Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu

Một phần của tài liệu Chương IV HIỆN THỰC HÓA LÝ LUẬN CỦA KARL MARX VÀ FRIEDRICH ENGELS, V I LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Trang 25 - 32)

I. Sự khủng hoảng và sụp đổ chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu.

2. Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là do nhiều nguyên nhân.

- Nguyên nhân sâu xa nằm trong mơ hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, kế hoạch hóa cao độ. Mơ hình đó đã có những phù hợp nhất định trong thời kì đặc biệt trước đây, nhưng khơng cịn phù hợp trong bối cảnh tồn cầu hóa, khơng sáng tạo và không năng động, ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, làm nảy sinh tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Xét về mặt kinh tế, khiếm khuyết và hạn chế của mơ hình cũ là đã khơng chú trọng đầy đủ tới đặc điểm kinh tế hàng hóa và quy luật giá trị, tới cơ cấu đa dạng của sản phẩm hàng hóa có chất lượng và giá trị cao để cạnh tranh. Do quan niệm giản đơn về tính thuần nhất của sở hữu xã hội chủ nghĩa nên các hình thức sở hữu ngoài quốc doanh và tập thể không được chú trọng, tiềm năng và năng lực kinh tế cá thể, tư nhân không được khai thác. Chủ nghĩa tư bản nhà nước như một hình thức phát triển kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Lênin nêu ra trong Chính sách kinh tế mới (NEP) đã khơng được vận dụng. Kinh tế hiện vật và kinh tế chỉ huy đã chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự cứng nhắc trong quản lí, trong cơ chế và

[87]

chính sách. Năng suất, chất lượng, hiệu quả tuy vẫn được thường xuyên nhắc tới nhưng lại không dựa trên cơ sở lợi ích trực tiếp của người lao động nên khơng khuyến khích được sự nhiệt tình, chủ động, sáng tạo của người lao động. Tài sản, nguyên vật liệu và các nguồn lực, kể cả con người bị lãng phí rất lớn. Kĩ thuật cơng nghệ bị lạc hậu chậm đổi mới.

Xét về mặt chính trị, hạn chế của mơ hình này biểu hiện ở chỗ hệ thống tổ chức và bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, dễ dẫn tới tình trạng quan liêu hóa, xa rời thực tiễn, xa dân, kém hiệu quả, không phân biệt rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động giữa Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức khác trong hệ thống tổ chức chính trị, dẫn tới sự chồng chéo dẫm chân lên nhau. Nguyên tắc tập trung dân chủ bị vi phạm. Quyền làm chủ của người lao động, sự tham gia của quần chúng vào hoạt động quản lí Nhà nước và đời sống chính trị - xã hội nói chung cịn bị hạn chế và ít tác dụng do tính chất dân chủ hình thức, quan liêu, tham nhũng gây nên.

Xét về mặt văn hóa – xã hội và đời sống tinh thần, những khiếm khuyết của mơ hình cũ biểu hiện ở sự vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân, sự thiếu nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật, thiếu dân chủ và cơng bằng xã hội. Tính hình thức và bệnh giáo điều đã làm cho công tác giáo dục hệ tư tưởng và ý thức xã hội xa rời thực tế cuộc sống, lí luận tách rời thực tiễn.

Các lĩnh vực văn hóa tinh thần rơi vào sự đơn điệu, nghèo nàn. Sự giao lưu văn hóa quốc tế khơng được khuyến khích.

- Những thiếu sót, khuyết tật lâu ngày chậm được khắc phục, sửa chữa càng làm cho các nước xã hội chủ nghĩa xa rời những tiến bộ, văn minh của thế giới, nhất là sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới tình trạng trượt dài từ trì trệ đến khủng hoảng nặng nề về kinh tế - xã hội. Sự thực, không phải các nhà lãnh đạo nhiều nước xã hội chủ

[88]

nghĩa trước đây không nhận thấy những trì trệ đó, nhưng mọi cố gắng cải cách đều không thu được kết quả trong khn khổ cơ chế mơ hình cũ.

- Sau này khi tiến hành cải tổ, cải cách, những người lãnh đạo ở Liên Xô và Đông Âu lại liên tiếp phạm thêm nhiều sai lầm nghiêm trọng về bước đi, nội dung, phương pháp, trong đó điều chủ yếu là bng lỏng chun chính vơ sản, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xa rời chủ nghĩa Marx – Lênin, hiện thực dân chủ hóa, cơng khai hóa cao độ, mơ hồ về chính trị, giai cấp; bị các thế lực phản động, đế quốc lợi dụng tiến công chủ nghĩa xã hội. Cải tổ là tất yếu, khách quan xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa xã hội, là nhu cầu chín muồi của các nhân tố chủ quan, khách quan. Vấn đề là phải cải tổ như thế nào. Cuộc cải tổ của Goócbachốp được các nước phương Tây ngàn lần cổ vũ, hậu thuẫn… Cải tổ kiểu như thế mà chế độ xã hội chủ nghĩa không

sụp đổ mới là điều đáng ngạc nhiên23. Như vậy, trong cải tổ, Đảng Cộng sản

Liên Xô và các nước Đông Âu đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất. Những tuyên bố ban đầu: “cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa xã hội hơn”, “chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn chứ khơng đi ra ngồi nó”, “chúng ta tìm trong khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội chứ không phải ở ngồi giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra”..., rốt cuộc chỉ là những tuyên bố suông ngụy trang cho ý đồ phản bội.

Có thể thấy sai lầm của cải tổ biểu hiện chủ yếu ở những điểm sau:

Thứ nhất, sự dao động về tư tưởng, lập trường chính trị dẫn tới mất

phương hướng chính trị và từ bỏ nguyên tắc ở những thời điểm bước ngoặt, chấp nhận đa nguyên hệ tư tưởng và đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phủ

23

[89]

nhận tập trung dân chủ là nguyên tắc cốt tử của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, làm cho Đảng khơng cịn là một tổ chức chính trị cầm quyền mà trở thành một câu lạc bộ bàn suông. Nhà nước khơng cịn quyền lực điều hành và khơng kiểm sốt nổi tình hình đất nước.

Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng cơng khai tun bố từ bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Marx - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Thứ hai, không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách kinh tế

và cải cách chính trị. Khi cải cách kinh tế tiến triển thì khơng kịp thời tiến hành cải cách chính trị. Đến khi cải cách kinh tế gặp khó khăn thì lại chuyển trọng tâm sang cải cách chính trị.

Thứ ba, phiêu lưu mạo hiểm trong chính sách, bước đi và biện pháp cải

tổ. Đó là tăng tốc kinh tế - kĩ thuật thời kì đầu, cấm bia rượu… là những tính tốn chủ quan duy ý chí gây rối loạn kinh tế, mất ổn định xã hội. Cải tổ chính trị khơng dựa trên thực trạng kinh tế, tiến hành “dân chủ công khai” một cách mơ hồ, mở đường cho các thế lực phản động tấn công vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội, thao túng xã hội, kích động, mị dân, lừa bịp quần chúng.

Bằng phát súng lệnh “công khai”, “dân chủ”, “không vùng cấm”, cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, cơng kích, bơi đen tất cả những gì gắn với lịch sử hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội. Nó gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những giá trị của chủ nghĩa xã hội. Người ta sử dụng tồn bộ phương tiện thơng tin đại chúng để làm việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ định quá khứ được các đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích của phương Tây.

[90]

Thứ tư, khơng có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình hình ngày một

xấu đi nghiêm trọng về đời sống vật chất, tinh thần tối thiểu của quần chúng, gây nên sự thờ ơ về chính trị, thậm chí chống lại cơng cuộc cải tổ. Mất cơ sở xã hội và bị phân liệt về tổ chức nên Đảng đã mất sức chiến đấu và mất vai trò lãnh đạo.

Thứ năm, các quan điểm mơ hồ, hữu khuynh, xét lại xung quanh vấn đế

“tư duy chính trị mới”, phủ nhận đấu tranh giai cấp và cách mạng, tuyệt đối hóa lợi ích tồn cầu nhân loại, từ bỏ chủ nghĩa quốc tế vô sản, tạo mảnh đất thuận lợi cho âm mưu “diễn biến hịa bình” của chủ nghĩa đế quốc.

Chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biến hịa bình” trong nội bộ Liên Xơ và các nước Đông Âu. Các chiến lược gia phương Tây sớm nhận ra “gót chân Asin” của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với Mĩ và phương Tây thể hiện tập trung ở “tư duy chính trị mới”. Hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hịa bình” trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu.

Thứ sáu, để xảy ra xung đột, nội chiến dân tộc, sắc tộc ngày càng gay

gắt, dẫn tới tan rã của Nhà nước Liên bang Xơ viết.

- Ngồi ra, sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và Đơng Âu cịn do những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hịa bình”, “cách mạng nhung”, “chiến thắng khơng cần chiến tranh” của chủ nghĩa đế quốc. Chiến lược diễn biến hịa bình đã được các nước đế quốc cơng phu thiết kế dàn dựng lâu dài từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chống phá chủ nghĩa xã hội là một chiến lược phản cách mạng bao gồm các phương tiện và thủ đoạn tinh vi từ

[91]

kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội. Chúng thường cấu kết với các thế lực phản động chống phá từ bên trong, tập trung vào các đối tượng nhạy cảm như thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ để lung lạc thế giới quan, hệ tư tưởng, kích động tâm lí bất mãn, chống đối, gây thù hằn dân tộc, tôn giáo, lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do” với nội dung trừu tượng, phi lịch sử mà thực chất là lồng vào đó quan điểm tư sản, chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội. Chúng còn ra sức khai thác những yếu điểm, sai lầm trong các nước xã hội chủ nghĩa, thổi bùng tâm lí bất mãn, chống đối, làm suy yếu mối liên hệ xã hội của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước, tiến hành tuyên truyền, lừa mị dân, kết hợp với thâm nhập kinh tế, văn hóa để đẩy nhanh sự chệch hướng.

Trong cuốn sách “Chiến thắng không cần chiến tranh”, Tổng thống Mĩ Níchxơn cho rằng “mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”. Ông ta viết: “Tồn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Chiến lược của Mĩ trước sau như một là đưa bất ổn vào bên trong “bức màn sắt”.

- Nguyên nhân cuối cùng là do yếu kém về năng lực, sự thối hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào đảng, vào chế độ. Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, xét lại, phản bội lí tưởng của chủ nghĩa xã hội ở một số nhà lãnh đạo cải tổ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự tan rã của chủ nghĩa xã hội.

Có thể nói, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Ngồi những ngun nhân có ý nghĩa phổ biến, khái quát cho Liên Xô và các nước Đơng Âu nói trên, ở mỗi nước cũng cịn có những ngun nhân riêng biệt, đặc thù dân tộc. Đối với các nước Đơng Âu, đó là:

[92]

Thứ nhất, mô phỏng hồn tồn theo mơ hình Liên Xơ xây dựng chủ

nghĩa xã hội mà không xuất phát từ điều kiện, đặc điểm lịch sử, dân tộc dẫn tới sự lệ thuộc tồn diện vào Liên Xơ, làm nảy sinh nhiều điều không phù hợp với điều kiện lịch sử và tình hình thực tế của các nước Đông Âu. Việc xây dựng nên một cơ chế quan liêu, bao cấp về kinh tế, một nền chính trị chưa dân chủ, chưa công bằng và vi phạm những pháp chế xã hội chủ nghĩa, không tuân thủ những quy luật khách quan về kinh tế - xã hội đã khiến cho nhân dân các nước Đông Âu không hài lịng, khơng ủng hộ chế độ mới xã hội chủ nghĩa (đã diễn ra nhiều lần khủng hoảng xã hội ở nhiều nước).

Thứ hai, chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình

hình thế giới (như ở Đức và Rumani, cho đến tận trước ngày sụp đổ, những người lãnh đạo vẫn tuyên bố rằng họ khơng có sai lầm cho nên khơng cần phải sửa chữa, cải cách gì cả; hoặc như ở Anbani, cho đến lúc sụp đổ, vẫn giữ nguyên những cơ chế cũ về kinh tế - xã hội của 30 năm trước đó). Một số nước khác tuy tiến hành sửa chữa, thay đổi nhưng lại rời bỏ nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Marx – Lênin.

Thứ ba, hầu hết các nước này đã trải qua nhiều năm dưới chế độ tư bản

chủ nghĩa, truyền thống dân chủ tư sản in đậm trong tư tưởng tập quán của nhân dân.Việc tiến hành hợp nhất các đảng công nhân sau chiến tranh diễn ra một cách vội vàng, thiếu nguyên tắc đã chứa đựng nguy cơ chia rẽ sâu sắc.

Thứ tư, các thế lực chống đối chủ nghĩa xã hội cả ở trong và ngồi nước

rất mạnh gồm cơng chức, sĩ quan, tư sản địa chủ, binh lính của chế độ cũ, nhà thờ Thiên Chúa giáo, Đảng Xã hội dân chủ… cùng cấu kết với nhau, có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nước ngồi, nằm chờ, khi có thời cơ sẽ nổi dậy nhằm chống phá lại chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm, trong cơn nguy kịch của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước

[93]

Goócbachốp đã tạo điều kiện thuận lợi thêm để cho các thế lực phản động cách mạng tự do hành động, chống phá chủ nghĩa xã hội ở đây.

Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trong những năm 1989 – 1991 đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, cơng nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa khơng cịn tồn tại nữa. Từ đây, trật tự thế giới hai cực cũng đã kết thúc. Thế giới bước vào một thời kì mới với các xu thế mới đang vận động.

Tuy nhiên, đây chỉ là sự tan rã của một mơ hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học chứ không phải là sự tan rã của chủ nghĩa xã hội như một hình thái kinh tế - xã hội mới mà Mác và Ăngghen đã nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Hơn nữa, như Lênin đã viết: “Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức

Một phần của tài liệu Chương IV HIỆN THỰC HÓA LÝ LUẬN CỦA KARL MARX VÀ FRIEDRICH ENGELS, V I LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)