Cách đây 20 năm, cơn lốc “diễn biến hịa bình” và “cách mạng màu” đã làm sụp đổ và tan rã Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết - đất nước nhiều năm là thành trì của chủ nghĩa xã hội, là chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng trên thế giới. Trong thông điệp Liên bang năm 2005, Tổng thống Nga V.Pu-tin coi đó là “Thảm họa địa - chính trị khủng khiếp
[94]
nhất thế kỷ XX”. Từ những trang đau buồn đó trong lịch sử nhân loại, chúng
ta cần và có thể rút ta nhiều bài học bổ ích đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Một là, cần tăng cường cơng tác chính trị - tư tưởng, nâng cao nhận
thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với phòng, chống “diễn biến hịa bình” và “cách mạng màu”, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và mang tính cấp thiết trong bảo vệ Tổ quốc.
Cơng tác chính trị - tư tưởng phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong xây dựng hệ thống chính trị, nhất là đảng cầm quyền và các cơ quan quyền lực Nhà nước; được coi trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo của đảng cầm quyền, hoạt động quản lý điều hành của Nhà nước và hoạt động của các đồn thể chính trị-xã hội. Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội trong tiến hành cơng tác chính trị - tư tưởng, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở cần dành nhiều tâm huyết và trí tuệ đối với công tác rất hệ trọng và nhạy cảm này.
Hai là, thường xuyên chăm lo xây dựng đảng cầm quyền và bộ máy
chính quyền trong sạch vững mạnh, đoàn kết thống nhất cao, xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là lựa chọn và bố trí những cán bộ chủ chốt, bảo đảm thực sự vững vàng và tin cậy về chính trị.
Trong tiến hành chiến lược “diễn biến hịa bình” và “cách mạng màu”, các thế lực thù địch tập trung chống phá làm cho đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền suy yếu về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm tha hóa biến chất đội ngũ cán bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, lật đổ chính quyền, giành quyền lãnh đạo và kiểm soát các cơ quan quyền lực Nhà nước cho lực lượng đối lập, đưa đất nước ngã theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy cần đặc biệt coi trọng xây dựng đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, thực sự đồn kết thống nhất và gắn bó mật
[95]
thiết với nhân dân, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao, lãnh đạo Nhà nước và xã hội có uy tín và hiệu quả; chăm lo làm trong sạch, lành mạnh hóa bộ máy chính quyền các cấp, thực sự là của dân, do dân và vì dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là trong chuyển tiếp các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng và tin cậy về chính trị. Cần tỉnh táo và kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của đảng và cơ quan quyền lực Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị - tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, khơng được tín nhiệm.
Ba là, Đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết
với nhân dân, có đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt động thực tiễn hợp lịng dân, có đội ngũ cán bộ đảng viên được nhân dân tin yêu và tín nhiệm, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.
Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ thì đảng sẽ mất quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chính quyền sẽ bị lật đổ. Đảng cầm quyền và Nhà nước phải có đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt động thực tiễn hợp lòng dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tơn trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội gắn với thực hiện tốt các
[96]
chính sách bảo đảm an sinh xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là ở những nơi cịn nhiều khó khăn gian khổ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo. Thường xuyên làm tốt công tác vận động nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tạo sự đồng thuận xã hội. Chủ động phát hiện và giải quyết kịp thời những bức xúc và bất bình của nhân dân, xử trí đúng pháp luật và an dân các vụ việc phức tạp nảy sinh, không cho lan rộng và kéo dài, không để các thế lực thù địch lợi dụng tạo cớ can thiệp. Điều rất hệ trọng và nhạy cảm là đội ngũ cán bộ phải thực sự tiền phong gương mẫu, gần gũi quần chúng, sâu sát cơ sở, được nhân dân tin yêu và tín nhiệm.
Bốn là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được
độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của đảng cầm quyền và sự quản lý điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng và suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lơi kéo và kích động nhân dân chống lại đảng cầm quyền và chính quyền đương nhiệm, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội và an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững.
[97]