CHỌN LỌC GIỐNG CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng (Trang 43 - 44)

5 .1. KHÁI NIỆM CHỌN LỌC GIỐNG CÂY TRỒNG

Chọn lọc là sự đào thải loại bỏ những cá thể xấu kém thích nghi, khơng đáp ứng được u cầu về tồn tại sinh sống hoặc mục đích kinh tế và giữ lại những cá thể tốt thích nghi tốt đáp ứng được mục đích kinh tế để tồn tại hoặc làm giống.

- Chọn lọc trong chọn giống

Chọn lọc là phương pháp tạo giống bằng cách chọn giữ lại những cá thể hoặc tập hợp cây con tốt thoả mãn yêu cầu chọn giống để làm giống, đồng thời loại bỏ không làm giống những cá thể khơng thoả mãn u cầu.

Có hai cách chọn lọc cơ bản là:

+ Chọn lọc dương: chọn lọc giữ lại những cá thể cây con tốt thoả mãn yêu cầu chọn giống để làm giống, còn đa số cây con trong quần thể ban đầu thì loại bỏ khơng làm giống.

Khử âm: chọn lọc bỏ những cá thể xấu từ quần thể cây trồng vật ni đang có giữ lại cá thể tốt đang chiếm tỷ lệ lớn đa số trong quần thể làm giống.

+

5

5

-

.1.2 Vai trò của chọn lọc

.1.2.1. Vai trò của chọn lọc tự nhiên

Chọn lọc tự nhiên giữ lại những cá thể có biến dị có lợi cho sự thích nghi chống chịu với điều kiện mơi trường khắc nghiệt, biến dị về sức sinh sản đề cạnh tranh và tồn tại. Đồng thời đào thải những cá thể khơng thích nghi với mơi trường. Do đó, chọn lọc tự nhiên là động lực của sự tiến hoá và là nguyên nhân của sự đa dạng sinh vật.

- Đa số những biến dị có lợi cho cạnh tranh tồn tại và chống chịu thì khơng có lợi cho lợi ích kinh tế của con người.

5 .1.2.2. Vai trò chọn lọc nhân tạo

Con người đã chọn từ vật liệu tự nhiên ni trồng theo mục đích muốn có cây cho lương -

thực và con vật cho thịt trứng dễ dàng hơn. Từ đó, chuyển cây dại thành cây trồng, thú hoang thành vật nuôi.

- Chọn từ một lồi theo nhiều hướng nhiều mục đích sử dụng đã hình thành nhiều giống khác xa nhau.

- Từ một giống chưa tốt con người chọn lọc thành những giống tốt

- Chọn lọc nhân tạo là chọn lọc có mục đích, có phương hướng, có ý thức

.1.3. Tại sao phải chọn lọc trong chọn giống 5

- Loài tự thụ phấn có tỷ lệ giao phấn thấp, chỉ cần loại bỏ những biến dị do giao phấn hoặc do biến dị di truyền tự nhiên (do ánh sáng tia xạ hoặc do nhiệt độ biến đổi đột ngột hoặc hút phải chất gây đột biết).

- Chọn lọc duy trì giống hoặc chọn những cá thể có biến dị di truyền ưu tú để tạo giống mới. Giống mới hình thành từ một cá thể ưu tú.

Lồi giao phấn có cấu trúc di truyền khơng thuần nhất. Mỗi cá thể là một con lai có kiểu

-

gen dị hợp tử trong đó có nhiều gen lặn gây chết hoặc giảm sức sống nhưng tiềm ẩn chưa biểu hiện do có các gen trội có lợi lấn át. Nếu khi giao phấn các giao tử có gen hại này có điều kiện tổ hợp và đồng hợp tử thì con lai sẽ chết hoặc giảm sức sống, giảm năng suất. Do đó, cần chọn lọc bằng con đường tự phối để loại những cá thể có gen lặn xấu ra và để các gen tốt có điều kiện tổ hợp lại vào dạng mới, giống mới.

- Điều kiện để chọn lọc thành công là quần thể vật liệu khởi đầu phải có biến dị di truyền tốt có lợi. Mức độ chính xác của biến dị được chọn lọc phụ thuộc vào 3 yếu tố.

+ + +

Mức độ đồng hợp tử của vật liệu khởi đầu.

Số lượng kiểu locus di truyền quyết định các tính trạng. Cường độ chọn lọc.

Một phần của tài liệu Giáo trình giống cây trồng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)