(Nguồn: kết quả tính tốn của tác giả)
4.5.Kiểm định lợi thế cạnh tranh với các biến định tính
4.5.1. Kiểm định lợi thế cạnh tranh theo qui mô doanh nghiệp
Theo như kế quả Test of Homogeneity of Variances (xem bảng 4.22) với mức ý nghĩa Sig.=0.882 > 0.05 chứng tỏ phương sai đánh giá về lợi thế cạnh tranh theo qui mô doanh nghiệp là khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Do đó, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dung được.
Bảng 4.22: Kết quả Test of Homogeneity of Variances
Kiểm định Levene Df1 Df2 Sig.
.126 2 273 .882
Mặt khác, qua kết quả ANOVA (thể hiện ở bảng 4.23) cho thế với mức ý nghĩa Sig.=0.189 >0.05 nên có thể kết luận khơng có sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh theo qui mô doanh nghiệp.
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo qui mơ doanh nghiệp
Tổng bình phương Df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm 1.171 2 .585 1.674 .189 Trong nhóm 95.459 273 .350 Tổng 96.630 275 4.6.Tóm tắt chương 4
(Nguồn: kết quả tính tốn của tác giả)
Chương này đã trình bày các kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu thu thập. Trong đó, mẫu nghiên cứu N = 276. Đã được thống kê theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên của đối tượng được khảo sát. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá (EFA), mơ hình nghiên cứu có 8 yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: (1) CCTC, (2) VHDN, (3) NNT, (4) CNTT, (5) TTTT, (6) CDTT, (7) ADTT và (8) BVTT.
Sau đó, tác giả thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích cho thấy có 8 yếu tố tác động dương đến lợi thế cạnh tranh: (1) CCTC, (2) VHDN, (3) NNT, (4) CNTT, (5) TTTT, (6) CDTT, (7) ADTT và (8) BVTT.
Bên cạnh đó, kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy qui mơ doanh nghiệp khơng có sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh.
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 4 trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16 cho phép ta loại biến và kiểm định mơ hình cũng như phân tích hệ số hồi quy của mơ hình. Chương này bao gồm ba phần chính, phần thức nhất thảo luận kết quả nghiên cứu, phần thứ hai đưa ra một số kiến nghị và phần còn lại là nên ra những hạn chế cũng như định hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1.Thảo luận kết quả nghiên cứu
Bảng 5.1: Thống kê mô tả các giá trị thang đo
Beta N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Cơ cấu tổ chức 0.118 276 2.00 5.00 3.9750
Văn hóa doanh nghiệp 0.236 276 2.80 5.00 4.0283
Nguồn nhân lực 0.154 276 1.50 5.00 3.8949
Công nghệ thông tin 0.143 276 1.30 5.00 3.6667
Thu thập tri thức 0.158 276 2.30 5.00 3.6007
Chuyển đổi tri thức 0.163 276 2.80 4.80 3.6732
Áp dụng tri thức 0.259 276 2.30 5.00 4.0496
Bảo vệ tri thức 0.150 276 1.80 5.00 3.7576
(Nguồn: kết quả tính tốn của tác giả)
Qua phân tích kết quả khảo sát nghiên cứu 276 nhà quản trị đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng cho thấy có 8 yếu tố thuộc quản lý tri thức ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó là:
Áp
dụng tri thức có hệ số β = 0.259, sig. = 0.000, kết quả này chứng tỏ đây là yếu tố có tác động mạnh nhất trong 8 thành phần của quản lý tri thức đến lợi thế cạnh tranh. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Que (2010). Máy móc, thiết bị và công nghệ là những công cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các loại vật liệu xây dựng mới bền hơn, nhẹ hơn và chịu lực tốt hơn; bên cạnh đó là các thiết bị máy móc hoạt động hồn tồn tự động và bán tự động giúp giải phóng sức lao động con người; thêm vào đó là những cơng nghệ thi cơng tiên tiến giúp cho việc xây dựng trở nên nhanh chóng hơn, tiết kiệm được nhiều hơn thời gian và chi phí. Việc áp dụng những tri thứ mới đã các doanh nghiệp giúp cải thiện được hiệu quả kinh doanh. Theo kết quả khảo sát thì giá trị trung bình cho yếu tố áp dụng tri thức
là 4.05, kết quả nay chưa phải là cao. Do vậy các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng cần chú trọng hơn vấn đề áp dụng tri thức.
Văn
hóa doanh nghiệp có hệ số β = 0.236, sig. = 0.000 được xếp ở vị trí thứ hai. Kết quả này chứng tỏ đây là một yếu tố có tác động mạnh trong 8 thành phần của quản lý tri thức đến lợi thế cạnh tranh. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Que (2010). Thực tế đã chứng minh Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hố doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách riêng biệt của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thêm vào đó, đặc thù của ngành xây dựng là sự hợp tác, đoàn kết và tâm huyết cao của một tập thể cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ giữa người với người, làm cho mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn, mọi người trở nên gần gũi nhau hơn. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì giá trị trung bình của yếu tố văn hóa doanh nghiệp là 4.03 cho thấy thực tế văn hóa doanh nghiệp chưa thật sự cao, các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng cần quan tâm hơn nữa để hoạt động văn hóa doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn.
Thu
thập tri thức có có hệ số β = 0.163, sig. = 0.000. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng trở nên thành cơng đồng thời có khơng ít doanh nghiệp rơi vào cảnh nợ nần và thậm chi là phá sản mặc dù cùng điều kiện và cơ hội kinh doanh. Vấn đề ở đây là sự lĩnh hội những nguồn tri trức mới của các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng là không giống nhau. Thực tế đã chứng minh những doanh nghiệp thu thập tri thức tốt ngày càng trở nên giàu có, giàu có ở đây ám chỉ ở tầm nhìn và bắt kịp xu thế mới của thế giới. Công tác đầu tư thiết bị máy móc, cơng nghệ hiện đại đang được xem là quốc sách của các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng. Mặc dù vậy, theo kết quả khảo sát thì giá trị trung bình của yếu tố thu thập tri thức là 3.6, giá trị này chỉ ở trên mức trung bình. Kết quả cho thấy trên thực tế các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng chưa thật sự để tâm đến hoạt
động thu thập tri thức. Doanh nghiệp cần chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa để có thể phát triển cao hơn, xa hơn trong tương lai.
Chuyển đổi tri thức có hệ số β = 0.158, sig. = 0.000 cho phép ta khẳng định yếu tố chuyển đổi tri thức là một yếu tố có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi tri thức đang là hoạt động quan trọng trong các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng. Dưới sự chỉ dẫn của cán bộ lãnh đạo, của những người có kinh nghiệm, hoạt động chuyển đổi tri thức nhanh chóng góp phần vào sự thành cơng của doanh nghiệp. Hiện nay, hoạt động chuyển đổi tri thức đã và đang được đẩy mạnh ở các doanh nghiệp, thơng qua đó các thành viên có thể hiểu được và lấy đó làm nền tảng, làm cơ sở để bảo đảm quy trình hoạt động cũng như hiệu quả làm việc, đóng góp vào mục tiêu chung. Nói cách khác, khi đã có nguồn thu thì phải có “bộ máy tiêu hóa” – chức năng chính của “bộ máy tiêu hóa” đó là chọn lọc, tích lũy và phân tán sang các cá thể, các thành viên. Bộ máy tiêu hóa đó chính là q trình chuyển đổi và chia sẻ tri thức. Thơng qua đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng vượt qua khó khăn và trở ngại. Kết quả khảo sát cho thấy giá trị trung bình của hoạt động chuyển đổi tri thức là 3.67 cho thấy hoạt động này chưa được chú trọng cao, doanh nghiệp cần chú trọng hơn hoạt động này, cần phải đẩy mạnh và phát triển để hoạt động chuyển đổi tri thức có thể tạo thành một trong những điểm mạnh trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Công nghệ thông tin có hệ số β = 0.154, sig. = 0.002 cho phép ta khẳng định yếu tố cơng nghệ thơng tin là một yếu tố có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ thông tin luôn mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng nói riêng. Sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng hiện nay một phần là sự đóng góp hết sức to lớn của cơng nghệ thơng tin. Công nghệ thông tin tác động và gây ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của ngành xây dựng. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng nguồn tri thức dồi dào, đa dạng và giúp xây dựng mối quan hệ rộng khắp, mang tính bền vững. Thơng qua đó, các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tiết kiệm được chi phí hoạt động
và cũng như hoạt động Marketing thật sự có hiệu quả cao. Giá trị trung bình của cơng nghệ thông tin là 3.67 cho thấy thực tế các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng vẫn chưa quan tâm đúng mức. Doanh nghiệp cần được đẩy mạnh và chú trọng nhiều hơn.
Nguồn nhân lực có hệ số β = 0.150, sig. = 0.001, kết quả này chứng tỏ đây cũng là một yếu tố có tác động mạnh trong 8 thành phần của quản lý tri thức đến lợi thế cạnh tranh. Thực tế cho thấy thành công của các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng luôn được gắn liền với nguồn nhân lực. Nguồn lực ln là lực lượng nịng cốt trong hoạt động của doanh nghiệp, máy móc hiện đại khơng thể thay thế được họ, bởi vì họ sáng tạo ra quy luật, định hướng cho các hoạt động xây dựng trong khi đó máy móc chỉ mang tính mơ phỏng theo sau. Những kỹ năng, kỹ xảo này được hình thành qua thời gian rất dài. Một trong những đặc thù của ngành xây dựng đó là một lĩnh vực làm việc có sự tương tác đa dạng, tất cả đều hướng về mục tiêu chung của doanh nghiệp, một người khơng thể làm được gì nhưng nhiều người thì mang lại thành cơng to lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, giá trị trung bình cho yếu tố nguồn nhân lực là 3.89 cho thấy thực tế doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng chưa thật sự chú trọng nhiều đến nguồn nhân lực, mặc dù hoạt động của doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng luôn được gắn liền với yếu tố này. Trong xu thế mới hiện nay, máy móc đang dần thay thế sức lao động của con người. Do đó, các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng cần đầu tư cho nguồn nhân lực hơn nữa, cần đẩy mạnh công tác giáo dục, bổ túc và đạo tạo thêm cho nguồn nhân lực, nhằm nâng cao những kỹ năng kỹ xảo cá nhân, từ đó doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng mới có thể tiến xa hơn nữa trong tương lai.
Bảo
vệ tri thức có hệ số β = 0.143, sig. = 0.001. Tri thức là tài sản của doanh nghiệp nói riêng và các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng nói riêng. Thực tể đã cho thấy ngày càng có nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp đã nhìn nhận được giá trị cốt lõi mang đến thành cơng của doanh nghiệp, đó là con người chứ khơng phải những cỗ máy sản xuất hữu hình hay những tịa nhà lớn... Chính xác hơn, tri thức của các cá nhân là tài sản vô giá đối với doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng. Tri
thức, ở đây là sự hiểu biết, tri thức, kỹ thuật cá nhân và kinh nghiệm của nhân sự trong công việc, quan hệ đối tác... Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ tri thức. Theo như kết quả khảo sát thì giá trị trung bình của hoạt động bảo vệ tri thức là 3.76, giá trị này chỉ nằm ở mức trên trung bình. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng vẫn chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ tri thức, chưa thấy được hậu quả không lường trước được khi để tri thức thất thốt ra ngồi – đó là sự tổn hại lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng. Do đó, các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng cần chú trọng và phát triển hoạt động bảo vệ tri thức mạnh hơn nữa.
Cơ
cấu tổ chức có hệ số β = 0.118, sig. = 0.014, kết quả này chứng tỏ đây cũng là một yếu tố có tác động mạnh trong 8 thành phần của quản lý tri thức đến lợi thế cạnh tranh. Sau khi hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng bắt đầu bước vào một sân chơi mới với sự cạnh tranh bình đẳng mà ở đó sẽ khơng còn sự ưu đãi hay bảo hộ nào. Một trong những mặt yếu kém nổi bật của các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại Việt Nam đó là chưa thực sự đổi mới tư duy trong quản lý và tổ chức, chưa thật sự dám chuyển mình để có thể hịa nhập. Sự sắp xếp, thay đổi một cách toàn diện, theo quy trình chuẩn tạo nên khả năng lợi thế cạnh tranh bền vững, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Theo như kết quả khảo sát thì giá trị trung bình của cơ cấu tổ chức là 3.98 cho thấy thực tế các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm lắm đến yếu tố này, cơ cấu tổ chức là đột xương sống của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng cần một chiến lược phát triển bền vững hơn.
5.2.Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý giúp các nhà quản lý của các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại Việt Nam xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó xây dựng những chính sách phù hợp để nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Áp dụng tri thức: Doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng cần chú trọng hoạt
động áp dụng những tri thức mới, cần liên tục cập nhật những công nghệ tiến bộ mới về vật liệu, về biện pháp thi cơng, về trang thiết bị máy móc… để từ đó doanh nghiệp có thể bắt kịp được xu thế thời đại và tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của thị trường, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Thêm vào đó thơng qua hoạt động áp dụng tri thức để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cần gắn liền hoạt động áp dụng tri thức vào mục đích cải tạo năng suất hoạt động và hoạch định những chiến lược cạnh tranh hiệu quả mới.
Văn hóa doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng cần chú trọng
hơn vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cần được tạo ra khơng chỉ ở hình thức mà cịn phải thật sự sâu sắc, thực tế, duy trì phát triển và phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Biến văn hóa doanh nghiệp trở thành hoạt động xuyên suốt trong q trình hoạt động của doanh nghiệp. Đo đó, doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp (có thể thuê tư vấn viên hoặc tự trang bị thông qua các hội thảo, các khóa đào tạo ngắn hạn) bên cạnh đó cần có sự ủng hộ tích cực của các nhà lãnh đạo. Các doanh nghiệp cần xây dựng nên những chương trình đào tạo kỹ năng ngắn hạn giúp cho người lao động được nâng cao kỹ năng kỹ xảo giúp cho họ được phát triển xa hơn từ đó năng suất sẽ đạt được cao hơn. Điều quan trọng không kém là hoạt động tuyên truyền và cán