Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm vật tư, sản phẩm, hàng hóa

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 30 - 32)

->2 nguồn tăng:

Đơn vị mua ngồi phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh (C4-Chu kỳ MV-TT) Đơn vị sản xuất ra nhập kho TP (Phải đảm bảo: có đầy đủ căn cứ hợp lý, ghi chép đầy đủ,

đúng đối tượng, đúng kỳ…)

2 loại nghiệp vụ:

- Xuất kho sản phẩm để bán (C3-Chu kỳ BH-TT)

- Xuất kho vật tư để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

-> Các thông tin cần kiểm tra:

• Kiểm tra giá vốn HTK khi xuất bán

• Kiểm tra nghiệp vụ xuất vật tư cho sản xuất

-> Thủ tục kiểm tra chi tiết giá vốn HTK khi xuất bán

- Thu thập số liệu về số lượng hàng tồn kho được tiêu thụ trong kỳ từ kết quả kiểm toán chu kỳ Bán hàng và thu tiền, tiến hành xác định số ước tính về giá vốn hàng bán và so sánh với tổng giá vốn hàng bán đã xác định của đơn vị;

- Tiến hành kiểm tra phương pháp mà đơn vị đã áp dụng để xác định trị giá xuất kho của sản phẩm, vật tư, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp của các chính sách này với các quy định hiện hành và điều kiện thực tế của đơn vị; đánh giá tính nhất quán của các phương pháp mà đơn vị áp dụng với các kỳ trước.

Trong trường hợp có sự thay đổi về phương pháp xác định so với các kỳ trước KTV sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lý của các giải trình mà đơn vị đưa ra chơ sự thay đổi phương pháp tính (Việc thay đổi phương pháp tính đơi khi là rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của đơn vị trong kỳ). Đồng thời KTV phải xem xét sự

30

điều chỉnh hoặc trình bày các thơng tin về sự thay đổi phương pháp tính của đơn vị trên các Báo cáo tài chính.

-> Thủ tục kiểm tra chi tiết giá vốn HTK khi xuất bán

- Đối chiếu số liệu để đảm bảo sự phù hợp về số lượng hàng tồn kho đã xuất bán trong kỳ trên các Sổ chi tiết hàng tồn kho với số liệu của bộ phận kế toán bán hàng, cũng như số liệu của Bộ phận bán hàng trong kỳ.

- Có thể chọn mẫu một số mặt hàng, hoặc một số nghiệp vụ để kiểm tra lại kết quả tính tốn.

- Kiểm tra lại các nghiệp vụ xuất kho tiêu thụ phát sinh vào các thời điểm cuối niên độ kế toán và đầu niên độ kế toán sau để đảm bảo các nghiệp vụ này được ghi nhận đúng kỳ và phù hợp với việc ghi nhận doanh thu của đơn vị. Việc kiểm tra các nghiệp vụ này có thể tiến hành kết hợp với quá trình kkê hàng tồn kho cuối kỳ.

- Kiểm tra các nghiệp vụ hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ, hàng gửi đại lý, ký gửi…để đảm bảo rằng giá vốn của những lô hàng này chưa được phán ánh vào giá vốn hàng bán trong kỳ mà phải được báo cáo trong trị giá hàng tồn kho cuối kỳ…

-> Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ xuất vật tư cho SX

Mục tiêu kiểm toán cơ bản nhất đối với các nghiệp vụ này cũng là việc đánh giá và xác định giá trị các khoản vật tư, sản phẩm, hàng hóa xuất kho là đúng đắn (mục tiêu tính tốn và đánh giá); cũng như việc phản ánh các nghiệp vụ xuất kho vào các khoản chi phí có liên quan là đầy đủ và phù hợp nội dung của các khoản chi phí được tập hợp trong kỳ của đơn vị (mục tiêu đầy đủ và đúng đắn).

-> Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ xuất vật tư cho SX

Các mục tiêu kiểm tốn khác sẽ được thực hiện trong q trình kiểm tốn các nghiệp vụ tập hợp chi phí trong kỳ của đơn vị. Để thực hiện các mục tiêu kiểm tốn này thì các thủ tục kiểm tốn mà KTV có thể sử dụng là:

- Đối với việc xác định trị giá thực tế vật tư xuất kho được tiến hành tương tự như trên (tức là áp dụng các thủ tục kiểm toán tương tự đối với sản phẩm, vật tư, hàng hóa xuất tiêu thụ trong kỳ)

- Đối chiếu số liệu trên các Bảng kê xuất vật tư với số liệu trên các Bảng phân bổ vật tư và số liệu trên các Sổ chi tiết chi phí để đảm bảo các nghiệp vụ xuất vật tư cho quá trình sản xuất, kinh doanh đều được phản ánh đầy đủ vào các Sổ kế tốn chi phí.

- Đối chiếu mục đích xuất dùng vật tư trên các phiếu xuất kho, với các yêu cầu lĩnh vật tư đã được phê duyệt và Sổ chi tiết chi phí cũng như Bảng phân bổ vật tư để đảm bảo giá trị các khoản vật tư xuất dùng được phản ánh đúng vào các khoản chi phí có liên quan.

Một số thủ tục khác:

Xem xét các chính sách của doanh nghiệp khi xác định giá thực tế của HTK xuất kho (Chính sách xuất kho như NVL, CCDC vào sử dụng hay thành phẩm, hành hoá để bán

Đối chiếu trị giá NVL xuất kho với chi phí NVL ở các bộ phận như 621, 627, 641, 642. Đối chiếu số lượng vật tư xuất dùng cho các phân xưởng với các báo cáo sử dụng vật tư ở phân xưởng để phát hiện nhiều sai lệch nếu có.

-> Giá trị vật liệu xuất kho khác tổng chi phí ở các bộ phận vì: -1 bộ phận vật tư cịn thừa khơng dùng hết.

- Quá trình bảo quản bị hao hụt mất mát.

31

Đối chiếu chi phí khấu hao, chi phí = tiền, chi phí tiền lương với các số kỳ 214, 111, 112, 334…

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)