.3.1 Xử lý bức xạ ion hoá
Để xử lý bằng bức xạ, hạt hoặc các bộ phận sinh dưỡng, cây con, hoa, bao phấn, hạt phấn được đặt dưới nguồn chiếu. Hạt được tãi ra thành lớp mỏng. Trong quá trình xử lý hạt phải trộn các bộ phận của cây phải đảo nhiều lần và tuân thủ điều kiện bảo hộ lao động.
Thời gian chiếu phụ thuộc vào công suất của nguồn và liều lượng cần xử lý, công suất nhỏ thời gian xử lý dài, ngược lại công suất lớn thời gian xử lý ngắn.
Độ ẩm của hạt có ý nghĩa quyết định đối với tác động đột biến của tia vì độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp tới trạng thái sinh lý. Phơi khô cũng như tăng thủy phần của hạt đều làm tăng tác động của tia bức xạ. Do đó hạt nên được xử lý ở độ ẩm nhất định và tiêu chuẩn hố để có thể lặp lại kết quả. Ngoài ra nhiệt độ và ơxy của hạt và của khơng khí cũng ảnh hưởng tới kết quả xử lý.
Bên cạnh việc xử lý hạt và các cơ quan sinh sản sinh dưỡng, xử lý hạt phấn cũng được quan tâm. Ưu điểm của xử lý hạt phấn là khi tham gia vào quá trình thụ tinh hạt phấn truyền cho thế hệ con tất cả những đột biến. Tiến hành xử lý 4-7 ngày trước khi tung phấn bằng cách cắt cành hoa cắm vào bình nước đặt dưới nguồn chiếu. Liều lượng xử lý thấp hơn nhiều so với liều lượng tối ưu của hạt, vì hạt phấn có hàm lượng thủy phần cao mẫn cảm với tia hơn. Liều lượng có hiệu lực thường biến động trong khoảng 0,5 đến 2 krad đối với tia X và tia gamma. Sau khi xử lý hạt phấn được dùng để thụ phấn cho cây mẹ.
Với tia bức xạ có thể xử lý nhanh (trong thời gian ngắn từ vài phút đến vài giờ) hoặc xử lý lâu dài trong trường gamma (từ nhiều tuần trở lên với cường độ thấp). Cũng có thể xử lý gián đoạn, trong đó tổng liều lượng xử lý được thực hiện bằng cách xử lý ngắt quãng cách nhau một khoảng thời gian nhất định.
4 .3.2. Xử lý tác nhân hoá học
Xử lý các chất hóa học thường diễn ra trong dung dịch. Vì tác nhân đột biến hố học rất độc và có thể gây ung thư nên phải thực hiện các biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt. Hạt (hay các bộ phận sinh dưỡng) được ngâm trong dung dịch một thời gian nhất định. Thông thường để đạt hiệu quả cao và có thể lặp lại kết quả, xử lý tác nhân hóa học được tiến hành theo nhiều bước: làm trương hạt trong nước, xử lý rửa sạch, phơi khơ hạt. Riêng với Natri axit hạt có thể xử lý và gieo ngay mà không cần làm trương hay rửa sau khi xử lý. Khi xử lý tác nhân hoá học, tác động của tác nhân đột biến cũng bị ảnh hưởng bởi trạng thái sinh lý của các bộ phận xử lý.
Trong các yếu tố ảnh hưởng, nhiệt độ và pH dung dịch đóng vai trị quan trọng bậc nhất. Liều lượng xử lý là kết quả của nồng độ và thời gian xử lý. Cả hai yếu tố đều có thể xác định đối với từng tác nhân, từng loài hay từng giống cây trồng thơng qua thí nghiệm sơ bộ. Thời gian phân giải hay bán rã của tác nhân đột biến thường ngắn nên thời gian xử lý đột biến thường trong khoảng từ 8 đến 16 giờ.
Nhiệt độ xử lý xung quanh 20oC thể tích dung dịch tốt nhất gấp 10 lần thể tích hạt được xử lý. Sau khi xử lý hạt phải được rửa sạch để loại bỏ các chất phân giải do thuỷ phân. Thời gian rửa phụ thuộc vào tác nhân xử lý và tốt nhất nên rửa nhiều giờ dưới vòi nước chảy.
4 .3.3. Hiệu quả và hiệu suất xử lý
Hiệu quả = [số đột biến tạo ra trên một đơn vị liều lượng] (ví dụ trên cường độ đo bằng Gy hay số miligram hóa chất trong lít) x [thời gian xử lý]
Hiệu suất = tỉ số giữa thay đổi (đột biến mong muốn với hệ quả không mong muốn (như cây bị bất dục hoặc chết) = số đột biến (số đột biến diệp lục) trên 100 bông M1 (hoặc 100 cây con M2) chia cho tỉ lệ cây bị tổn thương, chết hoặc bất dục
4 4