NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÍCH HỢP DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Chuong 1 ke toan quan tri va moi truong KD (Trang 25 - 27)

Hệ thống chuỗi cung cấp cũ của Nike đã được kết nối mong manh bởi 27 hệ thống máy tính khác nhau, hầu hết trong những hệ thống này không thể liên lạc với hệ thống khác. Những kết quả cho Nike có thể dự đoán trước được – các nhà bán lẻ thì hết những đơi giầy đang bán chạy và bị ứ đọng quần áo mà không thể bán được. Nike đã giành 500 triệu đô để khắc phục vấn đề này và các kết quả rất ấn tượng - thời gian để có được những kiểu giầy mới đến với giá của những người bán lẻ giảm từ chín xuống sáu tuần. Tỷ lệ giầy mà Nike làm không cần có đơn hàng chắc chắn từ người bán lẻ dã giảm từ 30% xuống 3%.

Hệ thống doanh nghiệp của Agri Beef đã cho phép các tài khoản phải thu của nó xử lý để hồn thành bằng cách kiểm tra hai lần thay vì đã được yêu cầu kiểm tra 22 lần. Như thủ quỹ Kim Stewart bình luận: “Bây giờ chúng tơi có thể ngay lập tức chuyển các giao dịch đến sổ cái chung của một bộ phận khác...Chỉ riêng sự thay đổi này đã tiết kiệm cho chúng tôi 200 giờ lao động/tháng.”

Nguồn: Stanley Holmes, “Một công ty Nike mới”, Business Week, 20/09/2004

Tầm quan trọng của quy tắc đạo đức trong kinh doanh

Một loạt những vụ bê bối tài chính lớn liên quan đến Enron, Tyco International, healthsouth, Adelphia Communications, WorldCom, Global Crossing, Rite Aid, và các công ty khác đã làm nổi lên những quan tâm lớn về quy tắc đạo đức trong kinh doanh. Các giám đốc và các công ty liên quan đến những vụ bê bối này đã phải gánh chịu hậu quả rất lớn - từ

số tiền phạt lớn đến việc đi tù và sụp đổ về tài chính. Việc nhận ra rằng hành vi đạo đức hồn toàn cần thiết đối với hoạt động chức năng trong nền kinh tế của chúng ta dẫn đến những thay đổi quy định to lớn, một vài thay đổi này chúng ta sẽ thảo luận sau trong phần quản lý doanh nghiệp. Nhưng tại sao hành vi đạo đức lại quan trọng như vậy? Đó khơng chỉ là vấn đề của thái độ “tốt”. Hành vi đạo đức là chất dầu bôi trơn giúp cho nền kinh tế hoạt động. Khơng có chất bơi trơn này, nền kinh tế sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn - sẽ ít sẵn sàng cho các khách hàng hơn, chất lượng sẽ thấp hơn, và giá cả sẽ cao hơn.

Lấy một ví dụ rất đơn giản. Giả sử rằng những người nông dân, người phân phối, những người bántạp phẩm thiếu trung thực sẽ cố gắng bán những quả táo bị sâu và như là những quả táo ngon và những người bán tạp phẩm sẽ từ chối nhận lại những quả táo sâu. Bạn sẽ làm gì nếu như bạn là người tiêu thụ những quả táo này? Bạn sẽ đến một người bán tạp phẩm khác? Nhưng nếu tất cả những người bán tạp phẩm đều làm như vậy thì sao? Vậy sau đó bạn sẽ làm gì? Có thể bạn sẽ ngừng mua táo và giành nhiều thời gian kiểm tra táo kỹ lưỡng trước khi mua. Những người khác thì cũng vậy. Bây giờ, bạn nhận thấy điều gì đã xảy ra. Bởi vì những người nông dân, người phân phối, người bán tạp phẩm không thể được tin tưởng nên việc bán táo sẽ bị giảm xuống và những người mua táo sẽ phải phí thời gian kiểm tra táo. Mọi người đều bị ảnh hưởng. Những người nông dân, người phân phối, và những người bán tạp phẩm sẽ kiếm được ít tiền hơn; khách hàng sẽ ăn táo ít hơn; và khách hàng sẽ phí thời gian để phát hiện ra những con sâu. Nói cách khác, khơng có niềm tin cơ sở trong sự liêm chính của kinh doanh, nền kinh tế sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. James Surowiecki đã tổng hợp quan điểm này như sau:

Nền kinh tế phát triển yêu cầu một mức độ an toàn lành mạnh trong sự tin tưởng và công bằng của mọi giao dịch. Nếu như bạn giả định rằng một vụ làm ăn tiềm năng sẽ bị gian lận và những sản phẩm bạnmua sẽ là những quả chanh chua thì rất ít việc kinh doanh sẽ được thực hiện. Quan trọng hơn, chi phí của những giao dịch này diễn ra sẽ cao cắt cổ vì bạn sẽ phải làm rất nhiều việc để điều tra mỗi vụ giao dịch và bạn sẽ phải dựa vào những đe doạ của những hành động hợp pháp để bắt tuân theo các hợp đồng. Đối với một nền kinh tế sẽ phát triển, những gì cần thiết không phải là niềm tin lạc quan rằng những người khác cũng sẽ có những lợi ích tốt nhất trong trái tim của họ, mà sự thận trọng của khách hàng vẫn còn là một sự thật quan trọng nhưng một sự tự tin cơ bản trong những hứa hẹn và những cam kết mà mọi người thực hiện đối với sản phẩm và dịch vụ của họ11.

Do vậy, để tốt cho mọi người bao gồm những cơng ty hoạt động vì lợi nhuận thì việc kinh doanh được thực hiện trong khn khổ đạo đức mà xây dựng lên và duy trì các niềm tin là rất cần thiết.

Viện Kế toán Quản trị (IMA) của Mỹ đã sử dụng một chuẩn mực đạo đức được gọi là

Báo cáo về Thói quen Đạo đức Nghề nghiệp mà miêu tả chi tiết trách nhiệm đạo đức của các

kế toán viên quản trị. Mặc dù, chuẩn mực này được phát triển riêng cho các kế tốn viên quản trị nhưng nó vẫn được ứng dụng rộng rãi hơn.

Thực tế trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Chuong 1 ke toan quan tri va moi truong KD (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)