.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đối với các dịch vụ tại cảng cá quy nhơn (Trang 38 - 42)

3.4 Nghiên cứu sơ bộ

3.4.1 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ

Thực hiện nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá các ý tưởng, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mơ hình. Trong giai đoạn này, người nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các đối tượng được chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu quan sát.

Đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu sơ bộ là những cán bộ quản lý tại Cảng cá Quy Nhơn, những cán bộ quản lý tại cơ quan có liên quan như Biên phòng cửa khẩu, Chi cục thủy sản,... Họ là những người thường xuyên quản lý về pháp lý cũng như quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ tại Cảng cá Quy Nhơn nên những ý kiến từ họ chính là những thơng tin thực tế hết sức quan trọng.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ bộ: sử dụng thảo luận tay đôi theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn.

Nội dung thảo luận: trao đổi về các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đối với các dịch vụ tại cảng cá Quy Nhơn, các biến quan sát cho từng thang đo các thành phần trong mơ hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất. (PHỤ LỤC I)

Thời gian phỏng vấn được tiến hành 1 – 2 giờ. Trình tự tiến hành:

1) Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn sâu.

2) Tiến hành thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan:

− Thái độ của cộng đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đối với các dịch vụ tại cảng cá Quy Nhơn.

− Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đối với các dịch vụ tại cảng cá Quy Nhơn.

− Ý kiến bổ sung, loại bỏ các yếu tố nhằm xây dựng thang đo phù hợp của các đối tượng tham gia thảo luận.

3) Sau khi phỏng vấn hết các đối tượng, dựa trên thông tin thu được, tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi.

4) Dữ liệu sau khi hiệu chỉnh được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa. Q trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà khơng tìm thấy sự thay đổi gì mới.

Cuối cùng đáp viên sẽ cùng với tác giả thảo luận nhóm nhằm đánh giá, hiệu chỉnh lại nội dung thang đo một lần nữa nhằm xây dựng thang đo hoàn chỉnh.

3.4.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Sau quá trình thảo luận chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đối với các dịch vụ tại cảng cá Quy Nhơn, tác giả thu được kết quả như sau: sự hài lòng của cộng đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đối với các dịch vụ tại cảng cá Quy Nhơn bị chi phối bởi các thành phần giống Mơ hình nghiên cứu đề xuất đó là: có năm yếu tố tác động lên sự hài lòng của cộng đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đối với các dịch vụ tại cảng cá Quy Nhơn là (1) Sự tin cậy, (2) Khả năng đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự cảm thông, (5) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ngịai ra, theo các đáp viên thì tồn tại sự khác biệt về Sự hài lòng của cộng đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đối với các dịch vụ tại cảng cá Quy Nhơn theo đặc điểm nhân khẩu học: nghề nghiệp, độ tuổi, mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ. Do đó, các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học đã được đưa vào bảng câu hỏi.

Sau khi thảo luận với chuyên gia, phỏng vấn các cán bộ quản lý tại cảng cá Quy Nhơn tác giả tập hợp lại và thảo luận với ý kiến chuyên gia lần nữa để hiệu chỉnh thang đo.

3.5 Nghiên cứu định lượng

3.5.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Khung chọn mẫu của đề tài là: cộng đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đã sử dụng các dịch vụ tại Cảng cá Quy Nhơn.

“Khơng có điều gì đảm bảo rằng phương pháp chọn mẫu xác suất là có kết quả chính xác hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Những gì người đi trước cho chúng ta biết là khi chọn mẫu theo xác suất thì độ sai số của mẫu đo lường được cịn phi xác suất thì khơng” (Kinnear và Taylor, p.207). Do vậy đề tài này sẽ chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, thuận tiện.

Theo Hair và cộng sự (1992) số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với biến ít nhất là 5/1, tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 - 10/1. Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định lượng được thực hiện theo con số kinh nghiệm = (số biến cần đo) x 10 (ước lượng có 21 biến ~ 210 mẫu khảo sát).

Việc thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là: cộng đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đã sử dụng các dịch vụ tại Cảng cá Quy Nhơn. Bảng câu hỏi được tác giả gởi đi với nhiều hình thức: thiết kế bảng câu hỏi in ra và tác giả tiến hành phát trực tiếp đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất.

Phạm vi khảo sát: trên địa bàn Tp. Quy Nhơn. Thời gian: từ 01/09/2016 – 01/10/2016.

Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có khoảng 210 bảng câu hỏi khảo sát được phát ra. Sau cuộc khảo sát tác giả thu được 205 phản hồi từ các đáp viên trong

đó có 200 bảng trả lời hợp lệ. Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát định lượng được tóm tắt như sau:

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công đồng ngư dân, tổ chức và cá nhân đối với các dịch vụ tại cảng cá quy nhơn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w