CHỌN GIỐNG ĐỘT BIẾN GEN VÀ ĐA BỘI THỂ

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng (Trang 30 - 31)

4

4

.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA VỀ ĐỘT BIẾN VÀ ĐỘT BIẾN GEN .1.1 Khái niệm

Biến dị là những biến đổi mới mà cơ thể sinh vật thu được do tác động của yếu tố môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền.

Biến dị tạo nên sự đa dạng vô cùng lớn ở những cá thể sinh vật và là nguyên nhân cơ bản của tiến hóa.

Biến dị nói chung là những biến đổi rất đa dạng ở sinh vật, chúng được phân ra làm các nhóm: - Biến dị khơng di truyền: đó là những biến đổi liên quan đến kiểu hình, khơng liên quan đến vật chất di truyền. Những biến đổi này được gọi là thường biến.

Biến dị di truyền: là những biến đổi có liên quan tới vật chất di truyền của cơ thể. Ở đây -

có thể phân ra 2 nhóm; 1) biến dị tái tổ hợp - là cách tổ hợp sắp xếp lại các gen tạo ra sự kết hợp mới ở đời cịn do q trình phân li độc lập và trao đổi chéo giữa các cặp gen trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. 2) Biến dị đột biến - là những biến đổi có tính chất hóa học vật liệu di truyền.

Đột biến là những biến đổi có tính chất hóa học vật liệu di truyền, xảy ra do tác động của các yếu tố môi trường và bên trong tế bào.

Nguyên nhân phát sinh, bản chất và sự thể hiện của các biến dị đột biến rất đa dạng. Ở các góc độ tiếp cận khác nhau, có thể phân loại đột biến theo nhiều cách. Cách phân loại cơ bản nhất là phân loại theo đặc điểm biến đổi của cấu trúc kiểu gen, có 4 kiểu:

- Đột biến gen (đột biến điểm) là những biến đổi về thành phần bazơ của AND, làm biến đổi các cấu trúc của gen, dẫn tới chức năng của chúng bị biến đổi.

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi liên quan tới những đoạn khác nhau -

trên nhiễm sắc thể, có thể quan sát thấy dưới kính hiển vi. Nhóm này bao gồm những biến đổi: mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, thêm đoạn.

- Biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể bao gồm: Thay đổi số lượng của cả bộ nhiễm sắc thể các dạng đa bội thể; thay đổ số lượng ở các đôi nhiễm sắc thể riêng rẽ - các dạng lệch bội.

Đột biến gen ở tế bào chất đó là những biến đổi trên ADN của các bào quan như ty thể, lạp thể, hay plasmid (ở vi khuẩn).

-

4 .1.2 Ý nghĩa của phương pháp chọn giống đột biến

- Đột biến cung cấp nguồn vật liệu di truyền mang các tính trạng mới để trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra giống mới.

- Ý nghĩa của chọn giống bằng phương pháp đột biến ngày một tăng do nguồn vật liệu dự trữ ngày một cạn kiệt. Trong một số trường hợp, sử dụng biến dị di truyền cảm ứng thậm trí có hiệu quả hơn.

- Phương pháp này cịn có thể cải tiến những tính trạng đơn gen và đa gen như áp dụng để tạo giống kháng sâu, kháng bệnh, điều kiện bất lợi, cải tiến hàm lượng các chất có ích, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chiều cao cây, tạo ra tính chín sớm…Thậm chí phương pháp đột biến cịn có thể cải tiến đồng thời nhiều tính trạng. Ví dụ giống lúa mì đột biến “Sharbati Sonora 64”. Như vậy, đột biến là phương pháp bổ sung cho phương pháp chọn giống khác. Các

thể đột biến tạo thành, hoặc sử dụng trực tiếp làm giống mới hoặc sử dụng gián tiếp làm bố mẹ cho phương pháp lai.

* -

Phương pháp đột biến áp dụng khi

Nguồn biến dị tự nhiên khơng có tính trạng mong muốn

- Tính trạng mong muốn có trong nguồn gen cây trồng nhưng liên kết chặt với tính trạng không mong muốn.

- -

Một giống ưu tú đang gieo trồng cần cải tiến những tính trạng đơn giản.

Tính trạng mong muốn có trong nguồn gen cây dại có họ hàng thân thuộc nhưng khó lai và liên kết chặt với tính trạng khơng mong muốn.

- Cần biến dị mới ở cây sinh sản bằng con đường vơ tính

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)