Phong trào cộng sản ở các nước xã hộichủ nghĩa còn lạ

Một phần của tài liệu Chương IV HIỆN THỰC HÓA LÝ LUẬN CỦA KARL MARX VÀ FRIEDRICH ENGELS, V I LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Trang 44 - 47)

III. Sự phục hồi và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện nay

3. Phong trào cộng sản ở các nước xã hộichủ nghĩa còn lạ

Sự tác động của các sự kiện 1989 - 1991 ở Liên Xơ và Đơng Âu đối vớí các nước xã hội chủ nghĩa và các Đảng Cộng sản ở châu Á không nhiều bằng ở châu Âu. Trong các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á, ngoài việc Đảng Cộng sản Mông Cổ đã đổi tên, các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa khác đều kiên quyết và thực hiện có hiệu quả việc chống lại chế độ

[106]

đa đảng mà phương Tây hi vọng được thi hành rộng rãi. Các Đảng này kiên trì con đường phát triển chủ nghĩa xã hội, kiên trì kết hợp chủ nghĩa Marx với thực tiễn cụ thể của nước mình. Trên cơ sở tổng kết những bài học sâu sắc về sự thay đổi của Liên Xô và Đông Âu, mấy năm nay phong trào cộng sản và chủ nghĩa xã hội ở châu Á phát triển một cách lành mạnh.

Trong sự biến động to lớn ở Liên Xô và Đông Âu, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bình tĩnh quan sát, ổn định tình hình, kịp thời đối phó. Lãnh đạo nhân dân Trung Quốc kết hợp nguyên lí phổ biến của chủ nghĩa Marx với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là tổng kết những kinh nghiệm mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội kể từ khi cải cách, mở cửa (1978) đến nay; kiên định con đường đi của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn làm mọi người phải chú ý, đang tỏ rõ cho thế giới ánh sáng hi vọng và con đường phục hưng của chủ nghĩa xã hội.

Những biến động lớn của Liên Xơ và Đơng Âu có tác động mạnh đối với Việt Nam, đặc biệt là về kinh tế, làm cho Việt Nam lâm vào hồn cảnh khó khăn. Từ cuối những năm 80, đặc biệt là vào đầu những năm 90, Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt đường lối chung, do Đại hội Đảng lần thứ VII (6-1991) đề ra, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Marx –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì chun chính vơ sản, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, tiến hành ngăn chặn có hiệu quả đối với những thế lực mưu toan thực hiện “diễn biến hồ bình”. Vừa chống lại sức ép từ bên ngoài, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tiến hành ''mở cửa'' và “đổi mới” có hiệu quả, đã thu được nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, những khó khăn gây trở ngại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn còn nhiều, đòi hỏi Đảng Cộng sản

[107]

Việt Nam phải đề ra những biện pháp có hiệu quả để giải quyết. Tóm lai, sự phát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dù còn nhiều khó khăn trở ngại, nhưng có đường lối đúng, xu thế tốt và có tiền đồ.

Triều Tiên trên cơ sở tổng kết sự biến động mạnh mẽ của Liên Xô và Đông Âu để chống lại sức ép diễn biến hịa bình của phương Tây, kiên định giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực kinh tế, ở mức độ nhất định, Triều Tiên đã tiến hành cải cách, ''mở cửa'' và thành lập khu mậu dịch tự do.

Ở Cuba, trong thời gian gần đây Đảng Cộng sản Cuba đã thay đổi một số quan điểm trước đây của mình về chủ nghĩa xã hội và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Cuba, từ cuối năm 1994, đã chấp nhận tư tưởng cải cách kinh tế, bỏ “ngăn sông, cấm chợ”, kêu gọi đầu tư nước ngoài, chuyển đổi tự do tiền tệ…Song sự chậm trễ từ bỏ mơ hình chủ nghĩa xã hội cũ đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội ở Cuba cịn nhiều khó khăn, phức tạp.

Có thể nói rằng, phong trào cộng sản quốc tế từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ đã có nhiều dấu hiệu phục hồi và đang lấy lại phong độ trước đây trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những thất bại của các Đảng Cộng sản ở nhiều nước, nhất là những đảng cầm quyền ở Liên Xô và Đông Âu trước đây. Trừ những Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, CHDCND Triều Tiên, Cuba – đang đổi mới trong lãnh đạo, trưởng thành về nhiều mặt, còn các Đảng Cộng sản ở khu vực Liên Xô và Đông Âu đang dần dần phục hồi nhưng lực lượng cịn nhỏ bé, để có được vai trị như xưa là cịn cả một chặng đường dài. Ở khu vực này, phần nhiều Đảng Cộng sản cũ đã thay tên, đổi cờ, chuyển sang lập trường xã hội – dân chủ, nhưng trên mức độ nào đó cịn có quan điểm gần với những người cộng sản và đứng trong liên minh cánh tả, nắm chính quyền thu được nhiều thắng lợi trong đấu tranh nghị viện, có nhiều cử

[108]

tri (như trường hợp của Ba Lan trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 – 1995). Các Đảng Cộng sản Tây Âu hầu như vẫn giữ ngun tên, cờ của mình song đã có nhiều thay đổi chiến lược, sách lược trên cơ sở những điều kiện “mở cửa” quốc tế và trong nước.

Một phần của tài liệu Chương IV HIỆN THỰC HÓA LÝ LUẬN CỦA KARL MARX VÀ FRIEDRICH ENGELS, V I LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)