành phố có Chánh, Phó đốc lý với Tịa đốc lý và Hội đồng thành phố (cho thành phố cấp I) hoặc Uy ban nhân dân thành phố (cho thành phố cấp II). Tỉnh có một số trung tâm hành chính hoặc Sở Đại lý21. Ở cơ sở (làng, xã) thực dân Pháp vẫn giữ hệ thống chính quyền phong kiến, chức sắc có xã trưởng, hương trưởng và Hội đồng kỳ hào.

Cách mạng tháng Tám – 1945 thành công, Đông Nam Bộ trở về với Việt Nam thống nhất: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.

Từ năm 1957, khu vực Đơng Nam Bộ có tên Miền Đơng Nam phần. Chính quyền Sài Gịn chia Miền Đơng Nam phần thành 13 tỉnh thành: Đơ thành Sài Gịn, Gia Định,

20Ngày 20-3-1894, Bộ Thuộc địa được thành lập, Đông Dương trực thuộc Bộ Thuộc địa. 21 Nhiều tác giả, 2005, Đại cương lịch sử Việt Nam, Giáo dục, Hà Nội, tr.568.

28

Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hịa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An22. Từ năm 1966 đến 1975 chính quyền Sài Gịn chia Miền Đơng Nam phần thành 12 tỉnh thành: Đơ thành Sài Gịn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy23 và Long An.

Sau năm 1975, vùng Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh (Tỉnh Gia Định, Đơ thành Sài Gịn và một phần tỉnh Hậu Nghĩa), Sông Bé (gồm tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long), Tây Ninh, Đơng Nai (gồm Biên Hịa, Long Khánh và Phước Tuy)24.

Năm 1979, vùng Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành và 1 đặc khu: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Sơng Bé, Đồng Nai và Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo.

Năm 1991, vùng Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Sơng Bé, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Năm 1997, vùng Đông Nam Bộ gồm, 6 tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

*

Quá trình thay đổi địa lý hành chính vùng Đông Nam Bộ cho thấy nơi đây là vùng đất mới, được tổ chức theo hệ thống hành chính của Đại Việt (Đàng Trong) chỉ từ năm 1698, khi Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Cảnh bắt đầu tổ chức nền hành chính, vùng đất này được đặt tên là Gia Định phủ25. Thời kỳ Nguyễn Ánh, có lúc là Gia Định kinh. Triều Nguyễn, lần lượt đổi tên: Gia Định trấn (1802), Gia Định thành (1808) và Nam Kỳ lục tỉnh (1834)26.

22 Long An là một tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ là cửa ngõ nối liền với Đông Nam Bộ, lúc bấy giờ lại đưa vào khu

vực Miền Đông Nam phần.

23 Bình Tuy là một trong 12 tỉnh của Miền Đơng Nam phần được chính quyền Sài Gịn thành lập theo Sắc lệnh 143-

NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956. Đất đai Bình Tuy lấy từ một phần tỉnh Đồng Nai Thượng, và vùng Hàm Tân, Hàm Thuận, Tánh Linh của tỉnh Bình Thuận.

24 Tỉnh Bình Tuy cũ nhập vào tỉnh Thuận Hải thuộc miền Trung, tỉnh Long An nhập vào Miền Tây Nam Bộ. 25. Năm tháng hình thành các đơn vị hành chính ở Nam Bộ (1698-1772):

1698: Phủ Gia Định (huyện Phước Long, dinh Trấn Biên; huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn). 1708: Trấn Hà Tiên.

1732: Châu Định Viễn, dinh Long Hồ.

1757: Đạo Đông Khẩu, đạo Tân Châu, đạo Châu Đốc, đạo Kiên Giang, đạo Long Xuyên. 1772: Đạo Trường Đồn (Mỹ Tho).

29 Như vậy, từ năm 1698 chính quyền phong kiến Việt Nam xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với Đông Nam Bộ và nơi đây không chỉ là trung tâm của Nam Bộ mà còn là địa đầu nơi cộng đồng cư dân người Việt đặt những bước chân đầu tiên để khai khẩn một vùng đất mới như Mơ Xồi (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa). Đến năm 1836 cùng với việc lập địa bạ lục tỉnh Nam Kỳ, triều Nguyễn đã thiết lập, củng cố tổ chức hành chính, hồn chỉnh bộ máy quản lý xã hội từ thôn (xã) đến tổng, huyện, phủ, tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ.

Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (năm 1858), năm 1862 chúng đã chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và tổ chức bộ máy cai trị trên vùng đất này với chế độ thuộc địa. Vùng Đơng Nam Bộ có 6 tỉnh, 2 thành phố; 6 tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Chợ Lớn, Gia Định, Tây Ninh, Thủ Dầu Một; có hai thành phố: Sài Gòn thành phố cấp I, Chợ Lớn thành phố cấp II.

Trong thời kỳ Pháp đơ hộ, bộ máy tổ chức hành chính các tỉnh, thành Đơng Nam Bộ khá hoàn thiện, với các chức danh: công sứ, phó sứ, đốc lý… và các cơ quan Sở Tham biện, Tòa đốc lý và Hội đồng thành phố (hoặc Tỉnh), Sở Đại lý…

Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt hai miền Nam, Bắc khu vực Đơng Nam Bộ có tên Miền Đơng Nam phần, số lượng các tỉnh thành cũng có một vài thay đổi, như sáp nhập vùng Bình Tuy của Nam Trung Bộ và Long An của Tây Nam Bộ vào khu vực này. Từ năm 1979 đến nay địa lý hành chính vùng Đơng Nam Bộ ổn định với các tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Sơng Bé (năm 1997 tách thành 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước), Đồng Nai và Đặc khu Vũng Tàu-Cơn Đảo. Năm 1991 thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên cơ sở Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và một phần tỉnh Đồng Nai.

Đông Nam Bộ là một khu vực địa lý mà cịn là một lịch sử, văn hóa, nơi chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về tài nguyên, đất đai và các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ngày nay, Đông Nam Bộ thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế cao, có chuyển biến mạnh về cơ sở hạ tầng, xã hội, văn hóa; hầu hết các tỉnh ở Đông Nam Bộ đang chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế xã hội nông nghiệp, nông thôn sang xã hội cơng nghiệp và đơ thị.

Q trình thay đổi địa lý hành chính vùng Đơng Nam Bộ đã thể hiện sự phát triển của các cộng đồng dân tộc Việt về phương Nam, phản ánh sức sống mạnh mẽ của dân tộc trong việc mở rộng cương thổ, phát huy những tiềm năng và khả năng vật chất, tri thức để chiến đấu chinh phục thiên nhiên, tổ chức xã hội.

30

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)