3 Dày 0, 0,1 Hiệu quả trung bình 4 Rất dày 0,10,0 Hiệu quả thấp
2.3.1.3. Phân loại theo vị trí diễn ra q trình ảnh hưởng đến khả năng làm việc của màn chắn
năng làm việc của màn chắn
Khi nổ mìn tạo màn chắn người ta phân chia các quá trình xẩy ra trong khối đá, trên bề mặt của nó, phía sau vùng “Phá hủy – màn chắn – bảo vệ”, trong màn chắn.
Trong nhiều trường hợp, bên cạnh hiện tượng phản xạ và khúc xạ sóng nổ, ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả màn chắn là độ gần và hình dạng bề mặt do, sự nhiễu xạ tại những điểm góc của màn chắn, độ ẩm mơi trường…
Những quá trình xảy ra trong khối đá và trên bề mặt của nó thường được phát sinh và phát triển cục bộ… Những quá trình liên quan đến tạo màn chắn thuộc về những dạng khác nhau của tác dụng sóng (sóng phẳng, cong, khối, mặt, sóng tới, phản xạ, khúc xạ…)
Màn chắn có thể phân bố gần, trung bình và xa vùng nổ, kích thước của nó được xác định bởi khối lượng thuốc nổ và tính chất đất đá. Vùng gần sóng có biên độ, tần số cao và chiều dài bước sóng nhỏ. Trong đó người ta phân ra vùng nén có cường độ nén và đập vỡ đất đá mạnh. Giới hạn của vùng này được xác định:
Rn = (14)rt , (2.8)
Trong đó:
Rn- Bán kính vùng nén; rt- Bán kính lượng thuốc.
Xa hơn là vùng phá vỡ bằng nứt nẻ tách và trượt. Giới hạn của vùng này là:
Rp = (550)rt , (2.9)
Tiếp đến là vùng chấn động, thể hiện chủ yếu là sóng đàn hồi và sóng chấn động biên độ nhỏ. Bán kính vùng này được xác định:
RC = (2001000)rt . (2.10)
Hiện tượng chắn sóng nổ có thể xảy ra ở sâu trong khối (ở đây lan truyền sóng khối), và trên bề mặt khối (ở đây lan truyền sóng mặt có biên độ nhỏ).