CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5. xuất mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh
thế cạnh tranh
Xây dựng là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước. Hơn thế nữa, đầu tư xây dựng gắn liền với việc ứng dụng các cơng nghệ hiện đại do đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật đối với các ngành sản xuất vật chất. Nó có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và quỹ tích luỹ nói riêng với vốn đầu tư, tài trợ của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng.
So với các ngành sản xuất khác, xây dựng có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây dựng và quá trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành.
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có quy mơ lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn địi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiến bộ xã hội để tránh bị lạc hậu. Phong cách kiến trúc và kiểu dáng một sản phẩm cần phải phù hợp với văn hoá dân tộc. Trên thực tế, đã có khơng ít các cơng trình xây dựng trở thành biểu tượng của một quốc gia như chùa Một cột ở Hà nội, tháp Ephen ở Pari... và do đó chất lượng của các cơng trình xây dựng cũng phải được đặc biệt chú ý. Nó khơng chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của cơng trình và cịn ảnh hưởng tới sự an toàn cho người sử dụng.
Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp phát huy tác dụng về mặt kinh tế, chính trị, kế tốn, nghệ thuật... Nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập, mỗi một cơng trình được xây dựng theo một thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá trị dự tốn riêng và tại một địa điểm nhất định, nơi sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Những đặc điểm này có tác động lớn tới giá trị sản xuất ngành xây dựng.
Quá trình từ khi khởi cơng cho đến khi hồn thành cơng trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc quy mơ và tính chất phức tạp về kỹ thuật
của từng cơng trình. Q trình thi cơng được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt... đòi hỏi các nhà xây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của nó.
Thơng qua các nghiên cứu của Shuang (2004), Moghaddam AZ và cộng sự (2013) và Que (2010) cho thấy có nhiều yếu tố tương đồng, bên cạnh đó nghiên cứu của Que (2010) có yếu tố tác động đến lợi thế cạnh tranh tương đồng với nghiên của của tác giả, phù hợp với môi trường nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở những đặc điểm của ngành cho thấy những nét tương đồng với nghiên cứu của Que (2010), tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp gồm các thành phần: (1) Văn hóa doanh nghiệp, (2) cơ cấu tổ chức, (3) nguồn nhân lực, (4) công nghệ thông tin, (5) thu thập tri thức, (6) ứng dụng tri thức, (7) chuyển đổi tri thức và (8) bảo vệ tri thức. Trong đó:
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định được hành vi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp, mang lại cho doanh nghiệp một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian (Michel Amiel và cộng sự, 2002). Văn hóa tạo nên mối quan hệ giữa cá nhân và doanh nghiệp, tạo ra môi trường cho sự tương tác giữa các thành viên với nhau. Nền văn hóa được hình thành từ những tri thức mới cịn mơ hồ dần dần hồn thiện và cuối cùng được phân phối vào trong các doanh nghiệp.
Vai trị của văn hóa doanh nghiệp như một nguồn lực mạnh mẽ quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Theo như nghiên cứu của Barney (1986) cho rằng các doanh nghiệp khơng có nền văn hóa doanh nghiệp sẽ khơng thể duy trì hiệu suất cao. Hơn nữa, doanh nghiệp có một nền văn hóa tốt sẽ hỗ trợ và khuyến khích sự đổi mới hợp tác, hơn nữa nó cung cấp một lợi thế cạnh tranh bền vững, nuôi dưỡng và duy trì những đặc tính văn hóa tốt đẹp (Barney, 1986). Tương tự như vậy, Hibbard (1998) lập luận rằng văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quyết định hiệu
năng doanh nghiệp, để cạnh tranh, có được khả năng sử dụng thơng tin về khách hàng, nâng cao sản phẩm, dịch vụ và nguồn lực. Nói cách khác, các doanh nghiệp có thể vượt qua rào cản văn hóa thơng qua việc chia sẻ tri thức (Soley và Pandya, 2003). Trong thực tế, các doanh nghiệp thành cơng nhất (những doanh nghiệp có lợi nhuận bền vững và lợi nhuận tài chính) như Coca -Cola, Disney, General Electric, Microsoft và Toyota có một mơi trường làm việc kích thích được nhân viên của họ làm việc một cách hiệu quả mang lại những giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cho doanh nghiệp (Cameron và Quinn, 1999).
Nghiên cứu của Moghaddam AZ và cộng sự (2013), Que (2010), Chuang (2004) đã chứng minh mối quan hệ dương giữa văn hóa doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giả thuyết H1: có mối quan hệ dương giữa văn hóa tố chức và lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức là các bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu
phản ánh chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức là động lực chính của sự thay đổi, là đốt xương sống của mọi doanh nghiệp (Wang, 2003). Tác giả Schein (1988) đã đề xuất ba cấp bậc: Tổ chức hệ thống phân cấp, trong đó có các cấp bậc trong một doanh nghiệp tương tự như sơ đồ doanh nghiệp; hệ thống chức năng trong đó xác định các loại công việc khác nhau được thực hiện và hệ thống điều khiển trung tâm, đây cũng là cơ quan quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Điều đáng chú ý ở đây là mối quan hệ trong mơi trường làm việc, hình thức doanh nghiệp và chức năng chung của quá trình chuyển đổi cơ cấu liên quan đến một kịch bản trong đó cơ cấu truyền thống sẽ được thay thế bằng cơ cấu mới linh hoạt hơn (Piercy và Cravens, 1994). Nói cách khác, cơ cấu tổ chức trong môi trường kinh doanh đầy biến động thiếu đi tính linh hoạt được bắt nguồn từ sự quan liêu cứng nhắc gây cản trở quá trình tiếp nhận của tri thức (Cross, 2000). Do đó, một loạt các hình thức mới của cơ cấu tổ chức đã nổi lên trong nền kinh tế mới như doanh nghiệp mạng lưới, các doanh nghiệp dựa trên tri thức, doanh nghiệp ảo
(Wang, 2003). Theo Dilnutt (2000) kết luận rằng cơ cấu tổ chức có thể gây ức chế hoặc kích hoạt hiệu quả hoạt động của quản lý tri thức thông qua các cấu trúc hiện hữu, các cấu trúc này có thể tạo điều kiện để hình thành tri thức mới. Theo các nghiên cứu đã đề cập đến đã chứng minh được mối quan hệ dương giữa cơ cấu tổ chức với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giả thuyết H2: có mối quan hệ dương giữa cơ cấu tổ chức và lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực là nguồn lực chứa đựng các yếu tố vật chất, tinh thần, tạo nên
năng lực cũng như sức mạnh phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp (Wang, 2003). Các kỹ năng và tri thức chỉ được thể hiện trong lao động và thường gắn kết với khái niệm năng lực cốt lõi và do đó người lao động trở nên quan trọng nhất trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ơng lập luận rằng có ít nhất ba loại kỹ năng cấu thành nên năng lực cốt lõi này: kỹ thuật, công nghệ và kỹ năng. Hai năng lực đầu tiên có thể dễ dàng sao chép thơng qua giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, kỹ năng không dễ dàng bắt chước được và nó cần thời gian để hình thành (Leonard, 1995).
Bên cạnh đó, mối quan hệ dương giữa yếu tố nguồn nhân lực với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng đã được đề cập trong các nghiên cứu của Moghaddam AZ và cộng sự (2013), Que (2010), Chuang (2004).
Giả thuyết H3: có mối quan hệ dương giữa nguồn nhân lực và lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nghiên thông tin rất phong phú và đầy tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội loài người (theo nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993). Cơng nghệ thơng tin có liên quan mật thiết đến quá trình quản lý tri thức (Dilnutt, 2000) bởi vì: thứ nhất, hệ thống thông tin hiện nay là rất cần thiết cho việc lưu trữ và truy xuất thông tin và tri thức rõ ràng (Davenport và Prusak, 1998). Thứ hai, do tác động của tồn cầu hóa, cơng nghệ
thơng tin tạo điều kiện cho hợp tác làm việc theo nhóm, chia sẻ tri thức và hội nhập (Teece và cộng sự, 1998).
Vai trị của cơng nghệ thơng tin trong việc hỗ trợ quá trình quản lý tri thức được nhấn mạnh bởi nhiều tác giả như Davenport và Prusak (1998) đề xuất các ứng dụng công nghệ thông tin là một phần mang lại hiệu quả cho quá trình quản lý tri thức, được thể hiện qua các mảng kinh doanh thông minh, hợp tác, phân phối, khám phá tri thức, lập bản đồ tri thức, khai thác cơ hội, cũng như an ninh. Trong khi đó, sự kết hợp của các công cụ kỹ thuật khác nhau là hết sức cần thiết. Mặc dù công nghệ thơng tin tạo thuận lợi cho q trình quản lý tri thức, nhưng khi áp dụng nếu thiếu đi tính khoa học, lãng phí, khơng cần thiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quản lý tri thức (Leonard, 1995). Hơn nữa, Dilnutt (2000) cũng kết luận rằng bản thân công nghệ không phải là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quản lý tri thức nếu thiếu nó q trình sẽ trở nên khó khăn. Mối quan hệ này cũng được đề cập trong các nghiên cứu của Moghaddam AZ và cộng sự (2013), Que (2010), Chuang (2004).
Giả thuyết H4: có mối quan hệ dương giữa cơng nghệ thông tin và lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Thu thập tri thức là những định hướng về thu thập tri thức có thể được mơ tả
bằng nhiều thuật ngữ khác như tiếp thu, tìm kiếm, tạo ra, nắm bắt và cộng tác, tất cả đều có một mục đích chung - tích lũy kiến thức (Yellow và cộng sự, 2001). Theo Chakravarthy (2005) tri thức được tích lũy khi các cá thể trong doanh nghiệp hợp nhất lại thành một tập thể thống nhất từ đó tạo nên sự gia tăng những hiểu biết mới.
Thu thập tri thức và mua lại tri thức được gọi chung là tạo ra tri thức của doanh nghiệp và là hai nguồn cung ứng quan trọng để giúp cho doanh nghiệp có được những tri thức mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tri thức mới với sự phát triển của tổ chức thông qua hiệu quả hoạt động của của doanh nghiệp khi ứng dụng tri thức mới (Massa và cộng sự, 2010). Tri thức mới được tạo ra từ các cá nhân và nhiều khi là sự đóng góp của một thập thể (Hansen, 1999).
Giả thuyết H5: có mối quan hệ dương giữa yếu tố thu thập tri thức và lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chuyển đổi tri thức là những định hướng cho nền tri thức hiện hữu (Yellow và
cộng sự, 2001), chuyển đổi tri thức có thể được thực hiện thơng qua một số các quá trình, mơ tả hay diễn giải (Marshall và cộng sự, 1996), tích hợp, kết hợp, cấu trúc, phối hợp hoặc phân phối tri thức (Davenport và cộng sự, 1998).
Theo Lee và Choi (2003), kiến thức là một cái gì đó khơng thể chia sẻ dễ dàng và một cách nhanh chóng được, do đó cần phải được chuyển đổi và hấp thu để có thể sử dụng hiệu quả. Đầu tiên, khơng có tiêu chuẩn chung, cũng khơng có phương thức cụ thể để chuyển đổi tri thức và điều này tạo nên khó khăn trong quá trình quản lý tri thức (Davenport và cộng sự, 1998). Thứ hai, kiến thức cần được lồng ghép và kết hợp (Zahra và cộng sự, 1999). Cuối cùng, kiến thức nên được phân phối cho các đơn vị tổ chức, với mục đích là kiểm chứng thực nghiệm, kế thừa và phát triển nguồn tri thức mới (Massa và cộng sự, 2010). Do đó, chia sẻ tri thức cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng dương đến lợi thế cạnh tranh và mối quan hệ này được thể hiện trong nghiên cứu của Que (2010).
Giả thuyết H6: có mối quan hệ dương giữa yếu tố chuyển đổi tri thức và lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Áp dụng tri thức là những định hướng về việc ứng dụng thực tế của tri thức (Yellow và cộng sự, 2001). Việc áp dụng tri thức làm cho tri thức trở nên tích cực hơn và tạo ra giá trị cho các hoạt động của doanh nghiệp (Bhatt, 2001). Q trình có liên quan đến việc áp dụng các tri thức có trong các tài liệu bao gồm lưu trữ, sử dụng, ứng dụng, đóng góp và chia sẻ (Almeida, 1996).
Theo Nielsen (2006), tri thức phải được khai thác thông qua nhiều cách và cần áp dụng trong nhiều lĩnh vực nếu có thể (Hamel, 2002). Trong khi đó, hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng khai thác các nguồn tài nguyên tri thức để cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng (Nielsen, 2006). Nhiều nghiên cứu cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ việc áp dụng tri thức mới (Grant, 1991). Ứng dụng có hiệu quả các tri thức mới giúp
các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất hoạt động và giảm được chi phí sản xuất (Davenport và Klahr, 1998).
Giả thuyết H7: có mối quan hệ dương giữa yếu tố áp dụng tri thức và lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bảo vệ tri thức: là những chiến lược tạo ra rào cản cần thiết để nền tri thức của
một doanh nghiệp tránh khỏi việc sử dụng trái phép hoặc trộm cắp từ các đối thủ, đối tác (Yellow và cộng sự, 2001). Cụ thể hơn, theo Appleyard (1996) bảo vệ tri thức bao gồm các hoạt động tìm cách duy trì tính chất độc quyền của một doanh nghiệp, trong đó bao gồm việc tìm kiếm sự bảo vệ từ pháp luật, thiết kế chính sách để gia tăng doanh thu thông qua chuyển nhượng, bán bản quyền, và giáo dục nhân viên của họ rằng không nên chia sẻ với đồng nghiệp của họ khi chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp cũng có thể có một loạt các hành động khiến cho việc bắt chước là hết sức khó khăn như làm cho tri thức trở nên phức tạp và hết sức cô đặc (Dierickx và cộng sự, 1989).
Tri thức tạo ra những chiến lược cạnh tranh hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng để duy trì được cần phải có những chiến lược bảo vệ hiệu quả (Chakravarthy, 2005). Bởi vì lợi thế cạnh tranh như một tài sản rất hiếm và không để đối thủ bắt chước được (Barney, 1991). Do đó, bảo vệ tri thức rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Giả thuyết H8: có mối quan hệ dương giữa yếu tố bảo vệ tri thức và lợi thế
Văn hóa doanh nghiệp H1+
Cơ cấu doanh nghiệp H2
+ H3+ H4+ Lợi thế Cạnh tranh H5+ H6+
Chuyển đổi tri thức
H7+
Áp dụng tri thức
H8+
Bảo vệ tri thức
Như vậy, có thể biểu diễn mơ hình nghiên cứu như sau:
Nguồn nhân lực Cơng nghệ
thơng tin Thu thập tri thức
Hình 2.4: Mơ hình đề xuất về mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh
Tóm tắt chương 2
Chương này chủ yếu giới thiệu cơ sở lý thuyết về tri thức, quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, một số lý thuyết về mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh, cùng với đó là những khái niệm thành phần. Trên cơ sở nền tản của các nghiên cứu trước đó, tác giả đề xuất mơ hình về mối quan hệ giữa