Hợp lý hóa vị trí màn chắn khi điểu khiển nổ

Một phần của tài liệu Bài giảng Nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá bằng nổ mìn trong khai thác mỏ: Phần 1 (Dùng cho trình độ Thạc sĩ) (Trang 34 - 35)

3 Dày 0,  0,1 Hiệu quả trung bình 4 Rất dày 0,10,0 Hiệu quả thấp

2.3.5. Hợp lý hóa vị trí màn chắn khi điểu khiển nổ

Hồn thiện phương pháp tiến hành cơng tác nổ mìn gần đối tượng bảo vệ trên cơ sở nổ tạo màn chắn là nhiệm vụ cần thiết trong công nghiệp mỏ, hiện nay có nhiều nhà chun mơn đang chú ý nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: theo quan điểm năng lượng thì tổng xung lượng cần thiết truyền cho mơi trường khi nổ có màn chắn nhỏ hơn so với những phương pháp hiện nay.

A.X.Vơlơk nghiên cứu q trình xảy ra trước, sau và trong màn chắn khi nổ đã xác lập được sự phụ thuộc của tổng chiều dài nứt nẻ trong vùng phá vỡ L

vào khoảng cách từ màn chắn đến trung tâm nổ Re, mật độ đất đá và tốc độ tới hạn U* tương ứng với ứng suất phá hủy tới hạn của xung lượng I cần thiết để phá vỡ đất đá:

 k I U eRek I U eRe ne L L 1  *   (2.24) Trong đó:

Ln- Tổng chiều dài nứt nẻ khi xung lượng phá hủy nhỏ nhất; k1- Hệ số thực nghiệm (k1=1,1);

e

 - Mật độ trung bình của môi trường trong màn chắn.

Điều kiện nổ với màn chắn cần được lựa chon sao cho tổng chiều dài nứt nẻ là cực đại, còn tỷ lệ đá quá cỡ là nhỏ nhất. Từ đó thấy rằng việc xác định các thơng số L, Re thể hiện tính quy luật sự tác dụng tương hỗ của sóng nổ với màn

chắn.

Để xác định những quy luật đó người ta đã tiến hành những thí nghiệm trên mơ hình khối từ khối đá vôi, granit với tỷ lệ tương đương 1:40 và tìm ra phương pháp xác định vị trí hợp lý của màn chắn.

Để kiểm tra phương pháp đã nêu người ta tiến hành nổ amônit No6 JV (với áp lực trung bình của sản phẩm nổ là 3.103 Mpa) trong đá vôi, granit, grabrô. Đối với đá vôi, hợp lý là Re/rt = 40, đối với granit - Re/rt = 42 và đối với grabrô - Re/rt = 50. Mức độ chắn sóng trong vùng bảo vệ khi nổ có màn chắn tăng trung bình 3 lần, cịn mức độ tạo nứt nẻ trong vùng phá vỡ tăng 1,6 lần. Nếu hợp lý hóa các thơng số khác nữa của màn chắn sóng B cịn tăng lên đáng kể.

Khi nổ đất đá cứng, tổng chiều dài nứt nẻ là lớn nhất khi sử dung màn chắn có những thơng số sau: a/d = 5, Re/rt =40, Lt/He = 0,3 (a- khoảng cách giữa các lượng thuốc của màn chắn, d- đường kính các lượng thuốc của màn chắn), còn khi nổ đất đá cứng trung bình: a/d = 10, Re/rt = 30, Lt/He = 0,3.

Bằng phương pháp ghi ảnh nhanh tác dụng tương hỗ của sóng với màn chắn và sự tạo thành nứt nẻ đã cho thấy khoảng cách hợp lý từ màn chắn đến lượng thuốc là (4060)rt.

Như vậy, hợp lý hóa các thơng số màn chắn cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả phá vỡ đất đá, sử dụng hợp lý hơn năng lượng nổ và giảm tác dụng chấn động trong vùng bảo vệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá bằng nổ mìn trong khai thác mỏ: Phần 1 (Dùng cho trình độ Thạc sĩ) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)